I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS từ tiết 01 đến tiết 07 về chuyển động cơ học, vận tốc, lực ma sát và áp suất.
2. Năng lực:
- Năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Năng lực ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
- Năng lực kiến thức đã học vào việc giải các bài tập định tính và định lượng.
3. Phẩm chất: Trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận
TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS TU MƠ RÔNG TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA Môn Lớp Tuần Tiết Ngày soạn đề: Ngày kiểm tra: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS từ tiết 01 đến tiết 07 về chuyển động cơ học, vận tốc, lực ma sát và áp suất. 2. Năng lực: - Năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Năng lực ghi nhớ và tái hiện kiến thức. - Năng lực kiến thức đã học vào việc giải các bài tập định tính và định lượng. 3. Phẩm chất: Trung thực khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. III. MA TRẬN Cấp độ Chủ đề Nhận biết (TNKQ) Thông hiểu (TNKQ) Vận dụng Cộng Vận dụng (Tự luận) Vận dung cao (Tự luận) Chuyển động cơ học - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. - Biết các dạng chuyển động thường gặp và lấy được ví dụ trong thực tế. Số câu Số điểm Tỉ lệ 8 4 40% 8 4 40% Lực ma sát - Hiểu và nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. Số câu Số điểm Tỉ lệ 6 3 30% 6 3 30% Áp suất Viết được công thức tính áp suất và vận dụng được công thức tính áp suất để giải bài tập. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 1 2 20% Vận tốc Viết được công thức tính vận tốc và vận dụng công thức tính vận tốc để giải bài tập. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% Tống số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 8 4 40% 6 3 30% 1 2 20% 1 1 10% 16 10 100% ĐỀ: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau:(Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô đứng yên so với người lái xe. C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 3. Một ôtô trở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói: A. Ôtô đang chuyển động. B. Ôtô đang đứng yên. C. Hành khách đang chuyển động. D. Hành khách đang đứng yên. Câu 4. Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên những chuyển động sau đây: a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi. c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ. d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang. Câu 5. Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng? A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu. B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu. C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu. D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu. Câu 6. Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc phải là A. Trái Đất B. Vật đang đứng yên C. Vật gắn với Trái Đất. D. Có thể là bất kì vật nào. Câu 7. Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo bờ sông, là không đúng? A. Cả người đứng trên thuyền và đứng trên bờ sông đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm. B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo đường cong. C. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng. D. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng. Câu 8. Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì A. Máy bay đang chuyển động B. Người phi công đang chuyển động C. Hành khách đang chuyển động. D. Sân bay đang chuyển động. Câu 9. Trong các trường nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 10. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 11. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. Câu 12. Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng). C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. D. xe đạp đang xuống dốc. Câu 13. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì: A. trọng lực. B. quán tính C. lực búng của tay D. Lực ma sát. Câu 14. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy. B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. Một bao gạo 60kg đặt lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất ? Câu 2. Hai người chạy xe đạp. Người thứ nhất chạy quãng đường dài 300m hết 1 phút, người thứ hai chạy quãng đường dài 7,5km hết 0,5 giờ. Tính độ dài quãng đường mà mỗi người chạy được ? ------------------------------ Hết ------------------------------ TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS TU MƠ RÔNG TỔ TỰ NHIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Môn Lớp HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B C C A D B C A D D B C A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 B. PHẦN TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (2,0 điểm) - Tổng khối lượng của gạo và ghế: m = 60 + 4 = 64kg - Tổng trọng lượng P = 10m = 10.64 = 640N - Tổng diện tích tiếp xúc với mặt đất của 4 chân ghế: S = 8.10-4.4 = 32.10-4m2. - Tổng áp suất p = = = 200.000(N/m2) 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (1,0 điểm) - Vận tốc của người thứ nhất: v1 = = = 5 (m/s) - Vận tốc của người thứ hai: v2 = = = 4,2 (m/s) - Quãng đường mà người thứ nhất chạy được: s1 = v1t = 5.20.60 = 6000 (m) - Quãng đường mà người thứ hai chạy được: s2 = v2t = 4,2.20.60 = 5040 (m) 0,25 0,25 0,25 0,25 Ngày tháng năm 2022 Duyệt của chuyên môn Lê Văn Quốc Ngày tháng năm 2022 Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Hoàng Mai Linh Ngày 10 tháng 03 năm 2022 Giáo viên bộ môn Phạm Đình Dũng
Tài liệu đính kèm: