I. MA TRẬN:
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc nội dung: Từ bài 34 đến hết bài 54.
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 4 câu, thông hiểu: 4), mỗi câu 0,5 điểm
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
Khung ma trận:
TRƯỜNG THCS THẮNG SƠN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 8 - NĂM HỌC 2022 – 2023 I. MA TRẬN: - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc nội dung: Từ bài 34 đến hết bài 54. - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận) - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 4 câu, thông hiểu: 4), mỗi câu 0,5 điểm + Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Khung ma trận: Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Tổng điểm % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng (3 tiết) 1 1 1 1 1,5 15% Chương VII: Bài tiết (3 tiết) 1 1 1 1 2 3,0 30% Chương VIII: Da (2 tiết) 1 1 1 1 2 3,0 30% Chương IX: Thần kinh và giác quan (12 tiết) 1 2 1 1 3 2,5 35% Tổng Số câu 1 4 1 4 1 1 4 8 12 Điểm số 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10,0 % 40% 30% 20% 10% 60% 40% 100% II. BẢN ĐẶC TẢ Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi TL (Số ý) TN (Số câu) TL TN Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng (3 tiết) - Bài 34. Vitamin và muối khoáng - Bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần. Nhận biết - Vitamin là gì? Vitamin có vai trò gì trong cơ thể? 1 C1 - Em hiểu gì về muối khoáng? Thông hiểu - Cần phối hợp thức ăn như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể? - Vì sao nếu thiếu Vitamin D gây bệnh còi xương? - Vì sao nhà nước ta khuyến khích sử dụng muối Iôt? 1 C9 - Trong khẩu phần ăn hằng ngày, làm thế nào để cung cấp đủ Vitamin và muối khoáng cho cơ thể? Vận dụng - Có bao nhiêu nhóm Vitamin? Cần chế biến thức ăn như thế nào để khỏi mất Vitamin mà cơ thể lại hấp thụ? - Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? - Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi? Vận dụng cao - Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Chương VII: Bài tiết (3 tiết) - Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Bài 39. Bài tiết nước tiểu - Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu Nhận biết - Nêu được quá trình bài tiết nước tiểu. - Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống. - Các hoạt động chủ yếu của hệ bài tiết và hoạt động quan trọng. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu 1 C10 - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của chúng - Sản phẩm của quá trình bài tiết 1 C2 Thông hiểu - Biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 1 C3 Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu Nêu cấu tạo trong của thận và Hiểu được vi thể thận là đơn vị chức năng. Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở điểm nào - Kể một số bệnh về thận và hệ bài tiết nước tiểu. Cách phòng tránh các bệnh này Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khoẻ Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào Vận dụng - Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn Vận dụng cao Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em có thói quen nào và chưa có thói quen nào Chương VIII: Da (2 tiết) Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da. Bài 42. Vệ sinh da. Nhận biết Hiểu được cấu tạo của da, trình bày được các chức năng của da. 1 C4 Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da Thông hiểu Giải thích được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng Mùa hanh khô, da bong những vảy trắng nhỏ. Giải thích hiện tượng này? Vì sao da ta luôn mềm mại, không thấm nước Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật Da có phản ứng thế nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh Phân tích ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da Xử lý khi da bị bỏng 1 C5 Vận dụng Kể tên các bệnh ngoài da, nêu cách phòng chống 1 C11 Vận dụng cao Giải thích nguyên nhân 1 số bệnh ngoài da Chương IX: Thần kinh và giác quan (12 tiết) Từ bài 43 đến bài 54. Nhận biết - Nêu được các bộ phận của trung ương thần kinh. - Phân biệt được PXKĐK và PXCĐK. - Trình bày nguyên nhân cách khắc phục các tật ở mắt Tác nhân gây bệnh đau mắt hột 1 C8 Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Hiểu được cấu tạo dây thần kinh tuỷ và qua phân tích cấu tạo làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng - Chức năng của tai. Thông hiểu - Cho ví dụ về PXKĐK và PXCĐK - Ý nghĩa của việc thành lập và ức chế PXCĐK Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh. Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động 1 C6 Qua phân tích thí nghiệm tưởng tượng, rút ra được kết luận về chức năng của các rễ tủy và từ đó rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy. Hiểu rõ sự phân vùng chức năng của đại não 1 C7 Vận dụng So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha Vận dụng cao Giải thích các hiện tượng liên quan đến tiểu não 1 C12 DUYỆT NHÓM GIÁO VIÊN III. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất. Câu 1: Vitamin có vai trò gì? A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim Câu 2. Sản phẩm bài tiết của thận là gì? A. Nước mắt B. Nước tiểu C. Phân D. Mồ hôi Câu 3. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? A. Uống đủ nước B. Không ăn quá nhiều prôtêin C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay D. Ăn mặn Câu 4. Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu? A. Tầng tế bào sống B. Tầng sừng C. Tuyến nhờn D. Tuyến mồ hôi Câu 5. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây? A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn Câu 6. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? A. Cấu tạo B. Chức năng C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động Câu 7. Nếu bị phá huỷ vùng nhận thức hiểu biết tiếng nói ở thuỳ thái dương sẽ làm cho người: A. Không tạo được những âm thanh rõ ràng C. Bị câm và điếc B. Tiếng nói sẽ bị mất đi D. Sẽ không hiểu tiếng nói nữa Câu 8. Tác nhân gây bệnh đau mắt hột là do: A. Nấm B. Vi khuẩn C. Vi rút D. Nấm, vi khuẩn. Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 9 (1,0điểm) Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn. Câu 10 (2,0điểm) Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào? Câu 11 (2,0điểm). Tại sao da trẻ em hay bị chốc, nhọt; người già da hay bị nứt, nẻ? Có nên dùng xà phòng giặt để tắm không? Vì sao? Câu 12 (1,0điểm). Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu? IV. HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 8 Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A C B D C Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 9 (1,0điểm) Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày. 0,5 0,5 Câu 10 (2,0điểm) Sự tạo thành nước tiểu trong các đơn vị chức năng của thận gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận: + Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận. + Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. + Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. - Giai đoạn hấp thụ lại xảy ra trong ống thận: ống thận hấp thụ lại phần lớn nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, Cl-... - Giai đoạn bài tiết tiếp: ở phần sau ống thận các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã các chất ion thừa như H+, K+... để tạo thành nước tiểu chính thức 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 11 (2,0điểm) - Sự liên kết giữa lớp biểu bì và lớp bì ở da trẻ em yếu, da trẻ em chống đỡ kém với sự nhiễm khuẩn ngoài da đặc biệt là các cầu khuẩn nên hay bị chốc, nhọt. - Da người già có lớp biểu bì mỏng hơn, lớp sừng không đều, dày mỏng khác nhau, tuyến nhờn hoạt động kém, da khô và hay nứt nẻ. - Không nên dùng xà phòng giặt để tắm: vì trong xà phòng giặt có độ kiềm cao sẽ làm cho da khô, tẩy hết chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra, làm giảm khả năng kháng khuẩn của da. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 12 (1,0điểm) - Khi say rượu tức là tiểu não bị đầu độc, chức năng của tiểu não sẽ bị rối loạn. - Khi say rượu sẽ làm ức chế dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến não → dẫn đến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: