Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn: Văn 8

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn: Văn 8

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá ta thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”

 (Theo Ngữ văn 8 – Tập 1)

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

A. “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng

B. “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

C. “Lão Hạc” của Nam Cao

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn: Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Văn 8(thời gian làm bài: 90 phút)
Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
	“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi  toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương  vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá ta thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
	(Theo Ngữ văn 8 – Tập 1)
1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
“Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
“Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
“Lão Hạc” của Nam Cao
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự	B. Biểu cảm	C. Thuyết minh
3. Đoạn văn trên nói lên điều gì về con người ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người
C. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.
4. Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
A. Hai	B. Ba	C. Bốn
5. Từ: “chao ôi!” thuộc loại từ gì?
A. Thán từ	B. Trợ từ	C. Tình thái từ
6. Những từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Tính cách của con người
B. Trí tuệ của con người
C. Tình cảm của con người.
II. Tự luận (7 điểm)
Thuyết minh ngắn gọn về tác giả Nam Cao (2 điểm)
Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn cuả Nam Cao, thì em hãy kể lại câu chuyện đó (5 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỀU ĐIỂM CHẤM
 Môn: Văn 8
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Làm đúng 6 câu được 3 điểm.
Đáp án: Câu 1 – C	Câu 3 – B	Câu 5 – A
	 Câu 2 – B	Câu 4 – B	Câu 6 – A
II. TỰ LUẬN(7điểm)
Thuyết minh gắn gọn về tác giả Nam Cao ( 2 điểm)
Bài thuyết minh cần đảm bảo các ý sau:
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951
Quê: Làng Đại Hoàng, Lí Nhân ( nay là Hoà Hậu, Lí Nhân), Hà Nam.
ông là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước cách mạng.
Đề tài chính của ông là nông dân nghèo và trí thức sống mòn mỏi
Ông đã hy sinh trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch
Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
Tác phẩm chính:
Truyện ngắn: + Chí Phèo (1941)
+ Trăng sáng (1942)
+ Đời thừa (1943)
+ Lão Hạc (1943)
+ Một đám cưới (1944)
+ Đối mắt (1948)
Tiểu thuyết: Sống mòn (1944)
Nhật kí ở rừng (1948)
Bút kí: Chuyện biên giới (1951)
2– Kiểu bài: Tự sự hợp với miêu tả và biểu cảm.	(5 điểm)
Đối tượng: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo
Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe, (0,75 điểm)
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe 	(3,5 điểm)
Thời gian không gian chứng kiến câu chuyện
Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của Lão Hạc	(0,75điểm)
Nội dung câu chuyện Lão Hạc kể việc bán chó
( chú ý nét mặt, nỗi day dứt, ân hận của lão, việc lão nhờ cậy ông giáo giữ tiền )(2 điểm)
Thái độ và ý kiến của ông giáo (ân cần, đồng cảm, hiểu nhân cách lão)	(0,5 điểm)
Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong cuộc	(0,25 điểm)
Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện. Liên hệ  (0,75 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docKT VAN 8 HKI.doc