Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Phan Thị Hạnh

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Phan Thị Hạnh

Đề bài:

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 : Hãy sắp xếp các câu ở cột A sao cho tương ứng với các câu ở cột B

A (các ví dụ) B (các mối quan hệ)

a. Vi khuẩn sống trong ruột mối 1. Quan hệ hội sinh

b. Trên cánh đồng, cỏ dại phát triển, lúa giảm năng suất. 2. Quan hệ cạnh tranh.

c. Ve, bét sống trên lưng trâu, bò. 3. Quan hệ cộng sinh.

d. Cây nắp ấm bắt côn trùng. 4. Quan hệ kí sinh, nữa kí sinh

e. Cá ép sống bám vào rùa biển. 5. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác

Câu 2 : Khoanh tròn các câu trả lời đúng:

1. Những cây sống trong bống râm hoặc dưới tán cây khác thường có đặc điểm:

 a. Phiến lá lớn, màu xanh thẩm.

 b. Chiều cao cây bị hạn chế.

 c. Cường độ quang hợp mạnh.

 d. Chỉ a và b.

2. Các tập hợp không phải quần thể sinh vật là:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Phan Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ya Hội	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Gv ra đề : Phan Thị Hạnh	Môn : Sinh 9	
	Thời Gian : 45’
	Đề bài: 
I. TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1 : Hãy sắp xếp các câu ở cột A sao cho tương ứng với các câu ở cột B
A (các ví dụ)
B (các mối quan hệ)
a. Vi khuẩn sống trong ruột mối
1. Quan hệ hội sinh
b. Trên cánh đồng, cỏ dại phát triển, lúa giảm năng suất.
2. Quan hệ cạnh tranh.
c. Ve, bét sống trên lưng trâu, bò.
3. Quan hệ cộng sinh.
d. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
4. Quan hệ kí sinh, nữa kí sinh
e. Cá ép sống bám vào rùa biển.
5. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
Câu 2 : Khoanh tròn các câu trả lời đúng:
1. Những cây sống trong bống râm hoặc dưới tán cây khác thường có đặc điểm:
	a. Phiến lá lớn, màu xanh thẩm.
	b. Chiều cao cây bị hạn chế.
	c. Cường độ quang hợp mạnh.
	d. Chỉ a và b.
2. Các tập hợp không phải quần thể sinh vật là:
	a. Các cá thể chuột trên đồng lúa.
	b. Rừng tràm ở U Minh.
	c. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mê, cá rô phi sống trong một ao.
	d. Các cá thể hươu ở đồng cỏ Châu Phi.
3. Sự cân bằng sinh học trong quần xã diễn ra khi:
	a. Nhờ có hiện tượng khống chế sinh học.
	b. Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn.
	c. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi.
	d. Số lượng các loài trong quần xã tăng nhanh.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Cho các sinh vật sau:
	Ếch, cáo, gà rừng, hổ, châu chấu, cây cỏ, xác chết của sinh vật, diều hâu.
	Hãy xác lập lưới thức ăn.
Câu 2: Ô nhiểm môi trường là gì? Ô nhiểm môi trường gây những tác hại gì?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM : (4đ)
Câu 1 : Mỗi ý đúng 0,5 đ.
	1 – e; 	2 – b ; 	3 – a ; 	4 – c ; 	5 – d .
Câu 2 : Mỗi ý đúng 0,5 đ
	1 – d ; 	2 – c ; 	3 – a
II/ TỰ LUẬN : ( 6đ)
1. Mỗi chuỗi thức ăn đúng được (1đ)
Xác chết sinh vật 	cây cỏ 	 châu chấu	 ếch
gà rừng	 cáo	 hổ
diều hâu
2. Ô nhiểm môi trường là : Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. (1đ)
* Tác hại của ô nhiểm môi trường.
(0,5đ ) – Tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh.
Ví dụ:
(0,25đ) + Khói bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi.
(0,25đ) + Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách gây bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái.
(0,5đ) + Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền, ung thư.
(0,5đ) – Ô nhiểm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_phan_thi.doc