Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: (Từ câu 1 đến câu 8 – mỗi câu 0,25đ)
Câu 1: Truyền thuyết khác với cổ tích ở điểm nào?
a. Yếu tố kỳ ảo b. Yếu tố hiện thực
c. Có cốt lõi là sự thật lịch sử.
Câu 2: Mục đích của truyện cười là gì?
a. Đưa ra những bài học kinh nghiệm.
b. Gây cười để mua vui hoặc phê phán.
c. Khuyên nhủ, răn dạy người ta.
Câu 3: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì:
a. Kể chuyện b. Thể hiện cảm xúc
c. Truyền đạt kinh nghiệm d. Gửi gắm ý tưởng, bài học.
Câu 4: Đặc điểm nghệ thuật truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào:
a. Nhân vật chính là nhân vật thường được nhân hóa.
b. Sử dụng tiếng cười.
c. Ngắn gọn, hàm xúc hơn các loại truyện khác.
d. Dễ nhớ, dễ thuộc.
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Tên GV: Nguyễn Tiến Dũng NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn: Văn 6 Thời gian: 90’ Đề bài: Phần trắc nghiệm: (Từ câu 1 đến câu 8 – mỗi câu 0,25đ) Câu 1: Truyền thuyết khác với cổ tích ở điểm nào? a. Yếu tố kỳ ảo b. Yếu tố hiện thực c. Có cốt lõi là sự thật lịch sử. Câu 2: Mục đích của truyện cười là gì? Đưa ra những bài học kinh nghiệm. Gây cười để mua vui hoặc phê phán. Khuyên nhủ, răn dạy người ta. Câu 3: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì: a. Kể chuyện b. Thể hiện cảm xúc c. Truyền đạt kinh nghiệm d. Gửi gắm ý tưởng, bài học. Câu 4: Đặc điểm nghệ thuật truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào: Nhân vật chính là nhân vật thường được nhân hóa. Sử dụng tiếng cười. Ngắn gọn, hàm xúc hơn các loại truyện khác. Dễ nhớ, dễ thuộc. Câu 5: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì: a. Tiếng Pháp b. Tiếng Anh c. Tiếng Hán d. Tiếng Nga Câu 6: Từ phức gồm bao nhiêu tiếng: a. Một tiếng b. Hai tiếng c. Từ hai tiếng trở lên Câu 7: Đâu là danh từ riêng: a. Một bông hoa b. Một bông hoa hồng c. Những đóa hoa Câu 8: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm a. Một chàng trai khôi ngô. B. Những em học sinh c. Chiếc thuyền đuôi nheo d. Túp lều Câu 9: Viết đoạn văn kể lại việc chống bão lụt mà em từng chứng kiến hoặc qua báo chí, đài, ti vi, (2đ) Sự phá hoại của thiên tai đã đưa tới hậu quả như thế nào cho nơi xảy ra trận bão lụt đó Cuộc chiến đấu chống bão lụt của người dân ở đó diễn ra như thế nào Sự ủng hộ, chia sẻ khó khăn của nhân dân cả nước đã thể hiện như thế nào? Thái độ và tình cảm của em trước tai họa thiên nhiên mà nhân dân vùng bão lụt đã phải gánh chịu Tập làm văn: (6đ) Đề: Kể về một việc tốt mà em đã làm. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU GIÁO VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM GV: Nguyễn Tiến Dũng Môn: Ngữ văn 6 Phần trắc nghiệm: (Từ câu 1 đến câu 8 – mỗi câu 0,25đ) Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: b Câu 5: c Câu 6: c Câu 7: b Câu 8: d Câu 9: Học sinh viết ngắn gọn, hàm xúc theo yêu cầu của đề ra từng phần (Mỗi phần 0,5đ) Gợi ý: Sự phá hoại của thiên tai dẫn tới hậu quả: Nhiều nhà cửa, hoa màu bị tàn phá - đường xá, điện, trường học bị hư hỏng – thậm chí cả người cũng bị bão lũ cuốn trôi. Cuộc chiến đấu chống bão lụt của người dân camgo và quyết liệt, phải chống chọi từng ngày, từng giờ với lũ lụt nhưng “nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại dâng cao bấy nhiêu” Cả nước hướng về vùng bị thiên tai bão lụt với mọi chia sẻ, cảm thông đóng góp công sức, tiền bạc, mì tôm, gạo, quần áo, Thái độ chia sẻ, cảm thông và hành động của bản thân có thể đóng góp bằng tiền ăn sáng, sách vở, tiền tiết kiệm, Tập làm văn: (6đ) - Học sinh xác định: + Thể loại: Văn kể chuyện + Yêu cầu: Kể về một việc làm tốt + Ngôi kể: Theo ngôi kể thứ nhất Phần bố cục phải rõ ràng, cân đối các phần. Lời văn mạch lạc, chân thật (có thể kể bất cứ một việc làm nào nhưng phải là một việc làm, một hành động tốt, có ích, tránh viết sáo) Tùy thuộc vào bài làm của học sinh để cho điểm. Có thể trừ điểm theo mức độ nội dung bài làm và các lỗi vi phạm như dùng từ, đặt câu, DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Tài liệu đính kèm: