Đề kiểm tra 1 tiết Văn bản tiết 41 theo PPCT lớp 8 - Đề 1

Đề kiểm tra 1 tiết Văn bản tiết 41 theo PPCT lớp 8 - Đề 1

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

 *Trả lời các câu hỏi bằng cách viết ra chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1. Tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí C. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn D. Tuỳ bút.

2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói C. Ngoại hình.

B. Tâm trạng D. Cử chỉ.

3. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng là một con người như thế nào?

A. Là người đàn bà xấu xa xảo quyệt, thâm độc với những rắp tâm tanh bẩn.

B. Là một ngườ phụ nữ đảm đang yêu thương bé Hồng.

C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

D. Là người ngay thẳng, đoan chính.

4. Mô tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?

A. Danh từ C. Động từ

B. Tính từ D. Đại từ.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Văn bản tiết 41 theo PPCT lớp 8 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN
TIẾT 41 THEO PPCT
Lớp: 8
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian 45 phút
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C1
0.25đ
C2
0.25đ
Trong lòng mẹ
C9 ý3
0.25đ
C3
0.25đ
Tức nước vỡ bờ
C4
0.25đ
C1
2đ
C2
2.5đ
Lão Hạc
C9 ý2
0.25đ
C5
0.25đ
C2
2.5đ
Cô bé bán diêm
C6
0.25đ
C7
0.25đ
Chiếc lá cuối cùng
C9 ý4
0.25đ
Hai cây phong
C8
C9 ý5
0.5đ
Tổng điểm
1,75
3,25
5
 PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN
TIẾT 41 THEO PPCT
Lớp: 8
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian 45 phút
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 *Trả lời các câu hỏi bằng cách viết ra chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 
1. Tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí C. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn D. Tuỳ bút.
2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói C. Ngoại hình.
B. Tâm trạng D. Cử chỉ.
3. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng là một con người như thế nào?
A. Là người đàn bà xấu xa xảo quyệt, thâm độc với những rắp tâm tanh bẩn.
B. Là một ngườ phụ nữ đảm đang yêu thương bé Hồng.
C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.
D. Là người ngay thẳng, đoan chính.
4. Mô tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?
A. Danh từ C. Động từ
B. Tính từ D. Đại từ.
5. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là người như thế nào ? 
A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở và ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
6. Trong văn bản "Cô bé bán diêm" của nhà văn An - đéc - xen, các mộng tưởng của cô bé mất đi khi nào?
A. Khi các que diêm tắt.
B. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
C. Khi bà nội em hiện ra.
D. Khi trời sắp sáng.
7. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An - đéc - xen trong truyện "Cô bé bán diêm" là gì?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
8. Hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Hai người khổng lồ.
B. Những ngọn hải đăng trên núi.
C. Như những đốm lửa vô hình.
D. Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.
9. Hãy nối ở cột A (tác giả) với ở cột B (tác phẩm) sao cho phù hợp:
A
Cách nối
B
1. Hồ Chí Minh
1.
a. Lão Hạc
2. Nam Cao
2.
b. Chiếc lá cuối cùng
3. Nguyên Hồng
3..
c. Hai cây phong
4. OHen - ri
4..
d. Trong lòng mẹ
5. Ai - ma - tốp
5...
II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
 Câu1( 2 điểm). Hãy chỉ ra những giá trị nghệ thuật của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố).
 Câu2.(5 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản “ Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ” về các mặt: chủ đề, nội dung, nghệ thuật.
 ..............................Hết...........................
 PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN
TIẾT 41 THEO PPCT
Lớp: 8
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian 45 phút
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM(3 điểm): (Từ câu 1 đén câu 8 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm; câu 9 mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
B
A
C
A
A
D
B
2 - a 4 - b
3 - d 5 - c
II - PHẦN TỰ LUẬN( 7 điểm )
Câu 1(2 đ): Học sinh cần chỉ ra được những giá trị nghệ thuật sau: 
	-Khắc hoạ nhân vật rõ nét, nhất là 2 nhân vật: chị Dậu, cai lệ (0,5đ).
	-Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động. (0,5đ)
	-Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. (1đ).
Câu 2 (5 đ):
* Điểm giống nhau (1,5 đ):
- Đều là thể loại tự sự hiện đại, ra đời trước Cách mạng thángTám- giai đoạn 30- 45.
- Đều viết về con người và cuộc sống xã hội đương thời và số phận cực khổ của người nông dân bị vùi dập.
* Điểm khác (3.5 đ):
Các mặt
Văn bản "Lão Hạc"
Văn bản "Tức nước vỡ bờ"
Điểm
1. Chủ đề
- Số phận của một ông lão nghèo nhưng giàu lòng tự trọng
- Số phận người nông dân cùng khổ bị đè nén, áp bức đã vùng lên đấu tranh.
1
2. Nội dung
- Số phận bi thảm của người nông dân và nhân phẩm cao đẹp của họ trước xã hội.
- Tố cáo xã hội tàn ác đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
1,5
3. Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ.
1

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 01.doc