Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Khối 8

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Khối 8

2) Một vật có khối lượng m1 = 0,5kg; vật thứ hai có khối lượng m2 = 1kg. hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

A. p1 = p2 C. p1 = 2p2

B. 2p1 = p2 D. Không so sánh được.

3) Nhận xét chuyển động của cánh quạt trần trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu bật cho đến sau khi tắt, có các ý kiến sau:

A. Chuyển động nhanh dần. C. Chuyển động đều.

B. Chuyển động chậm dần. D. Chuyển động không

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 9	 
Ngày kiểm:	 
KIỂM TRA 1 TIẾT
1. Mục tiêu:
 	 a) Kiến thức:
	- Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học từ tiết 1 – tiết 9.
 b) Kĩ năng:	
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và giả được các bài tập định lượng.
 	 c) Thái độ:
	- Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm tra. 
2. Chuẩn bị:
G: Đề và đáp án.	
H: Ôn lại các bài đã học từ tiết 1 – tiết 9.
 Chuẩn bị dụng cụ học tập.
3. Trọng tâm:
- Trắc nghiệm khách quan
4. Hoạt động dạy học:
	4.1) Ổn định:
4.2) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
 	Cho HS đóng sách vở.
4.3) Giáo viên phát đề – HS làm bài:
 	 * Đề:
 I. Hãy chọn câu trả lời đúng: 
1) Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
A. Nghiêng sang phải 	
B. Nghiêng sang trái.	
C. Ngồi yên.
D. Không thể phán đoán được.	
2) Một vật có khối lượng m1 = 0,5kg; vật thứ hai có khối lượng m2 = 1kg. hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
A. p1 = p2	C. p1 = 2p2	
B. 2p1 = p2	D. Không so sánh được.
3) Nhận xét chuyển động của cánh quạt trần trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu bật cho đến sau khi tắt, có các ý kiến sau:
A. Chuyển động nhanh dần.	C. Chuyển động đều. 
B. Chuyển động chậm dần.	D. Chuyển động không đều.
4) Một cục nước đá được thả nổi trong bình nước. Mực nước trong bình như thế nào khi nước đá tan hết? 
A. Tăng. 	C. Giảm.	
B. Giữ nguyên. 	D. Tuỳ thuộc nhiệt độ của nước trong bình.
 II. Chọn từ “áp suất” hoặc “áp lực” để điền vào chỗ trống (3đ)
“Chất lỏng gây . . . . . . . . . . . . . . . . . theo mọi phương và tác dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . lên đáy bình, thành bình và các vật trong nó. Biểu thức để tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . .do chất lỏng tác dụng là F = p.S với p = h.d là . . . . . . . . . . . . . . . gây ra tại nơi có mặt bị ép với diện tích bằng S. Đơn vị đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . là N, đơn vị đo . . . . . . . . . . . . . . . . . là Pa”. 
 III. Hãy viết câu trả lời hoặc lời giải của các câu sau: (5đ)
1. Có khi nào ba lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? Nếu có, em hãy cho ví dụ minh hoạ.
2. Một tàu ngầm bị hỏng máy ở độ sâu 100m dưới mặt biển. Để thoát ra ngoài , các thuỷ thủ phải đẩy một cửa thoát hiểm, kích thước 120cm x 60cm. Tính lực tối thiểu mà họ phải tác dụng vào cửa, biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 250N/m3.
* Đáp án:
 	I. (2đ) – Mỗi câu đúng 0,5điểm
 1 _ B
 2 _ D
 3 _ D
 4 _ B
II. (3đ) _ Mỗi câu đúng 0,5 điểm 
áp suất, áp lực, áp lực, áp suất, áp lực, áp suất, áp suất.
III. (5đ)
1) Trả lời đúng (1đ)
 Cho ví dụ đúng (1đ)
2) Tóm tắt (0,5đ)
Giải:
Diện tích cửa thoát hiểm:
S = 1,2 x 0,6 = 0,72m2 (0,5đ)
Áp suất của nước biển ở độ sâu h = 100m:
p = d.h = 10250 x 100 = 1 025 000 (Pa) (1đ)
Lực do nước biển tác dụng vào cửa:
F = p.S = 1 025 000 x 0,72 = 738 000(N) (1đ)
Do đó lực tối thiểu mà thuỷ thủ tác dụng vào cửa thoát hiểm là:
F = 738 000N.
 	4.4) Nhận xét: (2’)
	- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
	- Giáo viên thu bài.
	- Trả lời câu hỏi thắc mắc (nếu có)
 	4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhàø: (1’) 
	- HS về nhà tự sửa bài kiểm tra.
- Đọc và nghiên cứu bài “Lực đẩy Ácsimét”.
 	 Làm thử thí nghiệm: Nâng hòn đá trong nước xem nó nặng, nhẹ như thế nào so với khi nâng ngoài không khí.
5. Rút kinh nghiệm:
 Ä- Kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Kĩ năng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Tồn tại và hướng khắc phục: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Kết quả: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . GIỎI. . . . . . KHÁ. . . . . . . . . TB. . . . . . . . . . .YẾU . . . . . . . KÉM . . . . . . TB#. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA TIET 10.doc