Đề kiểm tra 1 tiết học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS La Dạ

Đề kiểm tra 1 tiết học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS La Dạ

 Câu 22. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

 A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn của các mặt tiếp xúc.

 C. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

 Câu 23. Một người kéo một thùng hàng trượt trên mặt sàn, khi lực ma sát giữa mặt sàn và thùng hàng tăng, để kéo được thùng hàng thì lực kéo của người dó sẽ:

 A. Thắng lực ma sát giữa thùng hàng và mặt sàn B. Tăng

 C. Giảm D. Không đổi

 Câu 24. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h. Quảng đường người đó đi được trong 20 phút là:

 A. 5km B. 0,75km C. 300km D. 45km

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS La Dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT HTB 	 	Kiểm tra một tiết HKI - Năm học 2010-2011
Trường THCS La Dạ 	 Môn: Vật Lý 8
 	Thời gian: 45 phút 
Mã đề: 136
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . .
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ( Mỗi câu 0,25 điểm )
 Câu 1. Khi nói một xe máy chạy trên đường với vận tốc 40km/h, người lái xe dựa vào dụng cụ gì để biết được vận tốc của xe máy ?
	A. Tốc kế	B. Nhiệt kế 	C. Lực kế	D. Đồng hồ
Câu 2. Một người ngồi trên xe máy đang chạy bỗng thấy mình bị ngã về phía trước, chứng tỏ xe:
	A. Đột ngột tăng vận tốc	B. Đột ngột rẽ sang phải	
	C. Đột ngột rẽ sang trái	D. Đột ngột giảm vận tốc
 Câu 3. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây câu nào không đúng?
	A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.	B. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
	C. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.D. Ô tô đứng yên so với người lái xe. 	
Câu 4. Khi dùng phấn viết bảng lực ma sát giữa bảng và phấn là
	A. Lực ma sát kéo.	B. Lực ma sát nghỉ.	C. Lực ma sát trượt.	D. Lực ma sát lăn.	
 Câu 5. Một quyển sách nằm yên trên bàn vì giữa bàn và quyển sách có tồn tại 1 loại lực gọi là: 
	A. Lực ma sát trượt	B. Lực hút lẫn nhau	C. Lực ma sát lăn	D. Lực ma sát nghỉ	
Câu 6. Bạn Nam đang cầm 1 quyển sách trên tay, hãy tưởng tượng nếu không có lực ma sát thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
	A. Quyển sách sẽ trơn tuột khỏi tay Nam.	B. Quyển sách sẽ bị văng lên trời. 	
	C. Trọng lực sẽ làm quyển sách bị rách.	D. Quyển sách vẫn nằm yên trên tay Nam	
 Câu 7. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là dạng chuyển động
	A. Chuyển động cong.	B. Chuyển động tròn.
	C. Chuyển động thẳng.	D. Chuyển động quay.
 Câu 8. Lực ma sát trượt xuất hiện khi:
	A. Vật này đứng yên trên bề mặt vật khác B. Vật này chuyển động trên bề mặt vật khác
	C. Vật này trượt trên bề mặt vật khác	D. Vật này lăn trên bề mặt vật khác
 Câu 9. Một bạn học sinh di từ nhà đến trường một quãng đường 5km mất 20 phút. Vận tốc của bạn học sinh đó là:
	A. 100km/phút	B. 250km/s 	C. 15 km/h	D. 4 km/h	
 Câu 10. Lực ma sát lăn xuất hiện khi:
	A. Vật này lăn trên bề mặt vật khác.	B. Vật này đứng yên trên bề mặt vật khác.
	C. Vật này trượt trên bề mặt vật khác.	 D. Vật này chuyển động trên bề mặt vật khác
 Câu 11. Nói một ô tô đang chạy trên đường với vận tốc 360km/h có nghĩa là ô tô đó chạy với vận tốc: 
	A. 360m/s	B. 100m/s	C. 130m/s 	D. 50 m/s
 Câu 12. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì:
	A. Vật thay đổi vận tốc phải có thời gian nhất định B. Vật không chịu tác dụng của lực	
 C. Vật quá nặng	 D. Vật có quán tính
 Câu 13. Ổ bi trong các trục quay giúp động cơ chuyển động dễ dàng vì ổ bi có tác dụng
	A. Biến ma sát lăn thành ma sát trượt.	B. Biến ma sát nghỉ thành ma sát lăn.
	C. Biến ma sát trượt thành ma sát lăn.	D. Biến ma sát lăn thành ma sát nghỉ.
 Câu 14. Trong các trường hợp lực sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát.
	A. Lực xuất hiện khi xe trượt trên mặt đường.	B. Lực xuất hiện khi lò xo bị dãn.
	C. Lực xuất hiện khi viết phấn lên bảng.	D. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.	
 Câu 15. Các cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang dứng yên sẽ làm cho vật tiếp tục đứng yên?
	A. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
	B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương
	C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
	D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
 Câu 16. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N, nếu bỏ qua lực cản của không khí thì độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô khi đó là:
	A. 800N 	B. 1600N 	C. 400N 	D. 0N
 Câu 17. Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
	A. Đột ngột rẽ sang trái.	B. Đột ngột giảm vận tốc.	
 C. Đột ngột rẽ sang phải.	D. Đột ngột tăng vận tốc.	
 Câu 18. Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
	A. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.	
	B. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh lên.
	C. Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
	D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
 Câu 19. Một người ngồi sau xe máy đang chạy, đột ngột xe dừng lại, do quán tính người đó sẽ:
A. Ngã về bên trái	B. Ngã về phía sau	
C. Ngã về bên phải.	D. Ngã về phía trước
 Câu 20. Hai lực cùng đặt lên 1 vật, có cùng cường độ, cùng phương, nhưng ngược chiều được gọi là:
	A. Hai lực cùng phương	B. Hai lực cùng cường độ	
	C. Hai lực cân bằng	D. Hai lực ngược chiều
 Câu 21. Trường hợp nào sâu đây ma sát có lợi và ta phải làm tăng ma sát đó?
	A. Kéo vật trên đường nằm ngang.	B. Bánh răng đang quay quanh một trục
	C. Giày đi mãi đế bị mòn.	D. Rãnh lốp xe bám vào mặt đường khi xe bị sa lầy.
 Câu 22. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
	A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.	B. Tăng độ nhẵn của các mặt tiếp xúc.	
	C. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.	D. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
 Câu 23. Một người kéo một thùng hàng trượt trên mặt sàn, khi lực ma sát giữa mặt sàn và thùng hàng tăng, để kéo được thùng hàng thì lực kéo của người dó sẽ:
	A. Thắng lực ma sát giữa thùng hàng và mặt sàn	B. Tăng	
	C. Giảm	D. Không đổi 	
 Câu 24. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h. Quảng đường người đó đi được trong 20 phút là:
	A. 5km 	B. 0,75km	C. 300km 	D. 45km
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Chuyển động đều là gì. Cho ví dụ minh họa?. Chuyển động không đều là gì. Cho ví dụ minh họa. (1,5 điểm)
Câu 2. Viết công thức tính vận tốc ( Nêu rõ tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức ). Áp dụng giải bài tập sau: Một xe máy đi được quãng đường 2km, trong khoảng thời gian 100 giây. Tính vận tốc của xe máy khi đó. ( 1,5 điểm )
Câu 3. Vì sao nói lực là 1 đại lượng vectơ. Hãy biểu diễn lực sau: Trọng lực của một vật có khối lượng 10kg ( Tỉ xích 1cm ứng với 20N ) ( 1 điểm )
BÀI LÀM
	Phòng GD&ĐT HTB 	Kiểm tra một tiết HKI - Năm học 2010-2011
Trường THCS La Dạ 	Môn: Vật Lý 8
 Thời gian: 45 phút 
Mã đề: 170
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . .
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ( Mỗi câu 0,25 điểm )
 Câu 1. Lực ma sát lăn xuất hiện khi:
	A. Vật này trượt trên bề mặt vật khác.	 B. Vật này đứng yên trên bề mặt vật khác.
	C. Vật này lăn trên bề mặt vật khác.	D. Vật này chuyển động trên bề mặt vật khác
Câu 2. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N, nếu bỏ qua lực cản của không khí thì độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô khi đó là:
	A. 1600N 	B. 0N	C. 800N 	D. 400N 	
 Câu 3. Một người ngồi trên xe máy đang chạy bỗng thấy mình bị ngã về phía trước, chứng tỏ xe:
	A. Đột ngột rẽ sang phải	B. Đột ngột giảm vận tốc
	C. Đột ngột rẽ sang trái	D. Đột ngột tăng vận tốc	 
Câu 4. Lực ma sát trượt xuất hiện khi:
	A. Vật này trượt trên bề mặt vật khác	B. Vật này chuyển động trên bề mặt vật khác
	C. Vật này đứng yên trên bề mặt vật khác D. Vật này lăn trên bề mặt vật khác
 Câu 5. Bạn Nam đang cầm 1 quyển sách trên tay, hãy tưởng tượng nếu không có lực ma sát thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
	A. Quyển sách sẽ trơn tuột khỏi tay Nam.	B. Quyển sách vẫn nằm yên trên tay Nam	
	C. Quyển sách sẽ bị văng lên trời. 	D. Trọng lực sẽ làm quyển sách bị rách.
 Câu 6. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h. Quảng đường người đó đi được trong 20 phút là:
	A. 0,75km	B. 45km	C. 300km 	D. 5km 
 Câu 7. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì:
	A. Vật quá nặng	B. Vật có quán tính
	C. Vật thay đổi vận tốc phải có thời gian nhất địnhD. Vật không chịu tác dụng của lực	
 Câu 8. Hai lực cùng đặt lên 1 vật, có cùng cường độ, cùng phương, nhưng ngược chiều được gọi là:
	A. Hai lực cùng cường độ	B. Hai lực cân bằng	
	C. Hai lực ngược chiều	D. Hai lực cùng phương
 Câu 9. Các cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang dứng yên sẽ làm cho vật tiếp tục đứng yên?
	A. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
	B. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
	C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
	D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương
 Câu 10. Ổ bi trong các trục quay giúp động cơ chuyển động dễ dàng vì ổ bi có tác dụng
	A. Biến ma sát nghỉ thành ma sát lăn.	B. Biến ma sát lăn thành ma sát trượt.	
	C. Biến ma sát lăn thành ma sát nghỉ.	D. Biến ma sát trượt thành ma sát lăn.
 Câu 11. Khi nói một xe máy chạy trên đường với vận tốc 40km/h, người lái xe dựa vào dụng cụ gì để biết được vận tốc của xe máy ?
	A. Tốc kế	B. Đồng hồ	C. Nhiệt kế 	D. Lực kế
 Câu 12. Một quyển sách nằm yên trên bàn vì giữa bàn và quyển sách có tồn tại 1 loại lực gọi là: 
	A. Lực ma sát nghỉ	B. Lực hút lẫn nhau	C. Lực ma sát lăn	D. Lực ma sát trượt
 Câu 13. Trong các trường hợp lực sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát.
	A. Lực xuất hiện khi lò xo bị dãn.	B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.	
	C. Lực xuất hiện khi viết phấn lên bảng.	D. Lực xuất hiện khi xe trượt trên mặt đường.	
 Câu 14. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây câu nào không đúng?
	A. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.B. Ô tô chuyển động so với mặt đường.	
	C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.	D. Ô tô đứng yên so với người lái xe. 	
 Câu 15. Một người kéo một thùng hàng trượt trên mặt sàn, khi lực ma sát giữa mặt sàn và thùng hàng tăng, để kéo được thùng hàng thì lực kéo của người dó sẽ:
	A. Giảm	B. Không đổi 	
	C. Thắng lực ma sát giữa thùng hàng và mặt sàn	D. Tăng	
 Câu 16. Khi dùng phấn viết bảng lực ma sát giữa bảng và phấn là
	A. Lực ma sát nghỉ.	B. Lực ma sát lăn.	C. Lực ma sát trượt.	D. Lực ma sát kéo.
 Câu 17. Nói một ô tô đang chạy trên đường với vận tốc 360km/h có nghĩa là ô tô đó chạy với vận tốc: 
	A. 50 m/s	B. 100m/s	C. 130m/s 	D. 360m/s	
 Câu 18. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
	A. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.	B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.	
	C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.	D. Tăng độ nhẵn của các mặt tiếp xúc.	
 Câu 19. Trường hợp nào sâu đây ma sát có lợi và ta phải làm tăng ma sát đó?
	A. Bánh răng đang quay quanh một trục	B. Giày đi mãi đế bị mòn.
	C. Rãnh lốp xe bám vào mặt đường khi xe bị sa lầy.D. Kéo vật trên đường nằm ngang.	
 Câu 20. Một bạn học sinh di từ nhà đến trường một quãng đường 5km mất 20 phút. Vận tốc của bạn học sinh đó là:
	A. 4 km/h	B. 15 km/h	C. 250km/s 	D. 100km/phút	
 Câu 21. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là dạng chuyển động
	A. Chuyển động cong.	B. Chuyển động thẳng.	
	C. Chuyển động quay.	D. Chuyển động tròn.
 Câu 22. Một người ngồi sau xe máy đang chạy, đột ngột xe dừng lại, do quán tính người đó sẽ:
	A. Ngã về bên trái	B. Ngã về phía sau	C. Ngã về phía trước	D. Ngã về bên phải.
 Câu 23. Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
	A. Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
	B. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh lên.
	C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.	
	D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
 Câu 24. Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
	A. Đột ngột rẽ sang phải.	B. Đột ngột rẽ sang trái.	
	C. Đột ngột giảm vận tốc.	D. Đột ngột tăng vận tốc.	
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Chuyển động đều là gì. Cho ví dụ minh họa?. Chuyển động không đều là gì. Cho ví dụ minh họa. (1,5 điểm)
Câu 2. Viết công thức tính vận tốc ( Nêu rõ tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức ). Áp dụng giải bài tập sau: Một xe máy đi được quãng đường 2km, trong khoảng thời gian 100 giây. Tính vận tốc của xe máy khi đó. ( 1,5 điểm )
Câu 3. Vì sao nói lực là 1 đại lượng vectơ. Hãy biểu diễn lực sau: Trọng lực của một vật có khối lượng 10kg ( Tỉ xích 1cm ứng với 20N ) ( 1 điểm )
BÀI LÀM
Phòng GD&ĐT HTB 	Kiểm tra một tiết HKI - Năm học 2010-2011
Trường THCS La Dạ 	Môn: Vật Lý 8
 Thời gian: 45 phút 
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . .
 Học sinh giải các bài toán hay trả lời ngắn gọn các câu hỏi vào các dòng trống tương ứng của từng câu (Nhớ ghi rõ đơn vị các đại lượng đã tính).
Đáp án mã đề: 136
	01. ; - - -	07. - / - -	13. - - = -	19. - - - ~
	02. - - - ~	08. - - = -	14. - / - -	20. - - = -
	03. - / - -	09. - - = -	15. - - - ~	21. - - - ~
	04. - - = -	10. ; - - -	16. ; - - -	22. - / - -
	05. - - - ~	11. - / - -	17. - - = -	23. ; - - -
	06. ; - - -	12. - - - ~	18. - - = -	24. ; - - -
Đáp án mã đề: 170
	01. - - = -	07. - / - -	13. ; - - -	19. - - = -
	02. - - = -	08. - / - -	14. - - = -	20. - / - -
	03. - / - -	09. - / - -	15. - - = -	21. - - - ~
	04. ; - - -	10. - - - ~	16. - - = -	22. - - = -
	05. ; - - -	11. ; - - -	17. - / - -	23. ; - - -
	06. - - - ~	12. ; - - -	18. - - - ~	24. ; - - -
Tự luận:
1. Chuyển động đều là dạng chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
Chuyển động không đều là dạng chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
Vd : Tùy vào HS
2. Công thức tính vận tốc : 
Trong đó: V là vận tốc ( km/h, m/s)
	S là quãng đường đi được ( km, m)
	t là thời gian đi hết quãng đường đó ( h, s .)
Vận tốc của xe là:
3. Nói lực là 1 đại lượng vectơ vì lực có độ lớn, phương và chiều xác định.
20N100 N

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 1 tiet vat ly 8 KHI.doc