Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 8

Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 8

Câu 1 (1 điểm):

Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

(.) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(.)

 (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1368Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC 2008-2009
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (1 điểm):	
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...) 
 (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu 2 (3 điểm): 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
Câu 3 (6 điểm): 
Chuẩn bị cho buổi hội thảo văn học của trường, em hãy viết một bài văn về đề tài: Văn học và tình thương./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008-2009
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1 (1 điểm):	
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (...) 
 (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Cho 1 điểm, nếu học sinh lí giải được các ý như sau, trường hợp học sinh chỉ giải thích được một ý thì cho 0,5 điểm:
 	Trong đoạn trích, không thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được, bởi vì nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
 	Quên ở đây không có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết: Căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không quan tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người.
 	Chưa có nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện được, còn nếu dùng từ chẳng thì sẽ không bao giờ thực hiện được ý định trả thù.
.
Câu 2 (3 điểm): 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 (Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
* Yêu cầu HS phải nêu được 3 ý chính sau, mỗi ý đúng cho 1 điểm:
1. Cảnh thiên nhiên: Có thể được coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy được thể hiện nổi bật trong đoạn thơ: 4 cảnh với núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với những đặc điểm riêng thuộc về chúa tể sơn lâm: cảnh những đêm trăng; cảnh những ngày mưa; cảnh những bình minh; cảnh những hoàng hôn. Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, và con hổ - ngôi vị "chúa sơn lâm" nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đầy uy lực.
2. Tâm trạng con hổ: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là cảnh thuộc về quá khứ huy hoàng, thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đau đớn, u uất của "chúa sơn lâm". Tâm trạng con hổ chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình lãng mạn, đã phần nào đó thể hiện tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
3. Nét đặc sắc nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, tiêu biểu, ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách dùng các dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo.
.
Câu 3 (6 điểm): 
Chuẩn bị cho buổi hội thảo văn học của trường, em hãy viết một bài văn về đề tài: Văn học và tình thương./.
I. YÊU CẦU CHUNG: (1 điểm)
- Xác định đúng vấn đề, nội dung và thể loại.
- Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc và có chiều sâu.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện sự linh hoạt trong diễn đạt.
- Học sinh biết sử dụng dẫn chứng qua các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ vấn đề.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: (5 điểm)
1/ Hình thức: Bài văn cần trình bày dưới dạng một tham luận 	(0.5đ)
2/ Nội dung: Bài viết thể hiện được sự nhạy cảm về vấn đề văn học và tình thương. Nói rộng ra tình thương là thể hiện tính nhân văn của văn học. Cụ thể là:
- Tác phẩm văn học giúp ta cảm nhận được tình thương của tác giả đối với số phận của nhân vật.	(1.5đ)
- Thông qua các nhân vật, ta thấy được tình thương của con người đối với con người. 	(1.5đ)
- Tiếp xúc với tác phẩm, người đọc thông cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh, những số phận éo le, bất hạnh. 	(1.5đ)
Ngoài ra, tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh, giám khảo chấm điểm linh hoạt, hợp lý. Mục đích cao nhất (không cục bộ) là bước đầu chọn được những học sinh có năng khiếu môn Ngữ văn để tiếp tục bồi dưỡng tại huyện, sau đó thi chọn đội tuyển chính thức dự thi HSG cấp tỉnh năm học 09-10.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG NGU VAN 8.doc