Đề cương ôn thi học kì I Lịch sử 8

Đề cương ôn thi học kì I Lịch sử 8

1. Đời sống kinh tế ( chuyển biến của nền công nghiệp) và giáo dục thời Lý.

 Trả lời:

 * Đời sống kinh tế: - Có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

 + Tổ chức lễ cày tịch điền

 + Khuyến khích khai khan đất hoang, đaò kênh mương, đắp đê phòng lụt

 + Ban hành luật cấm giết trâu bò

 * Giáo dục thời Lý: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long

 - Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập. Nhà nước quan tâm đến việc thi cử

 - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, giáo dục bước đầu được phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
Lịch sử
Đời sống kinh tế ( chuyển biến của nền công nghiệp) và giáo dục thời Lý.
 Trả lời: 
 * Đời sống kinh tế: - Có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
 + Tổ chức lễ cày tịch điền
 + Khuyến khích khai khan đất hoang, đaò kênh mương, đắp đê phòng lụt
 + Ban hành luật cấm giết trâu bò
 * Giáo dục thời Lý: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long
 - Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập. Nhà nước quan tâm đến việc thi cử 
 - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, giáo dục bước đầu được phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
Những cải cách, tác dụng và hạn chế của Hồ Qúy Ly
 Trả lời: 
 * Những cải cách:
 - Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan. Đổi tên một số đơn vị hành chính và cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Cử quan lại triều đình về các lộ để giám sát tình hình.
 - Kinh tế tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách “ hạn điền”.
 - Xã hội: Thực hiện chính sách “hạn nô”â. Quan tâm đến đời sống người dân nghèo. Bắt các nhà sư quá 50 tuổi phải “ hoàn tục”.
 - Văn hóa – giáo dục: Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm sửa đổi quy chế thi cử và học tập.
 - Quân sự: Tăng quân số, chế tạo súng mới, phòng thủ ở những nơi hiểm yếu và xây thành kiên cố.
* Tác dụng: 
 - Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của địa chủ, quý tộc.
 - Làm suy yếu thế lực nhà Trần
 - Tăng thu nhập nhà Trần
 - Văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ
 * Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để, phù hợp với lòng dân 
Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống và cách đánh giặc độc đáo sáng tạo của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 
* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
 - Tiến cơng trước để tự vệ.
 - Biết khích lệ dân bằng cách vào đền ngâm bài thơ “Nam quốc sơn hà”
 - Xây dựng phòng tuyến, pháo đài lợi hại
 - Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hịa. 
* Cách đánh giặc độc đáo sáng tạo của nhà Trần :
 - Biết được chỗ mạnh, chỗ yếu của địch.
 - Tránh được chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của giặc.
 - Biết phát huy lợi thế của đất nước, quân đội, nhân dân.
 - Buộc giặc phải đành theo cách ta đã chuẩn bị trước.
 - Bắt giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động.
 - Biết sử dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” để nhử giặc.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
 Trả lời: 
 * Nguyên nhân thắng lợi:
 - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ đất nước tạo nên khối đại đoàn kết
 - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo đến sức dân nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân
 - Tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần
 - Chiến lược chiến thuật đúng đắn của vương triều Trần đặt biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,
 * Ý nghĩa lịch sử:
 - Đập tan tham vọng ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ được độc lập hoàn toàn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, quân sự để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh xâm lược. 
Sự thành lập của nhà Lý. Pháp luật và quân đội của nhà Lý
 Trả lời: 
 - Sự thành lập của nhà Lý:
 * Bối cảnh ra đời của nhà Lý:
 + Năm 1005, Lê Long Đĩnh nối ngôi, vào năm 1009 ông qua đời
 + Nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua và lập ra nhà Lý
 + Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu nước là Thuận Thiên, dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long
 + Năm 1054, đổi tên nước là nước là Đại Việt
 - Pháp luật và quân đội:
 * Luật pháp: - Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
 * Quân đội: gồm 2 địa phương
 Cấm quân và quân địa phương
- Quân đội đựơc trang bị vũ khí nay đủ có quân bộ, thủy, kỵ binh và tượng binh
 => Quân đội nhà Lý được tổ chức quy cũ, chu dáo và hùng mạnh 
Nêu khái niệm “ Ngụ binh ư nông” và “ cấm quân”
 Trả lời: 
 - “ Ngụ binh ư nông” :Cho binh lính luân phiên về quê làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.
 - “ Cấm quân” : bộ phận tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước để bảo vệ vua và kinh thành 
Tình hình kinh thời Trần sau chiến tranh
 Trả lời: * Nông nghiệp:
 - Công cuộc khai khan đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố.
 - Các vương hầu quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
 - Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc và vương hầu.
 - Ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều 
 -> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển
 * Thủ công nghiệp: 
 - Thủ công nghiệp do nhà nườc quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều nghề: làm gốm tráng men, chế tạo vũ khí, đóng thuyền lớn,
 - Trong nhân dân Thủ công nghiệp rất phát triển.
 * Thương nghiệp: 
 - Trao đổi buôn bán trong và nhiều nước được nay mạnh, tiêu biểu là Thăng Long và Vân Đồn. 
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( 1285 – 1288) 
 Trả lời: 
 * Chiến thắng Bạch Đằng: 
 - Diễn biến: Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan chiếm được Thăng Long nhưng gặp nhiều khó khăn, quyết định rút quân theo 2 đường: thủy và bộ. Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả 2 mặt trận. Tgáng 4-1288, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan bị tiêu diệt.
Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang
 * Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn rhuyền lương của Trương Văn Hổ:
 - Diễn biến: tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chậm chạp tiến đến, quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội
 - Kết quả: Phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lai bị quân Trần chiếm. 
Những nét chính về giáo dục thời Trần, nhận xét giáo dục thời Trần
 Trả lời : - Ở các lộ, phủ đều có trường học
 - Quốc Tử Giám được mở rộng
 - Các kì thi được tổ chức đều đặn, quy cũ
 -> Giáo dục được cải cách, nhiều bước phát triển. 
Cơ cấu hành chính thị xã Đồng Xoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong Ljch su HKI.doc