Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8

Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8

1/ Chọn câu đúng trong các câu sau:

a/Có thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h

b/Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ cao của vật.

c/ Trong chuyển động cơ học, nếu không kể lực ma sát thì cơ năng được bảo toàn.

d/ Vật có thể thay đổi được vận tốc là nhờ vật có quán tính.

2/ Chọn câu sai trong các câu sau:

a/Người ta thường dùng cmHg để làm đơn vị đo áp suất của khí quyển.

b/Khi vật chìm, nổi lên, lơ lửng hay nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác si mét đều được tính bằng công thức FA=d.V

c/Vật không thể CĐ nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau.

d/Trên cùng một diện tích bị ép, áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1/ Chọn câu đúng trong các câu sau:
a/Có thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h
b/Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ cao của vật.
c/ Trong chuyển động cơ học, nếu không kể lực ma sát thì cơ năng được bảo toàn.
d/ Vật có thể thay đổi được vận tốc là nhờ vật có quán tính.
2/ Chọn câu sai trong các câu sau:
a/Người ta thường dùng cmHg để làm đơn vị đo áp suất của khí quyển.
b/Khi vật chìm, nổi lên, lơ lửng hay nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác si mét đều được tính bằng công thức FA=d.V
c/Vật không thể CĐ nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau.
d/Trên cùng một diện tích bị ép, áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.
3/Trong các yếu tố sau đây: I. Trọng lượng riêng của vật.	II. Hình dạng của vật.	III. Thể tích của vật.
Khi vật đang nổi lên, lực đẩy 	Ác si mét phụ thuộc:
a/ I, II	b/I, II, III	c/ II, III	d/ I, III	
4/Trong các yếu tố sau đây: I. Trọng lượng của vật.	II. Thể tích của vật.	III.Diện tích tiếp xúc giữ vật và mặt bị ép.
Áp suất do vật gây ra phụ thuộc vào: a/ I, II	b/II, III	c/ I, III	d/ I, II, III
I/PHẦN BÀI TẬP:
5/Hãy giải thích cách tra đầu búa vào cán búa bằng cách gõ mạnh cán xuống nền?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6/Khi kéo thùng nước từ giếng lên, nếu thùng nước càng nặng thì ta phải nắm sợi dây kéo càng chặt. Giải thích?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7/Tại sao khi đóng cọc, người ta phải vạt nhọn đầu cọc?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8/Khi đổ bê tông các đà nằm ngang, để biết đà có nằm ngang hay không người ta thường dùng ống cao su có chứa nước.Giải thích cách làm?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9/Tại sao khi đo lực ma sát của vật trên sàn ngang, ta dùng lực kế móc vào vật và kéo vật CĐ đều trên sàn? Nếu vật CĐ nhanh dần thì sao?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10/ Hai vật A và B giống hệt nhau được thả vào 2 chất lỏng khác nhau có 
Trọng lượng riêng lần lượt là d1 và d2 (hình vẽ).
a/ So sánh lực đẩy Ác si mét tác dụng lên hai vật A và B.
b/Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Vì sao?
c/Nếu hai vật A và B có cùng thể tích nhưng khác chất và thả vào trong
cùng một chất lỏng (hình vẽ). So sánh lực đẩy Ác si mét tác dụng lên hai 
vật A và B.Vật nào có khối lượng lớn hơn? Vì sao?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
11/Một otô vượt qua đoạn đường dốc dài 800m gòm 2 đoạn lên dốc và xuống dốc bằng nhau. Khi lên dốc mất thời gian 80s, khi xuống dốc mất thời gian 20s. Tính vận tốc TB của ô tô khi lên dốc, khi xuống dốc và cả đoạn đường dốc đó.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
12/ Một cái ghế có khối lượng 15Kg, người ngồi trên ghế (hai chân không chạm đất) có khối lượng 60Kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt đất là 6 cm2 (ghế có 4 chân). Tính:
a/ Áp lực lên mặt đất.
b/ Áp suất do các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
13/ Hai thỏi sắt có cùng khối lượng, cùng thể tích được treo vào 2 đầu của thanh kim loại nằm ngang sao cho thanh kim loại nằm thăng bằng.
a/Nếu nhúng ngập đồng thời 2 thỏi sắt vào nước thì thanh kim loại có còn thăng bằng không? Giải thích?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b/ Nếu nhúng ngập đồng thời 1thỏi vào nước còn thỏi kia vào trong dầu thì thanh kim loại có còn thăng bằng không? Giải thích?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
14/ Một xe mô tô đi trên quãng đường dài 30 Km mất 40 phút. Lực cản CĐ của xe không đổi là 100N. Tính công suất của đông cơ ô tô (coi như xe CĐ đều)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1-C; 2-C; 3-D; 4-C
I/PHẦN BÀI TẬP:
5/ Khi gõ mạnh cán búa xuống nền, cán búa dừng lại đột ngột còn đầu búa do có quán tính nên tiếp tục chuyển động xuống dưới nên sẽ đi sâu vào cán búa.
6/Nắm dây càng chặt để tăng lực ma sát nghỉ giữa tay với dây, do đó dây sẽ không bị tuột và không làm rơi vật.
7/Vì: vạt nhọn sẽ làm cho diện tích bị ép nhỏ do đó áp suất sinh ra khi đóng sẽ lớn và làm cho cọc dễ lún vào đất hơn.
8/Người ta lấy 2 đầu ống dây đặt vào 2 điểm bất kỳ trên đà, nếu mực nước ở 2 đầu ống trùng với hai điểm trên đà thì hai điểm này sẽ cùng nằm trên một đường thẳng nằm ngang. (Bình thông nhau)
9/Vì lúc đó lực kéo (có giá trị bằng số chỉ của lực kế) cân bằng với lực ma sát nên chúng sẽ có độ lớn như nhau. Nếu vật chuyển động nhanh dần thì lực kéo sẽ lớn hơn lực ma sát nên kết quả đo sẽ không chính xác nữa.
10/a-Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên 2 vật bằng nhau. Vì:
FA1 = PA; FA2 = PB. Mà PA = PB nên: FA1 = FA2
b/Ta có: FA1 = FA2 1 d1.V1 = d2.V2
Mà V2 > V1 " d1 > d2
(với V1 và V2 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bằng thể tích của phần vật bị chìm trong nước)
c/ Ta có: FA1 = d.V1
FA2 = d.V2
Mà V2 > V1 " FA2 > FA1
Mặc khác: FA1 = PA 
 FA2 = PB
" PB > PA " mB > mA
-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP.doc