Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7

Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7

Bài 13: Lan và Ngọc định làm nước mơ từ 5 kg mơ . Theo công thức cứ 2kg mơ ngâm với 2,5 kg đường . Lan bảo cần 6 kg đường ,còn Ngọc bảo cần 6,25 kg đường . Theo em ,ai đúng ? Vì sao ?

Bài 14: Ba đội máy san đất làm 3 khối lượng công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 4 ngày, đội thứ 2 làm trong 6 ngày, đội thứ 3 hoàn thành công việc trong 8 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy? Biết rằng số máy đội thứ nhất nhiều hơn đội máy thứ 2 là 2 máy ( năng suất các máy như nhau).

 

doc 19 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TOÁN 7 LÊN 8
ĐẠI SỐ
Số hữu tỉ.
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng a/b với a,b Z, b 0.
Tập hợp các sỗ hữu tr được kí hiệu là Q.
Quy tắc chuyển vế.
 - Khi chuyển vế một số hàng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.
Với mọi x, y, z Q: x + y = z x = z - y.
Tỷ lệ thức
- Tỷ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số = .
- Nếu = thì ad = bc.
- Nếu ad = bc và a, b, c khác 0 thì ta có tỷ lệ thức.
 = , = , = , = .
 4. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
 = = = 
- Từ dãy tỷ số bằng nhau = = ta suy ra.
 = = = = 
Đại lượng tỷ lệ thuận.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx ( với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k.
- Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
+ Tỉ số giữ hai giá trị của chúng không thay đổi.
+ Tỉ số hai giá trị của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay xy = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
- Nếu hai đại lương tỉ lệ nghịch với nhau thì: 
+ Tích hai giá trị tương ứng cùa chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ).
+ Tỉ số giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Đơn thức
- Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
- Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Đa thức
- Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
- Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Nghiệm của đa thức.
- Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
B. HÌNH HỌC
Hai góc đối đỉnh.
- Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
 a
 O
 b
- Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Hai đường thẳng vuông góc.
- Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và kí hiệu là xx’ yy’.
 x
 y y’
 x’
- Tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
Đường trung trực của đoạn thẳng.
- Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
 d 
 A O B
4. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
a) Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau. 
 5. Hai đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
- Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song.
- Tính chất: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
Tiên đề Ơ - clit về hai đường thẳng song song.
- Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
 M b
 a
 Điểm M nằm ngoài đường thẳng a, đường thẳng b đi qua M và song song với a là duy nhất.
Tính chất của hai đường thẳng song song.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
Hai góc so le trong bằng nhau.
Hai góc đồng vị bằng nhau.
Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Từ vuông góc đến song song.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
 - Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chung song song với nhau.
Tổng ba góc trong một tam giác.
- Tổng ba góc trong một tam giác trong 180 độ.
- Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
 10. Hai tam giác bằng nhau.
- Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Trường hợp thứ nhất cạnh - canh - cạnh.
- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
 b) Trường hơp thứ hai: Cạnh - góc - cạnh.
- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
 c) Trường hợp thứ ba: góc - cạnh - góc.
- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Trường hợp bằng nhau trong tam giác vuông.
- Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông nay bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. (cạnh góc vuông - góc nhọn)
- Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. (cạnh huyền - góc nhọn).
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. (cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Tam giác cân.
- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.
- Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Tư duy chứng minh: Nếu muốn chứng minh một tam giác là tam giác cân ta có hai ý tưởng:
- Chứng minh hai cạnh của tam giác đó bằng nhau.
- Chứng minh hai góc của tam giác đó bằng nhau.
Tam giác đều.
- Tam giá đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác đều mỗi góc bằng 60 độ.
- Nếu một tam giác cân có ba góc bằng nhau thì đó là tam giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60 độ thì đó là tam giác đều.
Tư duy chứng minh: Muốn chứng minh một tam giác là tam giác đều ta có ba hướng chứng minh:
- Chứng minh tam giác có ba cạnh bằng nhau.
- Chứng minh tam giác có ba góc bằng nhau.
- Chứng minh tam giác cân có một góc bằng 60 độ.
Định lý py - ta - go.
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
ABC vuông tại A BC2 = AB2 + AC2
 B 
 A C
Định lý Py - ta - go đảo.
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
- Định lý 1: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
- Định lý 2: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.
- Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
Các đường xiên và hình chiếu của chúng.
- Trong các đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó:
Đường xiên nào có hình chiều lớn hơn thì lớn hơn.
Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiều lớn hơn.
Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiều bằng nhau, và ngược lại, nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.
Bất đẳng thức trong tam giác.
- Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
 a + b > c
- Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.
 a - b < c
- Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài hai cạnh còn lại.
 a - b < c < a + b
Đường trung tuyến trong tam giác.
- Khái niệm: Đường trung tuyến của tam giác là đường xuất phát từ đỉnh của tam giác và đi qua trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh ấy.
 A
 B M C
- Tính chất: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua cạnh ấy.
 A
 F G E
 B D C
 = = = 
Đường phân giác trong tam giác.
Tính chất tia phân giác của một góc.
- Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.
- Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hại cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
 b) Đường phân giác trong tam giác.
 A
 B
 M C 
- Đường phân giác của tam giác là đường xuất phát từ đỉnh và chia góc đó thành hai góc bằng nhau.
- Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Đường trung trực của một đoạn thẳng.
- khái niệm: Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm.
- Định lý thuận: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
- Định lý đảo: Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Tính chất ba đường trung trực của tam giác.
- Ba đường trung trực của tam giác dùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
- Điểm này gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. (phải nhớ vì đây là kiến thức chính sẽ học ở lớp 9).
 24. Đường cao của tam giác.
- Đường cao của tam giác là đường xuất phát từ đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện với đỉnh đó.
- Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.
Đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân.
Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1:(thi kì 1) tìm x, biết.
(2x - 3) - (x - 5) = (x + 2) - (x - 1)
2(x - 1) - 5(x + 2) = - 10
2(x - 5) - 3(x + 7) = 14
5(x - 6) - 2(x + 3) = 12
-7(5 - x) - 2(x - 10) = 15
3(x - 4) - (8 - x) = 12
4(x - 5) - 3(x + 7) = -19
7(x - 9) - 5(6 - x) = -6 + 11x
5(3 - 2x) + 5(x - 4) = 6 - 4x
-3(x - 5) + 6(x + 2) = 9
Bài 2:(thi kì 2)Cho đơn thức: A = (x2y)(xy2)(-x3y2)
Thu gọn, tìm bậc của đơn thức.
Biết = và x + 3y = 3. Tính giá trị của đơn thức A.
Bài 3:(thi kì 2) Cho::
 f(x) = 5x3 - 7x2 + x + 7
g(x) = 7x3 - 7x2 + 2x + 5
h(x) = 2x3 + 4x + 1
tính f(-1) ; g() ; h(0)
Tính k(x) = f(x) - g(x) + h(x)
Tìm bậc của k(x) ; Tìm nghiệm của k(x)
Bài 4:(thi kì 2)Cho hai đa thức:
f(x) = x4 - 2x3 + x2 - 5 + 3x2 - 2x + 2x3
g(x) = (2x2 - x3) - (2 - x4 - x3) - 3x
Thu gọn đa thức f(x), g(x) và sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.
Tính h(x)  ... 2 máy ( năng suất các máy như nhau).
BÀI TẬP PHẦN HÌNH HỌC
Bài 1:( thi kì 2) Cho tam giác ABC (AB = AC). BD và CE là hai phân giác của tam giác.
Chứng minh: BD = CE
Xác định dạng của ADE
Chứng minh: DE // BC
Bài 2:(thi kì 2) Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA, trên tia BA lấy điểm F sao cho BF = BC. Kẻ BD là phân giác của góc ABC (D AC). Chứng minh rằng:
DE BC ; AE BD
AD < DC
ADF = EDC
E, D, F thẳng hàng.
Bài 3:(thi kì 2) Cho tam giác ABC có AB < AC, phân giác AM. Trên tia AC lấy điểm N sao cho AN = AB. Gọi K là giao điểm của các đường thẳng AB và MN. Chứng minh rằng:
MB = MN
MBK = MNC
AM KC và BN // KC
AC - AB > MC - MB
Bài 4:(thi kì 2) Tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA.
Chứng minh rằng: Tia AD là phân giác củaHAC
Vẽ KD AC (K AC). Chứng minh rằng: AK = AH
Chứng minh rằng: AB + AC < BC + AH
Bài 5:(thi kì 2)Cho tam giác ABC cân tại A, phân giác AD. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AE = AB. Trên tia phân giác của góc CAE lấy điểm F sao cho AF = BD. Chứng minh rằng:
AD BC
AF // BC
EF = AD
Ba điểm E, F, C thẳng hàng.
Bài 6:(thi kì 2)Cho tam giác ABC. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, AC. Trên tia đối của tia FB lấy điểm P sao cho PF = BF. Trên tia đối của tia EC lấy điểm Q sao cho QE = CE.
Chứng minh: AP = AQ
Chứng minh: Ba điểm P, A, Q thẳng hàng.
BQ // AC và CP // AC
Gọi PC QB là R. Chứng minh chu vi PQR bằng hai lần chu vi ABC.
Ba đường thẳng AR, BP, CQ đồng quy.
Bài 7:(thi kì 2) cho tam giác ABC cân tại A có BC < AB. Đường trung trực của AC cắt đường thẳng BC tại M. Trên tia đối của tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM.
Chứng minh AMC = BAC
Chứng minh CM = CN
Muốn cho CM CN thì tam giác cân ABC cho trước phải có thêm điều kiện gì?
Bài 8:(thi kì 2) Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.
Chứng minh AE = AD
Chứng minh: AH là phân giác của góc BAC và AH là trung trực của ED.
So sánh HE và HC.
Qua E kẻ EF song song với BD (F AC), tia phân giác góc ACE cắt ED tại I. Tính góc EFI.
Bài 9:(thi kì 2)Cho tam giác ABC có CA = CB = 10cm, AB = 12cm. Kẻ CI vuông góc với AB (I thuộc AB)
a) C/m rằng IA = IB
b) Tính độ dài IC.
c) Kẻ IH vuông góc với AC (H thuộc AC), kẻ IK vuông góc với BC (K thuộc BC).
So sánh các độ dài IH và IK
Bài 10:(thi kì 2)Cho tam giác ABC cân tại A.. Trên cạnh AB lấy điểm D. trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE .
a)C/M rằng BE = CD.
b)C/M rằng góc ABE bằng góc ACD.
c) Gọi K là giao điểm của BE và CD.Tam giác KBC là tam giác gì? Vì sao?
Bài 11:(thi kì 2)Cho tam giác ABC vuông ở C, có góc A bằng 600. tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E. Kẻ EK vuông góc với AB (K thuộc AB).Kẻ BD vuông góc với tia AE (D thuộc tia AE). C/M:
a)AC = AK và AE vuông góc CK.
b)KA = KA
c)EB > AC.
d)Ba đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm.
Bài 12:(thi kì 2)Cho∆ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE⊥BC(E∈BC). Gọi F là giao điểmcủaABvàDE. Chứng minh rằng:
a) BD là trung trực của AE
b) DF = DC
c) AD < DC;
d) AE // FC.
Bài 13:(thi kì 2)Cho tamgiác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM.Từ Mkẻ ME vuông góc với AB tại E, kẻ MF vuông góc với AC tại F.
.a) Chứng minh∆BEM= ∆CFM
b. Chứng minh AM là trung trực của EF.
c. Từ B kẻ đường thẳngvuônggócvới AB tại B, từ C kẻđường thẳng vuônggócvới AC tại C, hai đường thẳngnàycắt nhau tại D. Chứng minh rằngba điểm A, M, D thẳng hàng.
Bài 14: (thi kì 2) Cho góc nhọn xOy, trên 2 cạnh Ox, Oy lần lượt lấy 2 điểm A và B sao cho OA = OB, tia phân giác của góc xOy cắt AB tại I. 
a) Chứng minh OI⊥AB.
b) Gọi D là hình chiếu của điểm A trên Oy, C là giao điểm của AD với OI.
Chứng minh BC⊥Ox
Bài 15: (thi kì 2) Cho tam giác ABC có A = 90o, AB =8cm, AC=6cm.
a. Tính BC.
b. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE= 2cm; trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD=AB. Chứng minh ∆BEC=∆DEC. 
c. Chứng minh DE đi qua trung điểm cạnh BC
Bài 16: (thi kì 2) Cho ABC vuông tại A, có AB < AC. Trên cạnh BC lấy điểm D sao choBD = BA. Kẻ AH vuông góc với BC, kẻ DK vuông góc với AC.
 a)Chứng minh:; 
 b)Chứng minh: AD là phân giác của góc HAC 
 c) Chứng minh: AK = AH. 
 d) Chứng minh: AB + AC < BC +AH
Bài 17: (thi kì 2) Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường phân giác của góc B cắt AC tại H. Kẻ HE vuông góc với BC (E € BC). Đường thẳng EH và BA cắt nhau tại I.
 a) Chứng minh rẳng: ΔABH = ΔEBH; 
 b) Chứng minh BH là trung trực của AE 
 c) So sánh HA và HC; 
 d) Chứng minh BH vuông góc với IC. Có nhận xét gì về tam giác IBC.
Bài 18: (thi kì 2) Cho DABC vuông tại C. Trên cạnh AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Kẻ qua D đường thẳng vuông góc với AB cắt BC tại E. AE cắt CD tại I.
a) Chứng minh AE là phân giác góc CAB
b) Chứng minh AD là trung trực của CD
c) So sánh CD và BC
d) M là trung điểm của BC, DM cắt BI tại G, CG cắt DB tại K. Chứng minh K là trung điểm của DB.
Bài 19: (thi kì 2) Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.
Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân.
Kẻ BH AM (H AM), kẻ CK AN (K AN). Chứng minh rằng BH = CK.
Chứng minh rằng AH = AK.
Khi BAC = 60o và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạng của tam giác OBC.
Bài 20: (thi kì 2) Cho tam giác ABC cân ở A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD.
Chứng minh rằng:
BE = CD
BMD = CME
AM là tia phân giác của góc BAC.
Bài 21:(thi kì 2) Cho tam giác cân ABC có A = 45o, AB = AC. Từ trung điểm I của cạnh AC kẻ đường vuông góc với AC cắt đường thẳng BC ở M. Trên tia đối của tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM.
Chứng minh rằng:
AMC = ABC
ABM = CAN
Tam giác MNC vuông cân ở C.
Bài 22: (thi kì 2) Cho tam giác ABC có AB = AC. Trên tia đối của các tia BA và CA lấy hai điểm D và E, sao cho BD = CE.
Chứng minh DE // BC
Từ D kẻ DM vuông góc với BC, từ E kẻ EN vuông góc với BC. Chứng minh DM = EN.
Chứng minh tam giác AMN là tam giác cân.
Từ B và C kẻ các đường vuông góc với AM và AN chúng cắt nhau tại I. Chứng minh AI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAC.
Bài 23:(thi kì 2) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác BK (K AC). Kẻ KI vuông góc với BC, I thuộc BC.
Chứng minh rằng: ABK = IBK
Kẻ đường cao AH của ABC. Chứng minh AI là tia phân giác của góc HAC.
Gọi F là giao điểm của AH và BK. Chứng minh: AFK cân và AF < KC.
Lấy điểm M thuộc tia AH sao cho AM = AC. Chứng minh IM IF.
Bài 24: (Thi kì 1) Cho ∆ABC có AB = AC kẻ BD vuông góc với AC; CE vuông góc với AB( DAC;E AB). Gọi O là giao điểm BD và CE.
Chứng minh: 
a, BD = CE
b, ∆OEB = ∆ODC
c, AO là tia phân giác của góc BAC
Bài 25:(Thi kì 1)Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ AH vuông góc với BC ( H Î BC). Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HD = AH 
a/ Chứng minh D AHB = D DHB 
b/ Chứng minh BD ^CD
Bài 26: (Thi kì 1) Cho tam giác ABC vuông tại A và AB = AC. Qua đỉnh A kẻ đường thẳng xy sao cho xy không cắt đoạn thẳng BC. Kẻ BD và CE vuông góc với xy (D xy , E xy )
	a) Chứng minh:
	b) Chứng minh: rABD = rCAE
 c) Chứng minh: DE = BD + CE
Bài 27:(Thi kì 1)Cho ABC (AB=AC), gọi M là trung điểm của BC.
Chứng minh AM BC
 b) Đường thẳng qua B vuông góc BA cắt AM tại I. Chứng minh CI CA
Bài 28: (Thi kì 1) Cho ΔABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD.
Chứng minh ΔAMB = ΔDCM
Chứng minh AB // DC
Bài 29: (Thi kì 1) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AC.
a) Chứng minh: DE = BC.
b) Chứng minh: DE // BC.
c) Từ E kẻ EH vuông góc với BD (H Î BD). Trên tia đối của tia HE lấy điểm F sao cho HF = HE. Chứng minh: AF = AC.
Bài 30:(Thi kì 1)Cho = 700. Trên tia OA lấy điểm M, trên tia OB lấy điểm N sao cho OM = ON. Trên tia MA lấy điểm E, trên tia MB lấy điểm F sao cho ME = NF.
	a) Chứng minh: Tam giác EON bằng tam giác FOM.
	b) Gọi giao điểm của NE và NF là I . Chứng minh: EMI = FNI.
	c) Chứng minh: IME = INF 
 d) Tính góc IOM?
Bài 31: (Thi kì 1) Cho Tam giác ABC vuông tại A, kẻ tia phân giác BD (DAC) của góc B, kẻ AI vuông góc BD (IBD), AI cắt BC tại E.
a) Chứng minh: BIA = BIE 
 b) Chứng minh: BA = BE 
 c) Chứng minh: BED vuông
Bài 32: (Thi kì 1) Cho ABC có A = 90o. Kẻ AH vuông góc với BC (HBC). Trên đường thẳng vuông góc với BC tại B lấy điểm D không cùng nửa mặt phẳng bờ BC với điểm A sao cho BD = AH. Chứng minh rằng:
a) AHB = DBH
 b) AB // DH
c) Tính góc ABC, biết góc BAH = 35o
Bài 33: (Thi kì 1) Cho tam giác ABC gọi M là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia MC lấy điểm N sao cho: MC = MN. Chứng minh rằng:
 a) ∆AMN = ∆BMC.	
b) AN // BC	
c) ∆NAC = ∆CBN
Bài 34: (Thi kì 1) Cho tam giác ABC có AB = AC. Kẻ BD vuông góc với AC; CE AB (D AC; E AB ). Gọi O là giao điểm của BD và CE. Chứng minh:
a, BD = CE 
b, rOEB = rODC 
c, AO là tia phân giác của góc BAC
Bài 35:(Thi kì 1)Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HA = HD.
a) Chứng minh rằng BC là tia phân giác của góc ABD.
b) Chứng minh rằng CA = CD.
Bài 36:(Thi kì 1)Cho tam giác ABC. Từ trung điểm M của BC, kẻ MD // AB (D thuộc AC) và ME // AC (E thuộc AB) . Chứng minh rằng:
Góc ACB bằng góc EMB.
Tam giác EBM bằng tam giác DMC.
Tam giác EDM bằng tam giác CMD
ED = ½ BC 
Bài 37:(Thi kì 1)Cho tam giác ABC có góc A = 900. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC tại M.
a/ Chứng minh rABM = rEBM.
b/ So sánh AM và EM.
c/ Tính số đo góc BEM
Bài 38: (Thi kì 1) Cho góc nhọn xOy. Lấy M là một điểm nằm trên tia phân giác Ot của góc xOy. Kẻ ; 
Chứng minh MQ = MH
Nối QH cắt Ot ở G. Chứng minh GQ = GH
Chứng minh QH OM
Bài 39:(Thi kì 1) Cho tam giác ABC có = 900 và AB = AC. Gọi K là trung điểm của BC
 a) Chứng minh AKB = AKC và AK BC
 b) Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt đường thẳng AB tại E.Chứng minh EC // AK.
 c) Tính góc BEC
Bài 40: (Thi kì 1) Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên tia Ax lấy điểm C, trên tia By lấy điểm D sao cho AC = BD.
	a) Chứng minh: AD = BC.
	b) Gọi E là giao điểm AD và BC. Chứng minh: EAC = EBD.
	c) Chứng minh: OE là phân giác của góc xOy.
Bài 41: (Thi kì 1) Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AD=AB, trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AC.
Chứng minh rằng: BE = CD.
Chứng minh: BE // CD.
Gọi M là trung điểm của BE và N là trung điểm của CD. Chứng minh: AM=AN.
Bài 42:(Thi kì 1)Cho tam giác ABC, có góc A = 900. Tia phân giác BE của góc ABC (). Trên BC lấy M sao cho BM=BA.
Chứng minh 
Chứng minh 
So sánh góc ABC và góc MEC

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_toan_lop_7.doc