1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ?
a . Lan ơi ! Về mà đi học !
b. Thôi rồi, Lượm ơi !
c . Trời ơi ! Vì sao thế ?
2 . Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết . Một người như thế đấy ! . Một người đã khócvì đã chót lừa một con chó ! . Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma , bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng .
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn . ( Nam Cao )
3 . Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không ?
a . Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ , ngặt vì cất dở mẻ rượu , em chịu khó thay anh , đến sáng thì về . ( Thạch Sanh )
b . Tuy thế , nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”
(Tạ Duy Anh )
4 . Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây :
a . Thế rồi Dế Choắt tắt thở . Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình .
( Tô Hoài )
b . Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh , em sung bướng reo lên :
- Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông !
( Cây Bút Thần )
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Câu nghi vấn 1 .Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng : - Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ? ( Phạm Duy Tốn ) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng ) 2 . Bài tập 2 : Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau : a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo : - Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . ( Sọ Dừa ) b . Vua rất thích thú vội ra lệnh : - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá . [ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : - Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý ! [ ... ] Vua quống quýt kêu lên : - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! ( Cây Bút Thần ) 3 . Bài tập 3 : So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau : a . Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! b . Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! ( Tắt Đèn , Ngô Tất Tố ) II. Ôn tập câu cảm thán : 1 . Khái niệm :Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc , tình cảm , thái độ của người nói đối với sự vật , sự việc được nói tới . VD : Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! ( Tố Hữu ) Ôi , quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công ! 2 . đặc diểm hình thức và chức năng : a. Đặc điểm hình thức : Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như : ôi , than ôi , hỡi ơi , trời ơi ,biết bao , biết chừng nào ....Khi viết , câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu cảm thán được câu tạo bằng thán từ :Ôi , ái, ơi ối, eo ơi hỡi ơi ,trời ơi ... VD :Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! ( Tố Hữu ) + Thán từ đứng tách riêng : VD : Ôi! trăm hai mươi lá bài đen đỏ có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? + Thán từ kết hợp với thực từ : VD : Mệt ơi là mệt ! Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc nhỉ VD : Thương thay cũng một kiếp người . ( Nguyễn Du ) Bố mày khôn nhỉ ! ( Nguyễn Công Hoan ) Các từ lạ , thật , ghê quá , dường nào , biết mấy , biết bao ... thường đứng sau vị ngữ để tạo thành câu cảm thán . VD : Con này gớm thật ! ( Nguyên Hồng ) Thế thì tốt quá ! ( Nam Cao ) b . Chức năng chính : biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói . VD : Hỡi ơi lã hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... ( Nam Cao ) III. Câu Trần Thuật . 1 . Khái niệm : Là kiểu câu dùng để kể , xác nhận , miêu tả thông báo , nhận định trình bày ... VD : Xem khắp đất việt ta , chỉ nơi này là thắng địa . 2 . Đặc điểm và chức năng . a . Đặc điểm : Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của nhgững kiểu câu khác ( Không có từ nghi vấn , cầu khiến , từ ngữ cảm thán ) ; thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu , đề nghị hay bộc lộ tình cảm , cảm xúc ...nó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than . VD : - Con đi đây . ( Câu trần thuật ) - Con đi đi ! ( Câu cầu khiến ) - Con đi à ? ( Câu nghi vấn ) - Ôi , Con đi ! ( Câu cảm thán ) b . Chức năng : - Trình bày : Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở . - Tả : Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má . - Kể : Mẹ tôi thức theo . - Biểu lộ tình cảm , cảm xúc : Cậu này khá ! IV . Phân biệt câu phân loại theo mục đích với hành động nói . - Câu phân loại theo mục đích nói dựa vào đặc điểm hình thức . - Hành động nói chú ý đến chức năng của kiểu câu . * Bài tập : 1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? a . Lan ơi ! Về mà đi học ! b. Thôi rồi, Lượm ơi ! c . Trời ơi ! Vì sao thế ? 2 . Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế đấy ! ... Một người đã khócvì đã chót lừa một con chó ! ... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma , bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng ... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ... ( Nam Cao ) 3 . Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? a . Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ , ngặt vì cất dở mẻ rượu , em chịu khó thay anh , đến sáng thì về . ( Thạch Sanh ) b . Tuy thế , nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải” (Tạ Duy Anh ) 4 . Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây : a . Thế rồi Dế Choắt tắt thở . Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình . ( Tô Hoài ) b . Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh , em sung bướng reo lên : - Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông ! ( Cây Bút Thần ) Bài tập 1 :Hãy xác định kiểu câu nghi vấn , cầu khiến, cảm thán , trần thuật trong các câu sau ( Không xét các câu trong ngoặc vuông ). a . – U nó không được thế ! ( Ngô Tất Tố ) b .Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội ( Ngô Tất Tố) c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? ( Tô Hoài ) d . – Này , em không để chúng nó yên được à? ( Tạ Duy Anh ) e . - Các em đừng khóc . ( Thanh Tịnh ) g . – Ha ha ! [ Một lưỡi gươm ! ] ( Sự tích Hồ Gươm ) h . “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới , Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” ( Tế Hanh ) Gợi ý : a . Câu cầu khiến . d. Câu nghi vấn. h . Câu trần thuật . b . Câu trần thuật . e .câu cầu khiến . c . Câu nghi vấn . g . Câu cảm thán . Bài tập 2 : Xác định hành động nói của các câu trên . Gợi ý : a . Hành động nói can ngăn ( Thuộc hành động điều khiển ) b . Hành động nói nhận định ( Thuộc hành động trình bày ) c . Hành động hỏi . d . Hành động nói đề nghị ( Thuộc hđ điều khiển ) e .Hành động khuyên bảo ( Thuộc hành động điều khiển ) g . Hành động nói bộc lộ cảm xúc . Bài tập 3 :Cho đoạn văn : “ (1) Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ , nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống : - ( 2 ) Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? ( 3) Điểm thêm một giây nức nở , chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - (4) Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài . (5 ) Cái Tí nghe nói giãy nảy , giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc. [...] ( 6) U nhất định bán con ư ? ( 7) U không cho con ở nhà nữa ư ? ( 8) Khốn nạn thân con thế này ! ( 9) Trời ơi ! Chỉ ra hành động nói của các câu (2 ) , (4 ), (6) , ( 7) , (8) , (9) Gợi ý : Lời của cái Tí :Câu ( 2) : HĐ hỏi Câu (6) : HĐ hỏi . Câu (7): HĐ hỏi . Câu ( 8) ( 9) : HĐ cảm thán , bộc lộ cảm xúc . Lời của chị Dậu : Câu ( 4): HĐ báo tin ( thuộc hành động trình bày ) Tiết 2 Bài tập 4 :Năm câu sau thể hiện các hành động nói : Phủ định , khẳng định , khuyên , đe doạ , bộc lộ cảm xúc .Hãy xác định kiểu câu và hành động noí thể hiện ở từng câu . a . Đẹp vô cùng , tổ quốc ta ơi ! HĐ nói : Bộc lộ cảm xúc . b .[ Nhà cháu đã túng ... .] Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? HĐ nói :Phủ định ( Thuộc kiểu HĐ nói trình bày ) c .Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng . HĐ nói :Khuyên bảo ( Thuộc HĐ nói điều khiển ) d . – Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi , chửi mắng thôi a ! HĐ nói : Đe doạ ( Thuộc kiểu điều khiển ) e . Xem khắp đất Việt ta , chỉ nơi đây là thắng địa . HĐ nói khẳng định ( thuộc kiểu trình bày ) Bài tập 5 : Xác định kiểu câu và hành động nói của từng câu : “ Tinh thần yên nước cũng như các thứ của quí . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày .Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hiện vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến”. Gợi ý : Kiểu câu : Tất cả các câu đều là câu trần thuật HĐ nói : Câu 1,2,3 : HĐ trình bày .( Cách thực hiện HĐ nói : trực tiếp .) Câu 4,5 : HĐ cầu khiến ( HĐ điều khiển ). ( Cách thực hiện HĐ nói : Gián tiếp ). Bài tập 6 : Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau : “ ( 1) Với vẻ mặt băn khoăn , cái Tí bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ : - (2) Này u ăn đi ! (3) Để mãi ! (4) U có ăn thì con mới ăn . (5) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa . ( 6) Nể con , chi Dậu cầm lấy một củ , rồi chị lại đặt xuống chõng . (7) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt , con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha : - ( 8) Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? (9) Chị Dậu khễ gạt nước mắt : - (10) Không đau con ạ ! Gợi ý : (1) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày). (2) Câu cầu khiến - HĐ đề nghị ( Thuộc HĐ điều khiển ). (3) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày). (4) Câu khẳng định( câu trần thuật ) – HĐ nhận định ( Thuộc HĐ trình bày). (5) Câu khẳng định( câu trần thuật ) – HĐ nhận định ( Thuộc HĐ trình bày). (6) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày). (7) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày). (8) Câu nghi vấn – HĐ hỏi . ( 9) Câu trần thuật – HĐ kể( Thuộc HĐ trình bày). 10) Câu phủ định – HĐ phủ định bác bỏ ( Thuộc HĐ trình bày). CÂU NGHI VẤN Bài tập 1 :Xác định kiểu câu , cho biết tác dụng của các câu đó ? “ Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ?Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như lợn ăn và xếp họ như xếp lợ dưới hầm tàu ẩm ướt , không giường nằm , không ánh sáng thiếu không khí đó sao ? Về xứ sở , chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc , thế là tốt . Bây giơ chúng tôi không cần đến các anh nữa , cút đi !” đó sao ? Gợi ý : Các câu trên đều thuộc kiểu câu nghi vấn . Tác dụng : Dùng để khẳng định bản chất lừa đảo , sự thật phũ phàng và số phận thảm thương của những người dân bản xứ các nước Đông Dương sau khi chiến tranh kết thúc .Đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai ,căm phẫn của tác giả . Bài tập 2 : Xác định các kiểu câu ( Câu nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ,trần thuật ,phủ định ) trong đoạn trích ... ng mày ! Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? -Dạ, bẩm -Đuổi cổ nó ra ! Ngày quay mặt vào, lại hỏi thầy đề : -Thầy bốc quân gì thế ? -Dạ, bẩm, con chưa bốc. -Thì bốc đi chứ ! 4) Đọc và chỉ ra sự khác nhau trong quan hệ giữa hai anh em ở hai đoạn hội thoại sau : a) (Dìu em vào trong nhà, tôi bảo :) -Không phải chia nữa, anh cho em tất. -Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Khánh Hoài) b) (Mèo rất hay lục lọi đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.) -Này, em không để chúng nó yên được à ? -Mèo mà lại ! Em không phá là được (Tạ Duy Anh) 5) Đọc mẫu chuyện sau : Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm với bác Hai : -Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi. Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói : -Tiệm của bác hổng có bơm thuê. -Vậy mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. -Bơm của bác bị hư, cháu chịu khó dắt đến tiệm khác vậy. Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào tíu tít chào hỏi : -Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hỏng biết sao nó cứ xì hơi hoài. -Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm ! -Cháu cảm ơn bác nhiều. (Theo Thành Long) Hãy nhận xét về cách nói năng của hai bạn Hùng và Hoa. 6) Đoạn hội thoại sau có bao nhiêu lượt lời của vua, bao nhiêu lượt lời của em bé ? Chỉ ra những dấu hiệu dừng lời trong mỗi lượt lời. -Thằng bé kia, mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? -Tâu đức vua, [] mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ. [] – Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được ! [] – Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua ? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ ! [] – Ta thử đấy thôi mà ! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à ? -Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi. (Em bé thông minh) 7) Chỉ ra sự vi phạm về lượt lời trong đoạn hội thoại sau. Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy sự vi phạm đó ? a) – Đê vỡ rồi !...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? -Dạ, bẩm -Đuổi cổ nó ra ! (Phạm Duy Tốn) b) – Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang (Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng : ) -Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết ! (Tô Hoài) 8) Tự liên hệ bản thân, trong giao tiếp hằng ngày, có bao giờ em cắt lời người khác không ? Như thế có lịch sự không ? Cần phải rút kinh nghiệm thế nào ? K/ LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 1) Trật tự từ có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt đúng ý nghĩa của câu. Các từ được sắp xếp theo những trật tự khác nhau có thể làm cho ý nghĩa của câu khác nhau. 2) Trong văn bản, việc lựa chọn trật tự từ trong câu còn có tác dụng làm cho văn bản có tình mạch lạc, liên kết chặt chẽ. Thông thường, việc lựa chọn trật tự từ trong câu thường nhằm đến các mục đích sau a. Thể hiện trình tự nhất định của sự việc, hiện tượng, hoạt động, tính chất,(theo mức độ quan trong, theo trình tự thời gian, theo trật tự quan sát, trật tự nhận thức,) b. Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất, khía cạnh,của sự vật, hiện tượng. c. Tạo sự liên kết với những câu khác. d. Tạo sư hài hòa về âm thanh 3)Trật tự sắp xếp các từ ngữ, đặc biệt trong chuỗi liệt kê, còn có giá trị thể hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm, tính chất. a) Tăng dần b) Giảm dần *Bài tập bổ sung 1) Giải thích lí do lựa chọn trật tự các từ ngữ in đậm trong những câu sau : a) Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách [] (Truyện dân gian Việt Nam) b) Trước Cách mạng, ông (Nguyên Hồng) sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp túc bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. (Ngữ văn 8, tập một) c) Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! (Tế Hanh) d) Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng. (Thế Lữ) 2) Có thể đổi trật tự hai vế câu trong câu sau được không ? Tại sao ? Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ they62 làm cho bài văn tế. (Truyện dân gian Việt Nam) 3) Viết hai đoạn văn ngắn, mỗi đoạn dùng một câu sau : -Con chó cắn con mèo. -Con mèo bị con chó cắn (Lưu ý có thể thêm bớt, thay đổi từ ngữ, nhưng giữ được trật tự từ) 4) Giải thích sự khác nhau giữa các cặp cụm từ sau : a) ăn ít – ít ăn b) tay mát – mát tay 5) Giải thích lí do cách sắp xếp trật tự các từ in đậm trong các câu sau : a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài) b) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. (Vũ Tú Nam) c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (Lòng yêu nước) d) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được. (Nam Cao) 6) So sánh trật tự từ ngữ trong những câu sau với trật tự từ ngữ trong lời nói bình thường hằng ngày và cho biết giá trị diễn đạt của trật tự đó. a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám. (Tố Hữu) b) Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương, Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu, Đã bật lên tiếng thét căm hờn. (Nguyễn Đình Thi) c) Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. (Hồ Xuân Hương) 7) Hãy giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ ngữ in đậm sau lên đầu câu. a) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố) b) Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong tòa báo hai buổi. (Nguyễn Công Hoan) 8) So sánh trật tự từ ngữ trong hai câu sau. Hãy viết hai đoạn văn, mỗi đoạn dùng một câu. -Trên ngấn biển nhô dần lên một chiến hạm tàu. (Nguyễn Tuân) -Một chiến hạm tàu nhô dần lên trên ngấn biển. L/ CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (Lỗi lô-gic) 1) Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu. 2) Về mặt lô-gic, HS cần chú ý tránh một số lỗi sau : a) Lỗi mâu thuẫn lô-gic giữa chủ ngữ và vị ngữ (Cái bàn tròn này vuông) b) Lỗi liệt kê không đồng loại (Em rất thích ăn bún, phở và học nhiều môn khác) c) Quan hệ giữa các vế câu không lô-gic. (Vì trời mưa nên em vẫn đi học) *Bài tập bổ sung 1) Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau. Chữa lại các lỗi đó. a) Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b) Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em. c) Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn. d) Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố. 2) Những câu sau mắc những lỗi lô-gic nào ? Hãy chữa lại các lỗi đó. a) Em hứa sẽ học tốt các môn Toán, Lí, Hóa và các môn khoa học xã hội khác. b) Em thích mua xe hay xe đạp ? c) Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu. VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI Bài tập 1: a. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình) -Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp. b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. - Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là: A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng. C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng. d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc? - Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn. Bài tập 2: a. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình) -Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp. b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. - Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là: A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng. C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng. d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc? - Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn. - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
Tài liệu đính kèm: