Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 (Học kì II)

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 (Học kì II)

I. Phần văn bản

1. Chép thuộc lòng các bài thơ đã học.

2. Giới thiệu những nét chính về các tác giã đã học.

3. Giới thiệu thể loại, hoàn cảnh sáng tác ( xất xứ),PTBĐ, nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học.

4.Thế nào là thể cáo, hịch, tấu?

5.Đặc điểm phong trào thơ mới? Nêu những tác phẩm thuộc phong trào thơ mới.

6. Tóm tắt văn bản :" Hịch tướng sĩ", " chiếu dời đô", " thuế máu"

7. Nêu ý nghĩa nhan đề " thuế máu"

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 (Học kì II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8
 ( Học kì II)
I. Phần văn bản
1. Chép thuộc lòng các bài thơ đã học.
2. Giới thiệu những nét chính về các tác giã đã học.
3. Giới thiệu thể loại, hoàn cảnh sáng tác ( xất xứ),PTBĐ, nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học.
4.Thế nào là thể cáo, hịch, tấu?
5.Đặc điểm phong trào thơ mới? Nêu những tác phẩm thuộc phong trào thơ mới.
6. Tóm tắt văn bản :" Hịch tướng sĩ", " chiếu dời đô", " thuế máu"
7. Nêu ý nghĩa nhan đề " thuế máu"
II. Phần tiếng việt
1.Nêu khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu đã học?
2. Thế nào là hành động nói? Các kiểu hành động nói? Cách thực hiện hành động nói?Cho ví dụ
3. Vai xã hội là gì? Nêu các quan hệ xã hội?Đặc điểm lượt lời trong hội thoại?
4. Trật tự từ là gì? Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
5. Nêu nguyên nhân, cách phát hiện và sữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gic)?
 * Các dạng bài tập
D1: Đặt câu với mỗi kiểu câu, viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu
D2: Nhận diện kiểu câu có trong đoạn văn, đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu đó
D3: Phân tích ý nghĩa lượt lời, vai xã hội trong hội thoại
D4. Chữa lỗi diễn đạt có trong mẫu câu cho sẵn( hoặc đoạn văn)
D5: Xác định mục đích, kiểu hành động, cách thực hiện kiểu hành động đó
III. Tập làm văn
1. Đặc điểm đoạn văn trong văn bản thuyết minh
2. Luận điểm là gì? Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì?
3. Đặc điểm của yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?
4. Đặc điểm , cách làm văn bản tường trình( và văn bản thông báo)?
 * Dạng đề văn: Lập dàn bài
Dạng 1: Thuyết minh( Giới thiệu) về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
D2. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ( tự chọn) hoặc ở địa phương em
D3. Thuyết minh về một thể loại, văn bản đã học( Dựa vào phần soạn ở văn bản)
D4. Giới thiệu cách làm đồ dùng 
D5. Một số đề văn nghị luận 
 Đề 1: Phân tích bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù trong bài “Khi con tu hú” (TốHữu).
 Đề 2: Phân tích làm nổi bật giá trị biểu cảm, phép tu từ điệp ngữ khổ thơ thứ ba trong bài “Nhớ rừng” (Thế Lữ)
Đề 3: Phân tích nỗi nhớ của con Hổ trong bài thơ :" Nhớ rừng"
Đề 4: Phân tích hình ảnh Ông Đồ trong bài thơ " ông đồ"
Đề 5. Cảm nhận về hình ảnh Quê hương trong bài thơ " Quê hương"
Đề 6: Cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bai thơ" khi con tu hú"
Đề 7: Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua ba bài thơ:" Tức cảnh Pác Bó"," Ngắm trăng"," Đi đường'
Đề 8: Dựa vào văn bản " Chiếu dời đô ' và" hịch tướng sĩ" , hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước 
Đề 9. Cứng minh " Nước đại Việt ta" có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn
Đề 10: Từ bài " Bàn luận về phép học", hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ "học "và "hành".
Đề 11: Suy nghĩ của em về vấn đề thuế máu trong bài " Thuế máu"
Đề 12: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
Đề 13: Hiện nay một số bạn em đang đua đòi theo những lối sống ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của người Hà Nội và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Đề 14: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).
Đề 15: Câu nói của M. Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?
Đề 16: Văn học và tình thương
Đề 17: Hãy nói không với các tệ nạn
Đề 18: Tuổi trẻ và tương lai đất nước

Tài liệu đính kèm:

  • doc®Ì c­uong on tËp ngu van 8-k× 2.doc