Đề cương ôn tập môn: Hóa học 8

Đề cương ôn tập môn: Hóa học 8

I – KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Định nghĩa, phân loại và gọi tên các oxit, axit, bazơ, muối? Cho VD minh họa

a. Oxit

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

- Phân loại: 2 loại chính

+ Oxit bazơ: Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

 VD: CaO tương ứng với Ca(OH)2,

 Fe2O3 tương ứng với Fe(OH)3

+ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

 VD: SO3 tương ứng với H2SO4

 P2O5 tương ứng với H3PO4

- Gọi tên: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

 VD: CaO: Canxi oxit;

 NO: Nitơ oxit.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 2312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
MÔN: HÓA HỌC 8
I – KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Định nghĩa, phân loại và gọi tên các oxit, axit, bazơ, muối? Cho VD minh họa
a. Oxit
Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Phân loại: 2 loại chính
+ Oxit bazơ: Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. 
 VD: CaO tương ứng với Ca(OH)2, 
 Fe2O3 tương ứng với Fe(OH)3 
+ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
 VD: SO3 tương ứng với H2SO4
 P2O5 tương ứng với H3PO4 
Gọi tên: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
	VD: 	CaO: Canxi oxit;
	NO: Nitơ oxit.
¤ Lưu ý: 	+ Nếu kim loại có nhiều hóa trị: 
g Tên gọi = tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
VD:	FeO: Sắt (II) oxit;
	Fe2O3: Sắt (III) oxit.
Hóa trị của một số nguyên tố thường gặp
Nguyên tố
Hóa trị
Nguyên tố
Hóa trị
Nguyên tố
Hóa trị
H
I
O
II
Cl
I
Na
I
Ca
II
Fe
II, III
	+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị: 
g Tên gọi=tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim +tên phi kim+ tiền tố chỉ số nguyên tử oxi+ oxit
Các tiền tố thường gặp: 	1 – mono (thường bỏ qua)	2 – đi
	3 – tri	4 – tetra	5 – penta
VD:	SO2: Lưu huỳnh đioxit;
	P2O5: Điphotpho pentaoxit.
b. Axit
Định nghĩa: Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
Phân loại: 2 loại
+ Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H2CO3
+ Axit không có oxi: HCl, H2S 
Gọi tên:
+ Axit không có oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + hiđric
	VD: HCl: axit clohiđric; 	HBr: axit bromhiđric
+ Axit có oxi
Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4: axit sunfuric; 	HNO3: axit nitric;	H3PO4: axit photphoric
Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3: axit sunfurơ
¤ Tên các gốc axit thường gặp
Gốc axit
Tên gốc axit
Gốc axit
Tên gốc axit
= SO4
sunfat
= CO3
cacbonat
– NO3
nitrat
 PO4
photphat
= S
sunfua
– Cl
clorua
– Br
bromua
= SO3
sunfit
c. Bazơ
Định nghĩa: Bazơ là hợp chất gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit ( – OH).
Phân loại: 2 loại
+ Bazơ tan được trong nước (kiềm): NaOH, Ba(OH)2 
+ Bazơ không tan được trong nước: Mg(OH)2, Fe(OH)3 
Gọi tên: Tên bazơ=tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
VD:	NaOH: natri hiđroxit;
	Ca(OH)2: caxi hiđroxit;
	Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit.
d. Muối
Định nghĩa: Muối là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Phân loại: 2 loại
+ Muối trung hòa là những muối mà gốc axit không còn nguyên tử H: CaCO3, NaCl 
+ Muối axit là những muối mà gốc axit có nguyên tử H: NaHCO3, KHSO4 
Gọi tên: 
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD:	Na2SO4: natri sunfat
	ZnCl2: kẽm clorua
	Fe(NO3)2: sắt (II) nitrat
	CaCO3: canxi cacbonat 
	NaHCO3: natri hiđrocacbonat
2. Các loại phản ứng đã học – Cho ví dụ minh họa
a. Phản ứng hóa hợp: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó một chất được tạo thành từ 2 hay nhiều chất.
VD:	2 H2 + O2 2H2O
b. Phản ứng phân hủy: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó 2 hay nhiều chất được tạo thành từ một chất.
VD: 	2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
c. Phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó các nguyên tử của đơn chất thay thế các nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
VD:	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­
3. Các công thức tính toán trong hóa học đã học
1) Công thức về khối lượng, số mol và khối lương mol:
 m = n M Þ và 
2) Công thức về thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn:
	V = n 22,4 Þ (V được tính bằng lít)
3) Công thức tính nồng độ dung dịch:
a) mdd = mdm + mct
b) Nồng độ phần trăm của dung dịch
 Þ	
c) Nồng độ mol của dung dịch
 Þ n = CMV, (V được tính bằng lít)
4) Công thức tính khối lượng dựa vào khối lượng riêng: 
 Þ 	mdd = DV và (V được tính bằng ml)
4. Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hóa học
Viết PTHH
Tính số mol của chất đã cho ( hoặc )
(Xác định chất tham gia phản ứng hết và chất dư nếu đề bài cho dữ kiện của cả hai chất tham gia phản ứng.)
Tính số mol của chất cần tìm (Dựa vào hệ số của PTHH).
Tính khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu của đề bài ( m = n.M hoặc V= n.22,4)
II – BÀI TẬP
Bài 1: Hoàn thành bảng sau:
CTHH
Phân loại hợp chất
Gọi tên
Na2S
MgO
N2O5
Zn(OH)2
Na3PO4
MgCO3
HNO3
HCl
Al(OH)3
Cu(OH)2
Na2SO4
CaCl2
Bài 2: Cho các chất sau: H2SO4,Ca(OH)2, HCl, Fe(OH)3, CaCO3, CO2, Na2O, FeO. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.
Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, cho biết nó thuộc loại phản ứng nào?
1. Zn + HCl ZnCl2 + H2 	
2. Al + O2 	Al2O3
3. Zn + H2SO4 ZnSO4	 + H2 	
4. H2 + Fe3O4 Fe + H2O
5. CaCO3 CaO + CO2 	
6. P + O2 P2O5
7. Na + H2O NaOH + H2 	
8. P2O5 + H2O H3PO4
9. H2 + FeO H2O + Fe 	
10. KClO3 KCl + O2
11. Al + HCl AlCl3 + H2 	
12. S + O2 SO2
13. K2O + H2O KOH 	
14. Fe + O2 Fe3O4
Bài 4: Cho 5,6 g sắt Fe vào 100 ml dung dịch HCl. Hãy: 
Viết PTHH xảy ra.
Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 19,5g kẽm (Zn) vào 200 ml dung dịch axit clohiđric (HCl).
Viết PTHH xảy ra.
Tính khối lương muối tạo thành ?
Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) ?
Tính nồng độ mol dung dịch axit clohidric HCl đã dùng?

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap hoa 8.doc