Đề cương ôn tập kỳ I - Công dân 8

Đề cương ôn tập kỳ I - Công dân 8

Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

1. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?

- Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng.

- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.

- Không chấp nhận và không làm việc sai trái.

* Biểu hiện: Mọi lúc, mọi nơi, qua thái độ, lời nói, hành động.

2. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?

- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

- Bài tập: + Câu 3,4/tr5

Bài 2: Liêm khiết

1. Thế nào liêm khiết.

- Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

+ Biểu hiện: Không tham lam, tham ô; không nhận hối lộ; không nhận tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức vụ, quyền để mưu lợi cá nhân.

2. Ý nghĩa của sống liêm khiết.

- Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.

- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp

- Bài tập: + Câu 2,4/tr8

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kỳ I - Công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I - CÔNG DÂN 8
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
1. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng.
- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
- Không chấp nhận và không làm việc sai trái.
* Biểu hiện: Mọi lúc, mọi nơi, qua thái độ, lời nói, hành động.
2. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?
- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
- Bài tập: + Câu 3,4/tr5
Bài 2: Liêm khiết
1. Thế nào liêm khiết.
- Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
+ Biểu hiện: Không tham lam, tham ô; không nhận hối lộ; không nhận tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức vụ, quyền để mưu lợi cá nhân.
2. Ý nghĩa của sống liêm khiết.
- Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp
- Bài tập: + Câu 2,4/tr8
Bài 3: Tôn trọng người khác
1. Thế nào là tôn trọng người khác.
- Đánh giá đúng mức, coi trong danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác
- Thế hiện lối sông văn hóa của mọi người.
+ Biểu hiện: biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự; biết nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác; không xâm phạm riêng tư; tôn trọng sở thích người khác
2. Vì sao phải tôn trọng người khác.
- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Là cơ sở để quan hệ xã hội trong sáng tốt đẹp hơn.
3. Rèn luyện: (HS tự rut ra kết luận)
- Bài tập: + Câu 3/tr10
Bài 4: Giữ chữ tín
1. Thế nào là giữ chữ tín.
- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
+ Biểu hiện: Giữ lời hứa, đã nói là làm.
2. Ý nghĩa của giữ chữ tín.
- Người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
- Giúp mọi người đoàn kết, dễ dàng hợp tác.
3. Rèn luyện để trở thành người biết giữ chữ tín.
- Làm tốt trách nhiệm, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- Bài tập: Giải thích câu tục ngữ: Một lần bất tín, vạn lần bất tin
	+ Câu 1/tr12,13
Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
1.Thế nào là pháp luật và kỉ luật:
- Pháp luật: là qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước đặt ra, được đảm bảo bằng các biện pháp: giáo dục, thuyết phục cưỡng chế.
- Kỉ luật: là qui định, qui ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật: Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước
2. Sự cần thiết của pháp luật và kỉ luật:
- Giúp mọi người có một chuẩn chung để rèn luyện
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo định hướng chung.
3.Trách nhiệm học sinh:
- Biết kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì.
- Biết tự kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch
- Tự kiểm tra, đánh giá hành vi bản thân
- Bài tập: + Câu 1,2/tr15
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
1.Thế nào là tình bạn?
Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh?
* Tình bạn: SGK
* Đặc điểm:
- Phù hợp về quan niệm sống, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc.
2.Ý nghĩa việc xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Giúp con người cảm thấy ấm áp tự tin, yêu cuộc sống, biết hoàn thiện mình để sông tốt.
- Bài tập: + Câu 2,4/tr17
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
1. Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.
- Tôn trong độc lập, chủ quyền, lợi ích nền văn hóa của các dân tộc.
- Tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế văn hóa xã hội.
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2.Ý nghĩa của tôn trọng học hỏi các dân tộc khác. 
- Giúp cho sự hợp tác, giao lưu thuận lợi đễ dàng.
- Tạo điều kiện cho việc xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Tôn trọng học hỏi dân tộc khác như thế nào.
- Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc
- Tiếp thu có chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh truyền thống dân tộc
- Tránh bắt chước, chạy theo phong trào.
- Có lòng tự tôn dân tộc.
- Bài tập: + Câu 2/tr21 và Câu 5/tr22
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
1.Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng khu dân cư?
- Làm cho đời sông văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh và phong phú:
+ Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở.
+ Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
+ Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
+ Bài trừ phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
2. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng khu dân cư?
- Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Trách nhiệm của Học sinh:
- Tránh những việc làm xấu, tham gia những việc làm vữa sức góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Bài tập: + Câu 3/tr25
Bài 10: Tự lập
1.Thế nào là tự lập.
- Tự làm lấy tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ dựa dẩm phụ thuộc người khác.
2. Ý nghĩa của tự lập.
- Người tự lập thường thành công trong cuộc sống, nhận được sự kính trọng của mọi người.
3. Rèn luyện để trở thành người tự lập.
- Tronh học tập, công việc, sinh hoạt.
- Bài tập: + Câu 5/tr27
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
1. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo:
- Lao đông tự giác là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, do áp lực từ bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ, tìm tòi cái mới, cách giải quyết tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.
2. Vì sao phải lao động tự giác sáng tạo?
- Đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Giúp ta tiếp thu kiến thức, kỉ năng.
- Hoàn thiện, nâng cao phẩm chất, năng lực cá nhân
- Nâng cao chất lượng hiệu quả học tập, lao động.
1. Rèn luyện để trở thành người lao động tự giác, sáng tạo.
- Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập, lao động.
-Khắc phục biểu hiện thiểu tự giác, sáng tạo của bản thân .
- Bài tập: + Câu 4/tr30
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
1.Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xữ giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăn sóc, giáo dục cháu, nuôi dường cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
2.Quyền và nghĩa vụ của con cháu, bổn phận của anh chị em trong gia đình.
- Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi, dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ ông bà.
- Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
3. Ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:
- Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
4. Trách nhiệm công dân:
- Mỗi người cần thực hiện đầy dủ quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
- Bài tập: + Câu 1,6/tr33

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KY I CONG DAN 8.doc