1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác .
Khi tia sáng truyền từ môi trường không khí sang các môi trường trong suốt rắn,lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới .
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00,tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường .
2 .Thấu kính hội tụ .
+)Đặc điểm nhận biết: - có phần rìa mỏng hơn phần giữa .
- chiếu một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính được chùm tia ló hội tụ
+)Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ :
Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới
Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính .
+)Ảnh của vật tạo bởi TKHT
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ,ngược chiều và nhỏ hơn vật. Khi đặt vật ở rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự .
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo ,cùng chiều và lớn hơn vật
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 9 HK II Chương II.ĐIỆN TỪ HỌC 1.Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi . Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều là cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm 2.Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây .Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là rôto, bộ phận còn lại quay gọi là stato. Khi rôto quay làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm nên xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều 3.Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây Để làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây . Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây . Php = 4.Máy biến thế : -Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu của cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều .Công thức : . Chương III.QUANG HỌC 1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác . Khi tia sáng truyền từ môi trường không khí sang các môi trường trong suốt rắn,lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00,tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường . 2 .Thấu kính hội tụ . +)Đặc điểm nhận biết: - có phần rìa mỏng hơn phần giữa . - chiếu một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính được chùm tia ló hội tụ +)Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ : Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính . +)Ảnh của vật tạo bởi TKHT Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ,ngược chiều và nhỏ hơn vật. Khi đặt vật ở rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự . Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo ,cùng chiều và lớn hơn vật . 3. Thấu kính phân kì . +)Đặc điểm nhận biết : - có phần rìa dày hơn phần giữa . - chùm tia tới song song với trục chính của TKPK cho chùm tia ló phân kì. +)Các tia sáng đặc biệt qua TKPK: Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. +)Ảnh của một vật tạo bởi TKPK: -Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo ,cùng chiều,nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính . -Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự 4. Máy ảnh . Mỗi máy ảnh đều có vật kính ,buồng tối và chỗ đặt phim Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ . Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật 5.Mắt Hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thủy tinh và màng lưới . Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính của máy ảnh, màng lưới đóng vai trò như phim .Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới . Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn ( CV ) Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận ( CC ) 6.Mắt cận và mắt lão - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần ,nhưng không nhìn rõ những vật ở xa .Kính cận là thấu kính là thấu kính phân kì .Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa .Kính cận thích hợp có tiêu điểm F của thấu kính trùng với điểm cực viễn CV của mắt . - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa ,nhưng không nhìn rõ những vật ở gần .Kính lão là thấu kính là thấu kính hội tụ .Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần . 7. Kính lúp - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn ,dùng để quan sát các vật nhỏ . - Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. - Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì ta thấy ảnh càng lớn. 8.Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu. - Khi ta nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta - Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu. - Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó nhưng lại tán xạ kém ánh sáng màu khác . - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào . 9.Sự phân tích ánh sáng trắng Có thể phân tích ánh sáng trắng thành những ánh sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD. Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. 10.Sự trộn ánh sáng màu Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng màu khác hẳn Trôn các ánh sáng đỏ ,lục ,.lam với nhau một cách thích hợp sẽ được áng sáng trắng Trộn các ánh sáng từ màu đỏ đến màu tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng. 11.Các tác dụng của ánh sáng Ánh sáng có tác dụng nhiệt,tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng Trong các tác dụng nói trên năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác . BÀI TẬP Bài 1 Máy biến thế . a)Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế ? b) Trên cùng một đường dây tải điện,nếu dùng máy biến thế tăng hiệu điện thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần ? c)Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4 400 vòng ,cuộn thứ cấp có 120 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V .Tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp . Giải a) Để giảm hao phí trên đường dây tải điện b) Trên cùng một đường dây tải điện,nếu dùng máy biến thế tăng hiệu điện thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi 1002 = 10 000 lần vì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây Php = c) Vận dụng công thức Bài 2. Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 2cm vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 3cm , thấu kính có tiêu cự 2cm. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích và nêu tính chất của ảnh? Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh ? Giải F' F B' A' O B A H - Nêu đặc điểm ảnh +Là ảnh ảo ;cùng chiều với vật ; chỏ hơn vật - Sử dụng 2 cặp tam giác đồng dạng ( hoặc sử dụng công thức thấu kính) + Tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính =1,2(cm) + Tính được chiều cao của ảnh : =0,8 (cm) Bài 3: Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 1cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 3cm , thấu kính có tiêu cự 2cm. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích và nêu tính chất của ảnh? Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh ? Giải F' B - Dựng đúng ảnh như hình vẽ A' - nêu đặc điểm ảnh F O A + Là ảnh thật + Ngược chiều với vật B' + Lớn hơn vật - Sử dụng 2 cặp tam giác đồng dạng ( hoặc sử dụng công thức thấu kính) + Tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính d'=6(cm) + Tính được chiều cao của ảnh : =2 (cm) Bài 4: a) Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ. b)Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu lam. c)Chập 2 kính lọc màu đỏ và màu lam lại với nhau rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam, mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam thể cản được.
Tài liệu đính kèm: