Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Nguyễn Hữu Hanh

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Nguyễn Hữu Hanh

50. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt:

 A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu

 C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp.

51. Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết:

 A. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chất đó lên.

 B. nhiệt lượng cần thiết để làm nhiệt độ của chất đó tăng thêm 10C.

 C. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1kg chất đó.

 D. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.

52. Để nhiệt năng của một vật tăng lên thì:

 A. vật phải nhận thêm nhiệt độ. B. vật phải nhận thêm nhiệt năng.

 C. vật phải nhận thêm nhiệt lượng D. vật phải thực hiện công lên một vật khác.

53. Nhiệt dung riêng có đơn vị là:

 A. J B. J/kg C. J/kg.K D. J/K

54. Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì:

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Nguyễn Hữu Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 8
 -----------------------@&?---------------------
I. Phần trắc nghiệm:
1. Trường hợp nào dưới đây không có công cơ học?
Người thợ mỏ đẩy xe gòong chuyển động. B. Hòn bi đang lăn trên mặt bàn.
C. Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Gió thổi mạnh vào một bức tường.
2. Lực nào sau đây khi tác dụng vào vật mà không có công cơ học?
Lực kéo của một con bò làm cho xe dịch chuyển.
Lực kéo dây nối với thùng gỗ làm thùng trượt trên mặt sàn. 
Lực ma sát nghỉ tác dụng lên một vật. D. Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật.
3. Đơn vị của công cơ học có thể là:
 A. Jun (J) B. Niu tơn.met (N.m) C. Niu tơn.centimet (N.cm) D. Cả 3 đơn vị trên
4. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học?
 A. Niu tơn trên mét (N/m). B. Niu tơn trên mét vuông (N/m2)
 C. Niu tơn.met (N.m) D. Niu tơn nhân mét vuông (N.m2)
5. Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào:
Lực tác dụng vào vật và khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối của vật.
Lực tác dụng vào vật và quảng đường vật dịch chuyển.
Khối lượng của vật và quảng đường vật đi được.
Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật. 
6. Biểu thức tính công cơ học là:
 A. A = F.S B. A = F/S C. A = F/v.t D. A = p.t
7. Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F= 500 000N. Công của lực kéo của đầu tàu khi xe dịch chuyển 0,2km là:
 A. A= 105J B. A= 108J C. A= 106J D. A= 104J 
8. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 4 500N. Trong 3 phút công thực hiện được là 4050 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là:
 A. v = 0,005 m/s B. v = 0,5 m/s C. v = 5 m/s D. v = 50 m/s
9. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1 600N. Trong 1 phút công sản ra 960 kJ. Quảng đường xe đi trong 30 phút là:
 A. S = 0,018 km B. S = 0,18 km C. S = 1,8 km D. S = 18 km.
10. Để nâng một thùng hàng lên độ cao h, dùng cách nào sau đây cho ta lợi về công?
 A. Dùng ròng rọc cố định B. Dùng ròng rọc động
 C. Dùng mặt phẳng nghiêng D. Không có cách nào cho ta lợi về công.
11. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 A. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công.
 B. Các máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi cả về lực và đường đi.
 C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
 D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về lực hoặc đường đi.
12. Việc sử dụng các máy cơ đơn giản thường nhằm vào mục đích chính là:
 A. Đỡ tốn công hơn B. Được lợi về lực
 C. Được lợi về đường đi D. Được lợi về thời gian làm việc.
13. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về cả lực hay đường đi:
 A. ròng rọc cố định B. ròng rọc động C. đòn bẩy D. mặt phẳng nghiêng. 
14. Để đưa hàng lên ô tô người ta có thể dùng 2 tấm ván: tấm A dài 2m, tấm B dài 4m. thông tin nào sau đây là đúng?
 A. Công cần thực hiện trong hai trường hợp đều bằng nhau.
 B. Dùng lực để đưa hàng lên trên hai tấm ván bằng nhau.
 C. Dùng tấm ván A sẽ cho ta lợi về công 2 lần. D. Dùng tấm ván B sẽ cho ta lợi về công 4 lần.
15. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên cao, nếu góc nghiêng càng nhỏ thì:
 A. Lợi về công càng nhiều B. Lợi về đường đi càng nhiều
 C. Lợi về lực càng nhiều D. Thời gian đưa vật lên càng ngắn.
16. Công thức tính công suất là:
 A. P = A/ t B. P = A.t C. P = F.t D. P = A.s 
17. Đơn vị của công suất là:
 A. w B. Kw C. J/s D. Các đơn vị trên 
18. Để đánh giá xem ai làm việc khoẻ hơn, người ta cần biết:
 A. Ai thực hiện công lớn hơn? B. Ai dùng ít thời gian hơn? 
 C. Ai dùng lực mạnh hơn? D. Trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn?
 19. Giá trị của công suất được xác định bằng:
 A. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Công thực hiện khi vật di chuyển được 1m.
 C. Công thực hiện của lực có độ lớn 1N. D. Công thực hiện khi vật được nâng lên 1m
20. Để cày một tấm đất ruộng, nếu dùng trâu thì mất 3 giờ, còn nếu dùng máy cày thì chỉ mất 20 phút. Máy cày có công suất lơn hơn công suất của trâu là bao nhiêu lần?
 A. 3 lần B. 20 lần C. 18 lần D. 9 lần 
21. Công suất của một máy khoan là 800w. Trong 1 giờ máy khoan thực hiện được một công là:
 A. 800 J B. 48 000 J C. 2 880 kJ D. 2 880 J 
22. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 7 km/h. Lực kéo của con ngựa là 210 N. Công suất của ngựa là:
 A. P = 1 470 W B. P = 30 W C. P = 409 W D. P = 40,9 W . 
23. Công suất trung bình của một người đi bộ là 300 w. Nếu trong 2,5 giờ người đó bước đi 10 000 bước, thì mỗi bước đi cần một công là:
 A. 270 J B. 270 KJ C. 0,075 J D. 75 J 
24. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó:
 A. Có khối lượng lớn B. Chịu tác dụng của một lực lớn
 C. Có trọng lượng lớn D. Có khả năng thực hiện công lên vật khác.
25. Trong các sau đây: câu nào sai?
 A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
 B. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vận tốc của vật.
 C. Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của nó càng lớn.
 D. Động năng là cơ năng của vật có được do vật chuyển động.
26. Thế năng hấp dẫn của vật sẽ bằng không khi:
 A. mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí đặt vật. B. vật có vận tốc bằng không. 
 C. vật chịu tác dụng của các vật cân bằng nhau. D. vật không bị biến dạng.
27. Một vật chỉ có thế năng đàn hồi khi:
 A. vật bị biến dạng. B. vật đang ở một độ cao nào đó so với mặt đất.
 C. vật có tính đàn hồi bị biến dạng. D. vật có tính đàn hồi đang chuyển động. 
28. Vật nào sau đây không có động năng?
 A. Quả bóng lăn trên mặt sân cỏ B. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà.
 C. Viên đạn đang bay đến mục tiêu D. Ô tô đang chuyển động trên đường.
29. Động năng của một vật phụ thuộc vào:
 A. chỉ khối lượng của vật B. cả khối lượng và độ cao của vật
 C. độ cao của vật so với mặt đất D. cả khối lượng và vận tốc của vật
30. Động năng của một sẽ bằng không khi:
 A. vật đứng yên so với vật làm mốc B. độ cao của vật so với mốc bằng không 
 C. khoảng cách giữa vật và vật làm mốc không đổi D. vật chuyển động đều.
31. Trong chuyển động cơ học, cơ năng của một vật phụ thuộc vào:
 A. khối lượng của vật B. độ cao của vật so với mặt đất
 C. vận tốc của vật D. cả khối lượng, vận tốc và độ cao của vật so với mặt đất.
32. Cơ năng của một vật càng lớn thì:
 A. động năng của vật cũng càng lớn B. thế năng hấp dẫn của vật cũng càng lớn.
 C. thế năng đàn hồi của vật cũng càng lớn D. khả năng sinh công của vật càng lớn.
33. Đại lượng nào sau đây không có đơn vị là Jun (J)?
 A. Công B. Công suất C. Động năng D. Thế năng
34. Trong quá trình cơ học thì đại lượng nào sau đây được bảo toàn?
 A. Cơ năng B. Động năng C. Thế năng hấp dẫn D. Thế năng đàn hồi.
35. Khi một vật rơi từ trên cao xuống, thế năng của một vật giảm đi 30 J thì: 
 A. cơ năng của vật giảm 30 J B. Cơ năng của vật tăng lên 30 J
 C. Động năng của vật tăng lên 30 J D. Động năng của vật giảm 30 J 
36. Chọn câu trả lời đúng: 
 A. Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên vật. 
 B. Vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là các nguyên tử, phân tử.
 C. Phân tử là nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Các câu A – B – C đều đúng.
37. Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu:
 A. nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi. B. rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên.
 C. cốc nước được nung nóng lên. D. rót bớt nước ra để thể tích của nước giảm xuống. 
38. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì:
 A. các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
 B. các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được tạo ra càng nhiều.
 C. khối lượng của vật càng tăng. D. khối lượng của vật càng giảm.
39. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng trong đó các nguyên tử, phân tử của các chất:
 A. tự chuyển động xen lẫn vào nhau B. dính liền vào nhau
 C. tương tác mạnh với nhau D. hoà nhập vào nhau.
40. Hiện tượng khuếch tán xảy ra:
 A. chỉ với chất khí B. chỉ với chất rắn
 C. chỉ với chất lỏng D. cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
41. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào:
 A. sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. B. khối lượng riêng của vật. 
 C. khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật. D. vật được làm từ chất liệu gì. 
42. Nhiệt lượng có đơn vị trùng với đơn vị của:
 A. công B. cơ năng C. động năng D. cả A – B - C 
43. Một viên đạn đang bay trên cao, những dạng năng lượng mà viên đạn có được là:
 A. động năng và cơ năng B. động năng, thế năng và nhiệt năng
 C. thế năng và cơ năng D. động năng, thế năng và nhiệt lượng
44. Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ 250C. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Nhiệt lượng ban đầu của thỏi kim loại lớn hơn của nước. B. Nhiệt năng của nước tăng lên. 
D. Có một phần nhiệt năng từ thỏi kim loại truyền sang nước. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm.
45. Sự dẫn nhiệt thực chất là:
 A. sự truyền nhiệt độ từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 B. sự truyền động năng từ các hạt vật chất khi chúng va chạm với nhau.
 C. nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia. D. sự thực hiện công.
46. Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là:
 A. chân không B. chất rắn C. chất lỏng D. chất khí
47. Cho 4 chất sau đây: nước, thép, đồng và nước đá. Cách sắp xếp nào là đúng theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt?
 A. Đồng- thép- nước đá- nước B. Thép- đồng- nước đá- nước 
 C. Đồng- thép- nước- nước đá D. Đồng- nước- thép- nước đá 
48. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra:
 A. chỉ trong chất lỏng B. chỉ trong chất lỏng và chất khí
 C. chỉ trong chất khí D. ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn.
49. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức:
 A. Đối lưu B. dẫn nhiệt qua chất khí
 C. bức xạ nhiệt D. sự thực hiện công của ánh sáng. 
50. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt:
 A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu
 C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp.
51. Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết:
 A. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chất đó lên.
 B. nhiệt lượng cần thiết để làm nhiệt độ của chất đó tăng thêm 10C.
 C. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1kg chất đó.
 D. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
52. Để nhiệt năng của một vật tăng lên thì:
 A. vật phải nhận thêm nhiệt độ. B. vật phải nhận thêm nhiệt năng.
 C. vật phải nhận thêm nhiệt lượng D. vật phải thực hiện công lên một vật khác. 
53. Nhiệt dung riêng có đơn vị là:
 A. J B. J/kg C. J/kg.K D. J/K 
54. Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì:
 A. nhiệt độ của vật giảm đi B. khối lượng của vật giảm đi 
 C. nhiệt dung riêng của chất làm vật giảm đi D. thể tích của vật giảm đi.
55. Một vật có khối lượng m, có nhiệt dung riêng là c. Để nhiệt độ của vật tăng từ t1 lên t2 thì nhiệt lượng cần cung cấp cho vật tính bởi công thức:
 A. Q = mc(t2 – t1) B. Q = mc(t1 – t2) C. Q = mc2(t2 – t1) D. Q = m(c/2)(t2 – t1)
56. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết:
 A. khả năng toả nhiệt khi nhiên liệu bị đốt cháy.
 B. nhiệt lượng mà 1kg nhiên liệu phải thu vào để cháy được.
 C. nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu đó 
 D. n hiệt lượng toả ra khi đốt 1kg nhiên liệu đó. 
57. Trong các quá trình cơ và nhiệt thì:
 A. cơ năng có thể truyền từ vật này sang vật khác
 B. nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác
 C. cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại.
 D. cả A – B và C đều đúng.
58. Động cơ nhiệt là loại động cơ mà khi hoạt động thì:
 A. nhiệt độ của động cơ tăng lên. B. nhiệt năng của động cơ tăng lên.
 C. một phần cơ năng được chuyển hoá thành nhiệt năng.
 D. một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.
59. khi đốt cháy hoàn toàn 10 kg xăng thì nhiệt lượng toả ra là:
 A. Q = 46. 106 J B. Q = 46. 107 J C. Q = 44. 106 J D. Q = 44. 107J 
60. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra:
 A. Q = q.m B. Q = q/m C. Q = m/q D. Q = q.m/2
II. Phần tự luận:
Câu 1: Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu. (12 000kJ)
Câu 2: Một thang máy có khối lượng m = 500 kg chất trong đó một thùng hàng nặng 300 kg. Người ta kéo thang máy từ đáy hầm mỏ sâu 65m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó là bao nhiêu? (520 000 J)
Câu 3: Một dòng nước chảy từ đập ngăn cao 30m xuống dưới, bbieets rằng lưu lượng dòng nước là 100m3/phút và khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Hãy tính công suất của dòng nước?
 ( 50 KW )
Câu 4: Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay? (104 400 W)
Câu 5: Một vật có nhiệt độ ban đầu là t1 = 200C khi nhận n hiệt lượng Q thì nhiệt độ của vật tăng lên 320C. Nếu ban đầu vật ấy nhận nhiệt lượng 2Q thì nhiệt độ của vật tăng lên bao nhiêu?
 ( 440C )
Câu 6: Một thỏi thép nặng 12 kg đang có nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K. Nếu khối thép này nhận thêm một nhiệt lượng 44 160 J thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu?
 ( 280C )
Câu 7: Một lượng nước đựng trong bình có nhiệt độ ban đầu 250C, sau khi nhận nhiệt lượng 787,5 kJ thì nước sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính thể tích nước trong bình? ( biết 1 lít nước tương ứng 1kg). ( 2,5 l )
Câu 8: Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm? ( 407 116,8 J )
Câu 9: Trộn nước đang ở nhiệt độ 240C với nước đang ở nhiệt độ 560C. Biết khối lượng của hai lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định? ( 400C )
Câu 10: Năng suất toả nhiệt của than gỗ là: q = 34.106 J/kg. Khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than gỗ thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu? ( 51.107 J) 
Câu 11: Nếu bỏ qua mọi mất mát nhiệt thì cần đốt bao nhiêu kg than bùn để đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của than bùn là 14.106 J/kg. ( 45 g )
Câu 12: Dùng 20 g than đá để đun 8 lít nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, bỏ qua mọi mất mát nhiệt. Độ tăng nhiệt độ của nước là bao nhiêu? ( 16,070C )
Câu 13: Phải đốt cháy hoàn toàn 120 g dầu mới đun sôi được 10 lít nước từ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg. Hiệu suất của bếp dầu dùng để đun nước là bao nhiêu? ( 59,66% )
Câu 14: Dùng bếp củi để đun sôi 4 lít n ước từ 200C, lượng củi cần dùng là 0,2kg. Biết rằng năng suất toả nhiệt của củi khô là 107 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Lượng nhiệt đã bị mất mát trong quá trình đun nước là bao nhiêu? ( 656 000 J )
Câu 15: Dùng bếp dầu để đun sôi 4 lít nước từ 200C thì mất 10 phút. Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu toả ra lam nóng nước, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg. Hỏi lượng dầu hoả cháy trong mỗi phút là bao nhiêu? ( 7,6 g )
Câu 16: Cần phải đốt cháy 0,49 kg nhiên liệu mới làm cho 10 lít nước nóng thêm 700C. Biết hiệu suất của bếp là 60%, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Nhiên liệu đó là giò?
 ( Củi khô )
III. Các khái niệm, định luật: (SGK)
ĐÁP ÁN VẬT LÍ 8
I. Phần trắc nghiệm
 1.D 2.C 3.B 4.C 5.B 6.A 7.B
 8.C 9.D 10.D 11.C 12.B 13.A 14.A
15.C 16.A 17.D 18.D 19.A 20.D 21.C
22.C 23.A 24.D 25.C 26.A 27.C 28.B
29.D 30.A 31.D 32.D 33.B 34.A 35.C
36.D 37.A 38.B 39.A 40.D 41.A 42.D
43.B 44.A 45.B 46.A 47.C 48.B 49.C
50.B 51.D 52.C 53.C 54.A 55.A 56.C
57.D 58.D 59.B 60.A 
II. Phần tự luận 
Câu 1: Hướng dẫn: v = 36 km/h = 10 m/s, t = 5 phút = 300 giây.
 Quảng đường ô tô đi trong 5 phút là: s = v.t = 10. 300 = 3 000 (m)
 Công thực hiện được là: A = F.s = 4 000. 3 000 = 12 000 000 (J) = 12 000 (KJ)
Câu 2: Hướng dẫn: F = P = 10 (m1 + m2) = 10. (500 + 300) = 8 000 (N)
 Công nhỏ nhất là: A = F.s = 8 000. 65 = 520 000 (J)
Câu 3: Hướng dẫn: 1 m3 nước = 1 000 lít = 1 000 kg suy ra P = 10 m = 10 000 (N)
 Trọng lượng của 100 m3 nước là: P = 100. 10 000 = 1 000 000 (N)
 Công thực hiện được là: A = F. s = 1 000 000. 30 = 30 000 000 (J)
 Công suất là: P = A/t = 30 000 000: 60 = 500 000 (W) = 500 (KW)
Câu 4: Hướng dẫn: F = 11 600 N, s = 720 m, t = 1 phút 20 giây = 80 giây
 Công thực hiện dược là: A = F. s = 11 600. 720 = 8 352 000 (J)
 Công suất của động cơ là: P = A/t = 8 352 000: 80 = 104 400 (W)
Câu 5: Hướng dẫn: Ta có khi nhận nhiệt lượng Q: Q = mc = mc ( 320 – 200) = 12mc (1)
 Khi nhận nhiệt lượng 2Q thì: 2Q = mc( t – 200) (2)
 Từ (1) và (2) ta có: t = 440C 
Câu 6: Hướng dẫn: m = 12 kg, c = 460 J/kg.K, Q = 44 160 J
 Ta có: Q = mc = 
 Nhiệt độ cuối cùng của thỏi thép là: t = 80C + 200C = 280C.
Câu 7: Hướng dẫn: t1 = 250C, t2 = 1000C, Q = 878, 5 KJ, c = 4 200 J/kg.K.
 Ta có: Q = mc (kg)
 Thể tích nước trong bình là: 2,5 kg = 2,5 lít.
Câu 8: Hướng dẫn: m1 = 360g = 0,36 kg, m2 = 1,2 kg, t1 = 240C, t2 = 1000C
	C1 = 880J/kg.K, C2 = 4 200 J/kg.K.
 Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để nóng đến 1000C là:
 Q1 = m1.C1 = 0,36. 880. (100 – 24) = 24 076,8 (J)
 Nhiệt lượng nước thu vào để nóng đến 1000C là: 
 Q2 = m2.C2 = 1,2. 4 200. (100 – 24) = 383 040 (J)
 Nhiệt lượng tổng cộng là: Q = Q1 + Q2 = 24 076,8 + 383 040 = 407 116,8 (J). 
Câu 9: Hướng dẫn: Nhiệt lượng mà m kg nước 240C thu vào là: Q1 = mc(t – 24) (1)
 Nhiệt lượng mà m kg nước 560C toả ra là: Q2 = mc(56 – t) (2)
 Từ (1) và (2) ta có: Q1 = Q2 (t – 24) = (56 – t)
 Nhiệt độ khi cân bằng là: .
Câu 10: Hướng dẫn: m = 15 kg, q = 34. 107 J/kg
 Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 15 kg than gỗ là:
 Q = q.m = 34. 107. 15 = 51. 107 (J)
Câu 11: Hướng dẫn: Nhiệt lượng mà nước cần thu vào để sôi 2 lít nước là:
 Q = m.c.(t2 – t1) = 2. 4 200. (100 – 25) = 630 000 (J)
 Vậy lượng than bùn cần dùng là: = 0,045 (kg) = 45 (g)
Câu 12: Hướng dẫn: Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 0,02 kg than đá là:
 Q = m. q = 0,02. 27.106 = 54.104 (J)
 Q này cũng là nhiệt lượng mà nước đã thu vào nên nhiệt độ của nước tăng lên là:
 Q = m.c. = 
Câu 13: Hướng dẫn: Nhiệt lượng mà nước thu vào để sôi tới 1000C là:
 Q1 = m.c. = 10. 4 200. (100 – 25) 3 150 000 (J)
 Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 120 g = 0,12 kg dầu là:
 Q2 = m.q = 0,12. 44.106 = 5,28.106 (J)
 Hiệu suất của bếp là: 
Câu 14: Hướng dẫn: Nhiệt lượng cần đun sôi nước là: 
 Q1= m.c.= 4. 4 200. (100 – 20) = 1 344 000 (J)
 Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 kg củi là:
 Q2 = m. q = 0,2. 107 = 2 000 000 (J)
 Nhiệt lượng bị mất mát là: 
Câu 15: Hướng dẫn: Nhiệt lượng mà nước thu vào để sôi tới 1000C là:
 Q = m.c.(t2 – t1) = 4. 4 200. (100 – 20) = 1 344 000 (J)
 Nhiệt lượng toả ra khi dầu hoả cháy hoàn toàn là: 
 Q’ = Q: 40% = Q. = 1 344 000. = 3 360 000 (J)
 Khối lượng dầu đẫ dun g là: m. 
 Khối lượng dầu đã dùng trong 1 phút là: m’ = (kg) = 7,6 (g)
Câu 16: Hướng dẫn: Nhiệt lượng nước thu vào là: Q1 = m.c.= 10. 4 200. 70 = 2 940 000 (J)
 Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 0,4 kg nhiên liệu là:
 Q2 = Q1: 60% = Q1. = 2 940 000. = 4 900 000 (J)
 Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là: q = (J)
 Vậy nhiện liệu này là “củi khô”
III. Các khái niệm, định luật: (SGK)
---------------------------------------------@&?--------------------------------------------
	Đề cương lưu hành nội bộ
Trường: THPT Đạ Tông
Chúc các em học sinh lớp 8 có một học kì đạt kết quả cao.
 Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Hữu Hanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG HKII(1).doc