Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Thưa các đồng chí!
Hoà chung với không khí tưng bừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua chào mừng các ngày lễ lớn: Kỉ niệm 64 năm cách mạng tháng 8 thành công, Quốc khánh 2/9- Ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và kỉ niệm 40 năm (1969- 2009) thực hiên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến với buổi toạ đàm hôm nay tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, khách quý,các đồng chí mạnh khoẻ, chúc buổi toạ đàm của chúng ta thành công tốt đẹp.
Thưa các đồng chí!
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lãnh tụ thiên tài, người thầy cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Đề cương kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Toạ đàm: Kỉ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh) Kính thưa các vị đại biểu, khách quý! Thưa các đồng chí! Hoà chung với không khí tưng bừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua chào mừng các ngày lễ lớn: Kỉ niệm 64 năm cách mạng tháng 8 thành công, Quốc khánh 2/9- Ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và kỉ niệm 40 năm (1969- 2009) thực hiên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến với buổi toạ đàm hôm nay tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, khách quý,các đồng chí mạnh khoẻ, chúc buổi toạ đàm của chúng ta thành công tốt đẹp. Thưa các đồng chí! Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lãnh tụ thiên tài, người thầy cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Vâng, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ là một trường học lớn, một kho bách khoa thư vô giá. Tấm gương Bác toả ra sức mạnh tinh thần kỳ diệu, sức mạnh ấy là động lực trong mỗi con người Việt Nam, để mỗi chúng ta nhận rõ hướng đi và cách đi đúng đắn cho mình. Thưa các đồng chí! Trong Di chhúc Người có viết: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay đã từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, dài hơn nữa Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân , toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các thiếu niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Thưa các đồng chí! Là một Đảng viên, đồng thời là một giáo viên, hôm nay được vinh dự về đây dự buổi toạ đàm kỉ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo tổ chức, tôi xin mời các đồng chí đến với câu chuyện " Những đêm giao thừa Bác đến với người nghèo". Truyện được trích từ cuốn: " Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do đồng chí Vũ Kỳ- thư kí của Bác kể, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Xuân Tân Tỵ 1941, Bác mới đạt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sau đúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911- 1941). Hành trang theo Bác trở về vẻn vẹn chỉ có một chiếc vali xách tay bằng mây trong đựng hai bộ quần áo đã cũ và tập tài liệu "Con đường giải phóng" tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ở Nậm Quang ( Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước tết mấy ngày. Mùa xuân năm ấy, từ hang Pác Bó đã ra đời bài thơ xuân tuyệt đẹp của Bác Hồ: "Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suôií Lênin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà" Chỉ hơn 40 năm sau, ngày 2/9/1945, sơn hà của Tổ quốc đã thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Hồ Chí Min trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và mùa xuân độc lập đầu tiên, xuân Bính Tuất năm 1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước với một mầu sắc khác lạ làm gợi nhớ đến một thời Nghiêu Thuấn xa xưa. Vào thời khắc mọi gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị đón giao thừa thì vị Chủ tịch nước xắn quần, bước thấp bước cao đến các ngõ hẻm ở phố Sinh Từ, phố Hàng Lọng để được tận mắt nhìn thấy cảnh Tết vừa, Tết nghèo của bà con lao động Hà Nội mới thoát khỏi ách thực dân phong kiến. Chính trong cuộc "Vi hành" đêm 30 Tết của mùa xuân độc lập đầu tiên đó, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh một gia đình đạp xích lô " Tết mà lhông có Tết" ngoài một nén hương đang cháý dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí thư kí ghi lại địa chỉ nhà để hôm sau báo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết. Cũng đêm 30 tết Bính Tuất đó, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh , thì chính Người lại đang vui xuân cùng nhân dân ở đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già cùng cháu đi hái lộc. Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa xuân mới mẻ, giao thừa nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ: " Hỡi đồng bào cả nước!" Hôm nay là mùng một năm Bính Tuất, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành". Cuối thư là một bài thơ ngắn: " Trong năm Bính Tuất mới Muôn việc đều tiến tới Kiến quốc chóng thành công Kháng chiến mau thắng lợi" Kể từ mùa xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết 3 tháng, Bác dã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm 3 việc. Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới, nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "chúc mừng xuân mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo, và cán bộ công tác ở nước ngoài. Và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các chú cảnh vệ biết. Tối 30 Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố hàng Chĩnh- Hà Nội. Chiều mùng hai Tết năm 1961, Bác đến thăm Văn Miếu dự buổi bình thơ xuân của các cụ. Chiều 29 Tết năm 1963 , Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ Hoa và chợ Đồng tất cả đều bí mật bất ngờ, do đó bao giờ cũng tạo hiệu quả lớn. Khi đến thăm nhà chị Tín Chủ tịch mới biết được gầnn đến giao thừa rồi mà chị Tín vẫn còn đi gánh nước thuê để đổi gạo để sáng mai mùng một Tết có cơm ă ch 4 đứa con của mình. Gặp Bác, chị Tínn xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run run cầm lấy bàn tay Bác: - Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm Chỉ nói được vậy, chị oà lên khóc nức nở. Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị: - Bác không đến thăm những gia đình như cô còn thăm ai Và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín. Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chái như một cái túp lều. Chồng chị là một công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó 4 năm , còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định. Cảnh nghèo của gia đình chị đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác. Trên chiếc bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một nén hương. Bốnn đứa nhỏ đứa lớn nhất mới lên mười đâng ngồi trên chiếc giương chia nhau một gói kẹo. Đúng là " 30 Tết mà không có Tết". Cách đây 15 năm, Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnh một gia đình "Tết mà không có Tết" ở ngõ hẻm Sinh Từ. Đó là khi đất nước mới thoát khỏi vòng nô lệ. Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hoà bình đã 6 năm mà lại còn cái cảnh này sao? Vậy cồn bao gia đình phải chịu cảnh như thế này nữa? Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ. Vẻ đăm chiêu thoáng hiện trên gương mặt của Người. Bác đã từng tâm sự với các đồng chí:" Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon , ngủ không yên". Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện bác nói: " Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyề đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo cách mạng địa phương còn quan liêu nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu , đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình, để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối vơi đất nước chúng ta". Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý! Thưa các đồng chí! Di chúc của Bác Hồ được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn, song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu bền bỉ với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong nội dung cơ bản của Di chúc có nói rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tình cảm đặc biệt và niềm tin vững chắc vào nhân dân. Người nêu rõ: " Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu gian khổ, bị chế độ phong kiến thực dân bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trách nhiệm to lớn của Đảng với nhân dân là: Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Câu chuyện mà chúng ta vừa nghe thể hiện rõ tình thương bao la của Bác đối với nhân dân lao động nói chung và những người nghèo khổ nói riêng, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm với nhân dân dù ở cương vị nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào? Thưa các đồng chí! Năm 1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khoẻ của mình giảm sút so với những năm trước đó. Người cho rằng ở tuổi 75, Người thuộc lớp người "xưa nay hiếm", nhưng rõ ràng Bác đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ở cuối cuộc đời mình. Từ dự cảm đó Người đã viết: "Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột". Đến năm 1969, Chủ tịch ồ Chí Minh bình tĩnh, chủ động nhận bắt quy luật của tự nhiên, khi Người viết: "Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ". Vì vậy Người chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những lời căn dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức khoẻ giảm sút, nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới. Thưa các đồng chí! Xúc động trước phút ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhạc sĩ An Thuyên đã viết: Rồi căn phòng xao động trong nước mắt, mỗi lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về, Bác nhìn em rơm rớm hàng mi Trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời, Người muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca. Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý! Thưa các đồng chí! Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng niềm xúc động nghẹn ngào mãi trào dâng trong trái tim của mỗi người con Việt Nam về công đức của một con người vĩ đại- Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hôm nay, con ngồi đây tự hào là người con đất Việt, xin kính dâng lên Người niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc. Cuối cùng xin kính chúc các vị đại biểu, khách quý mạnh khoẻ, công tác tốt, chúc buổi Toạ Đàm thành công rực rỡ! Xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: