Đề cương học kỳ 2 môn: Ngữ văn 8

Đề cương học kỳ 2 môn: Ngữ văn 8

I. Phần văn bản:

1.Đập đá ở Côn Lôn

2.Nhớ rừng

4.Ông đồ

 5.Quê hương

6.Khi con tu hú

7.Tức cảnh Pác Bó

 8.Ngắm trăng.

9.Đi đường

10.Chiếu dời đô

11.Hịch tướng sĩ

12.Nước Đại Việt ta

 13.Bàn luận về phép học.

14.Thuế máu.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ 2 môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 2
Môn: Ngữ văn 8 
Năm học 1011-2012
I. Phần văn bản:
1.Đập đá ở Côn Lôn 
2.Nhớ rừng 
4.Ông đồ 
 5.Quê hương 
6.Khi con tu hú 
7.Tức cảnh Pác Bó 
 8.Ngắm trăng. 
9.Đi đường 
10.Chiếu dời đô 
11.Hịch tướng sĩ 
12.Nước Đại Việt ta 
 13..Bàn luận về phép học. 
14.Thuế máu. 
* Yêu cầu HS : 
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
-Học thuộc lòng những bài thơ đã học 
STT
Tên vb
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác
Phan Bội Châu1867- 1940
Đường luật thất ngôn bát cú
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sỹ yêu nước và cách mạng.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2
Đập đá ở côn Lôn.
Phan Châu Trinh 1872-1926
Đường luật thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
3
Nhớ rừng
Thế Lữ 1907-1989
Thơ mới 8 chữ/câu
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời đó.
Bút pháp lãng mạn rất tuyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập, nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
4
Ông đồ
Vũ Đ.Liên.
1913-1996
Thơ mới N.ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó, toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Bình dị, cô đọng, hàm xúc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình.
5
Quê hương
Tế Hanh 1921
Thơ mới 8 chữ/câu
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng
6
Khi con tu hú
Tố Hữu 1920- 2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tự tin phong phú.
7
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó.
giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy.
8
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh. 1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt.
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung rất nghệ sỹ của Bác ngay trong cảnh tù ngục.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập.
9
Đi đường
Hồ Chí Minh. 1890-1969
ĐL thất ngôn tứ tuyệt.
ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc: Từ việc đi đường gợi ra chân lý đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ.
 * Hệ thống tác phẩm nghị luận 
STT
Tên VB
Tác giả
T. loại
 Giá trị nội dung
Giá trị N.T
 1
Chiếu dời đô( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn( Lí Thái Tổ )
(974-1028)
Chiếu- nghị luận TĐ
-Chữ Hán
Phản ánh khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, ý chí tự cường của DT Đại Việt trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, LL giàu thuyết phục, hài hoà tình, lí.
 2
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
NLTĐ
Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết...
 3
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380- 
Cáo- chữ Hán NLTĐ
ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
LL chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
 4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
( 1723- 1804 )
Tấu- chữ Hán NLTĐ
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
LL chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
 5
Thuế máu
(Trích BACĐTDP)
N.A. Quốc
(1890- 1969 )
Phóng sự- CL
NLHĐ- chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của CQTDP trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Tư liệu pp xác thực, tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo, hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng giễu nhại
*. Đặc điểm chính của các văn cổ .
- Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp câu cân xứng với nhau).
- Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
II. Phần Tiếng Việt: 
các kiểu câu đã học 
1.Câu nghi vấn. 5. Câu phủ định 
2. Câu cầu khiến. 6. Hành động nói
3. Câu cảm thán. 7.Hội thoại. 
4. Câu trần thuật. . 8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu: 
- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
Kiểu Câu
Khái niệm
1.
Câu nghi vấn
* Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời .
2. 
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. 
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
5. 
Câu phủ định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
6. Hành động nói
? Thế nào là hành động nói ? 
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
7 Hội thoại. 
? Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? *Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
Bài tập : 
. Bài 1 : Câu nghi vấn .
a. Hồn ở đâu bây giờ? -> Dùng để bộc lộ thái độ bộc lộ tình cảm hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? ->. Dùng với hàm ý đe dọa
c. Có biết không?...lính đâu? Sao bay dám để cho nó xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? -> hàm ý đe dọa
d. Một người hàng ngày chỉ lo lắng vì mình há chẳng phảicủa văn chương. - >. Dùng để khẳng định.
e. Con gái tôi vẽ đấy ư? ->e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.
Bài 2:
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn ư? ->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc thái độ ngạc nhiên.
b. Trợ từ than ôi và các câu còn lại đều là câu nghi vấn. ->Tác dụng : Phủ định cảm xúc nuối tiếc.
cSao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc,thể hiện sự phủ định.
d. Ôi nếu thế thì đâu là quả bóng bay.->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự phủ định.
. Bài 3
a- Sao cụ lo xa quá thế? b - Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền để lại? c- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
-> Nó thể hiện trên văn bản bản bằng dấu chấm hỏi và bằng các từ nghi vấn ( Sao gì)-> Cả 3 đều mang ý nghĩa phủ định.
Bài 2 :* Câu cầu khiến .
1. Bài tập1. - Thôi đừng ->khuyên bảo, động viên : - Cứ về đi-> Yêu cầu nhắc nhở.
- Đi thôi con-> Yêu cầu -> Các từ cầu khiến.
a. Thông tin sự kiện , trả lời câu hỏi
b. yêu cầu đề nghị ra lệnh. -> Chức năng: Ra lệnh , yêu cầu đề nghị hay khuyên bảo.
- Dấu câu: Dấu chấm th ...  lạc không phù hợp với tình thế nguy ngập của non sông của một số tướng sĩ lúc bấy giờ. 
- Họ cũng là những người có trí tuệ và mưu lược cao sâu nên LCU mới có thể nhìn rõ địa thế uyệt đẹp của Thăng Long để quyết định dời đô và Trần Quốc Tuấn thì đúc kết binh pháp để viết ra cuốn Binh thư yếu lược dùng cho quân sĩ học tập và rèn luyện.
c. Kết bài: 
Tóm lại, những người lãnh đạo anh minh như LCU và TQT đã có công rất lớn trong việc chiến đấu và bảo vệ t
quốc và xây dựng quốc gia hưng thịnh vững bền.
Đề 2 : Hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào qua hai bài thơ:Tức cảnh Pác- pó và Ngắm Trăng?
 Hướng dẫn làm bài : - Vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ, tâm trạng của một con người yêu thiên nhiên say đắm,vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mỡnh. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đó bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù" Đối thử lương tiêu nại nhược hà".(1 điểm)
 - Tâm hồn nghệ sĩ nhưng Bác Hồ trước sau vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Qua hai bài thơ của người toát lên một tinh thần lạc quan, một nghị lực cách mạng phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấy niềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạng. 
 - Giữa hang sâu trong rừng vắng, Người vẫn là "sang".Bị giam trong ngục, Người vẫn say sưa ngắm trăng. Như vậy qua hai bài thơ nhỏ đó cho thấy một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn: Bác Hồ vừa là chiến sĩ cách mạng vừa rất nghệ sĩ
 Đề 3 Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người. Em hãy viết một bài thuyết phục bạn thân chăm chỉ đọc sách.
 a. Mở bài: - Sách kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người, sách nơi kết tinh những tư tưởng tình cảm tha thiết nhất của con người.Sách là công cụ, phương tiện để giao tiếp, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại...
b.Thân bài: - Sách là sản phẩm trí tuệ của con người.
 - Sách là tài sản vô cùng quý giá.
 + Lưu giữ kiến thức phong phú 
 + Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất.
 + Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khoá mở ra tri thức.
 +đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt.
* Dẫn chứng. + Nhiều người thành đạt, nổi tiếng trên thế giới đều đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp nhờ đọc sách: Êđi xơn, Bác Hồ, Lê Nin...
 - Đọc sách thế nào có hiệu quả.
 +Đọc sách ở nhiều nơi: Thư viện, nhà trường,.
 + Lựa chọn sách để đọc cho phù hợp.
 + Đọc sách phải có thói quen ghi chép những diều quan trọng cơ bản.
 + vận dụng kiến thức đọc được vào cuộc sống.
 + Kiên trì đọc để thành thói quen.
 - Sách là ngời bạn tốt, luônn cần thiết cho mọi người dù cho khoa học kĩ thuật có phát triển cao.
 - Phải biết nõng niu giữ gìn sách để sách mói mói là người bạn quí.
c. Kết bài - Khẳng định tầm quan trọng của sách. - Bài học bản thân .
 Đề 6
Hãy viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta 
A. Mở bài : Giới thiệu về môi trường thiên nhiên: không khí, nước, cây xanh
B. Thân bài - Bảo vệ bầu không khí trong lành 
+ Tác hại của khói xả xe máy, ô tô Tác hại của khí thải công nghiệp
- Bảo vệ nguồn nước sạch 
+ Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp
- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :
+ Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn 
+ Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến sản xuất 
C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta 
Đề 7 : I . Đề bài : Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên .
*Hướng dẫn làm bài 
1. Giới thiệu tác giả : - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan .
- Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên của nhà nước non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ.	 
- Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị lỗi lạc, vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh văn chính luận và truyện - ký, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó. 	 	
2. Giới thiệu tác phẩm:
- Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943
- Bài thơ viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của Nam Trân.	 
3. Chứng minh nội dung vấn đề:
a. Lòng yêu thiên nhiên: 
- Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. 
- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người.	 
b. Phong thái ung dung: -Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. 
- Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù. 
- Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp , ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản . 
. Đề bài 8: Hãy nói "không" với các tệ nạn. ( Gợi ý: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một số tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh
Hướng dẫn làm bài 
1. Mở bài - Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt thì vẫn còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, cho xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma túy hoặc sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại. Nếu không tự chủ được mình dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. - Chúng ta hãy kiên quyết nói "không" với các tệ nạn ấy
2. Thân bài 
a. Tại sao chúng ta phải nói không với các tệ nạn xã hội
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, là những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do tò mò thử cho muốn biết
- Sau đó một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu.
- Dần dần tiến tới mắc nghiện. Không có thuốc, cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành hạ. Mọi suy nghĩ, hành động... đều bị cơn nghiện chi phối.
- Để thỏa mãn, con nghiện có thể làm mọi thứ, kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, giết người...
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
- Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Tệ nạn sẽ hành hạ làm cho con người khổ sở, điêu đứng vì nó.
b. Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách, gây tác hại lớn đến bản thân, gia đình và xã hội.
* Cờ bạc: - Cờ bạc cũng là một loại ma túy, ai đã sa vào không dễ bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp.
- ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị pháp luật nghiêm cấm, tùy mức độ nặng nhẹ có thể bị sử phạt hoặc đi tù.
* Thuốc lá: - Thuốc lá là sát thủ giấu mặt đối với sức khỏe con người
- Khói thuốc gây nên nhiều bệnh bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh.
- Thuốc lá tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu tới nền kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy: - Thuốc phiện - ma túy là chất kích thích và gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy có nghĩa là tự mang bản án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền của bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại ( sách xấu, băng đĩa hình đồi trụy...)
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài - Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc vào, phải có quyết tâm từ bỏ, lầm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực lành mạnh.
Đề 10 :Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
A. Mở bài 	
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài - Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước 
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn 
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập 
C. Kết bài : 
	- Liên hệ với bản thân
 Tổ chuyên môn duyệt	Người lập đề cương

Tài liệu đính kèm:

  • docphu dao van 8 lan anh.doc