Đề bài: Tình cảm yêu nước qua ba áng văn: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn). Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)

Đề bài: Tình cảm yêu nước qua ba áng văn: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn). Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)

Cảm hứng chủ đạo của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng

yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong

tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và

tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn

chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần

Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng

của những con người luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ,

nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú

quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (tức Lí Công Uẩn) đã nghĩ ngay đến

việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay

mới có dịp thực hiện. Ở đây ta cũng cần nhận thức rõ rằng, việc dời đô của

Lí Thái Tổ không phải là việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình để thỏa

mãn cái thói chơi ngông với đời; cũng không phải là hành động xuất phát từ

lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy

việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được lâu

bền, số vận ngắn ngủi, trăm học phải hao tổn, muôn vật không được thích

nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân

dân, nhà vua khong thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất

lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm

làm cho nước cường, dân thịnh.

pdf 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Tình cảm yêu nước qua ba áng văn: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn). Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Cảm hứng chủ đạo của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng 
yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong 
tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và 
tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn 
chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần 
Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. 
Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng 
của những con người luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, 
nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi. 
Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú 
quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (tức Lí Công Uẩn) đã nghĩ ngay đến 
việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay 
mới có dịp thực hiện. Ở đây ta cũng cần nhận thức rõ rằng, việc dời đô của 
Lí Thái Tổ không phải là việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình để thỏa 
mãn cái thói chơi ngông với đời; cũng không phải là hành động xuất phát từ 
lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy 
việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được lâu 
bền, số vận ngắn ngủi, trăm học phải hao tổn, muôn vật không được thích 
nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân 
dân, nhà vua khong thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất 
lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm 
làm cho nước cường, dân thịnh. 
Tấm lòng lo nghĩ cho nước cho dân không chỉ day dứt trong tâm hoàng 
đế Thái Tổ, mà còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của đời 
Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là chủ 
soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang 
ngàn năm treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân 
giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, 
trào dâng sôi sục trong ông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; 
ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt 
gan uống máu quân thù. 
Làm sao ông có thể không lo lắng khi sáu mươi vạn quân Mông Cổ đang 
lăm le ngoài biên ải. Chúng là một đội quân cuồng bạo tinh nhuệ lại có bề 
dày kinh nghiệm chinh chiến! Trong hàng ngũ các vương thân quý tộc, đã 
có những tư tưởng dao động cầu hòa. Thế mà các tướng dưới quyền ông vẫn 
có kẻ hoặc bàng quan thờ ơ, hoặc sa vào những thói ăn chơi hưởng lạc tầm 
thường vô bổ. Càng nghĩ, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng! 
Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm! Nó không chỉ 
là niềm trăn trở, mà trở thành lẽ sống của ông, thành lí tưởng mà ông tôn thờ: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo, 
Nhứng tấm lòng vì nước vì dân ấy, khiến ta xiết bao xúc động và cảm phục. 
Tình cảm yêu nước của họ không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước 
cho dân mà đã phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất 
nước độc lập, thống nhất và hùng cường. 
Từ sự đau xót vì triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm 
họ phải hao tổn, đến quyết tâm dời đô về vùng đất thiêng Đại La nhằm làm 
cho nước cường dân thịnh, dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, muôn vật 
phong phú tốt tươi, đất nước tồn tại lâu dài với sự trị vì của đế vương muôn 
đời, há chẳng phải là khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng 
cường của vị hoàng đế đó sao? 
Nếu như khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở 
Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, thì ở Trần Hưng Đạo, lại biểu 
thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì 
nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da 
ngựa, ta cũng vui lòng. 
Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, Trần Quốc 
Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi 
nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ 
thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy 
và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, 
thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy 
những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, 
lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc. 
Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc: 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau 
Song hào kiệt đời nào cũng có. 
Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình 
bấy nhiêu! 
Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim 
mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ 
đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù 
vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể 
chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho đế vương muôn đời trị 
vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí 
phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 
Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ 
rằng có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam 
Vương ở Cảo Nhai, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vừng bền, nhân dân sẽ 
đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền. 
Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi: 
Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của 
cha ông trong ba áng văn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong 
tim mỗi người dân Việt Nam. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfPHAN TICH TINH CAM YEU NUOC QUA 3 VAN BAN CHIEU DOIDO HICH TUONG SINUOC DAI VIET TA.pdf