Củng cố, luyện tập về kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự

Củng cố, luyện tập về kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự

I. Trong những ý kiến sau đây, ý nào nói đúng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự? Tìm và sắp xếp lại theo trình tự hoạt động.

1. Tóm tắt là kể lại chuỗi sự việc đúng như nó được trình bày trong văn bản.

2. Tóm tắt các sự việc chính của văn bản .

3. Xác định được nhân vật quan trọng liên quan đến diễn biến của cốt truyện.

4. Sắp xếp các sự việc chính theo trình tự hợp lý là trình tự thời gian.

5. Giữ nguyên lời đối thoại và ngôi nhân xưng được sử dụng trong văn bản gốc.

6. Diễn đạt bằng lời văn của mình.

7. Xác định chủ đề của văn bản và mục đích tóm tắt.

8. Tạo ra một cốt truyện mới cho văn bản.

II. Chuỗi sự việc sau đây đã thể hiện đúng và đủ cốt truyện của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” hay chưa? Nếu chưa, em hãy bổ sung hoặc sửa chữa rồi viết lại thành một văn bản hoàn chỉnh.

1. Lần này, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và Đôn Ki-hô-tê liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa.

2. Xan- chô Pan- xa thoải mái ăn no ngủ kỹ.

3. Mặc cho Xan- chô Pan- xa can ngăn, Đôn Ki-hô-tê vẫn đơn thương độc mã xông lên, quyết tấn công kẻ thù. Cánh quạt đã làm cho cả người và ngựa đều bị trọng thương.

4. Trên đường đi tiếp, Đôn Ki – hô - tê vì danh dự hiệp sỹ và nhớ đến tình nương nên không rên rỉ một tiếng và cũng không nghĩ đến ăn ngủ.

5. Xan-chô Pan-xa hét lớn khẳng định đó không phải là những tên khổng lồ mà là những chiếc cối xay gió mà thôi.

6. Đôn Ki-hô-tê sửa sang lại vũ khí chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu mới.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Củng cố, luyện tập về kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố, luyện tập về kỹ năng
tóm tắt văn bản tự sự.
I. Trong những ý kiến sau đây, ý nào nói đúng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự? Tìm và sắp xếp lại theo trình tự hoạt động.
1. Tóm tắt là kể lại chuỗi sự việc đúng như nó được trình bày trong văn bản.
2. Tóm tắt các sự việc chính của văn bản .
3. Xác định được nhân vật quan trọng liên quan đến diễn biến của cốt truyện.
4. Sắp xếp các sự việc chính theo trình tự hợp lý là trình tự thời gian.
5. Giữ nguyên lời đối thoại và ngôi nhân xưng được sử dụng trong văn bản gốc.
6. Diễn đạt bằng lời văn của mình.
7. Xác định chủ đề của văn bản và mục đích tóm tắt.
8. Tạo ra một cốt truyện mới cho văn bản.
II. Chuỗi sự việc sau đây đã thể hiện đúng và đủ cốt truyện của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” hay chưa? Nếu chưa, em hãy bổ sung hoặc sửa chữa rồi viết lại thành một văn bản hoàn chỉnh.
1. Lần này, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và Đôn Ki-hô-tê liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa.
2. Xan- chô Pan- xa thoải mái ăn no ngủ kỹ. 
3. Mặc cho Xan- chô Pan- xa can ngăn, Đôn Ki-hô-tê vẫn đơn thương độc mã xông lên, quyết tấn công kẻ thù. Cánh quạt đã làm cho cả người và ngựa đều bị trọng thương.
4. Trên đường đi tiếp, Đôn Ki – hô - tê vì danh dự hiệp sỹ và nhớ đến tình nương nên không rên rỉ một tiếng và cũng không nghĩ đến ăn ngủ.
5. Xan-chô Pan-xa hét lớn khẳng định đó không phải là những tên khổng lồ mà là những chiếc cối xay gió mà thôi.
6. Đôn Ki-hô-tê sửa sang lại vũ khí chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu mới. 
.
III. Muốn tạo được tính chặt chẽ và liền mạch cho văn bản tóm tắt sau, em cần phải thêm những từ ngữ nào ? Hãy tự chọn và điền vào chỗ trống cho hợp lý.
Bị đánh trói đến ngất xỉu, anh Dậu được vứt trả lại nhà. Bà lão hàng xóm thương tình bèn mang cho chị Dậu ít gạo để nấu cháo cho chồng ăn. .., anh chưa kịp húp miếng nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng đã hùng hổ xông vào đòi tiền sưu. ... chồng hoảng hồn lăn đùng ra phản, chị Dậu tha thiết van xin được khất vài hôm nữa. Cai lệ không thèm đếm xỉa, vẫn sấn vào bắt trói anh Dậu.  .., chị Dậu liều mạng cự lại liền bị hắn đánh đập thô bạo. , ... chị nghiến răng, túm cổ cả hai tên tay sai ấn dúi ra cửa. .. bị ngã chỏng gọng ra thềm, cai lệ vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. 
IV. Hai văn bản “Tôi đi học” - Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng cũng là các văn bản tự sự, nhưng có dễ dàng tóm tắt cốt truyện hay không? Tại sao?
V. Hãy hoàn chỉnh nội dung tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) bằng một câu văn theo em là hợp lý:
Trong đêm giao thừa, có một em gái vẫn đang dò dẫm ngoài gió rét để bán diêm. Vì chưa bán được bao nào nên em không dám về nhà sợ bố đánh đòn. Em ngồi nép mình vào một xó tường và đánh liều quẹt diêm để sưởi. Sau mỗi lần ánh sáng loé lên là một hình ảnh đẹp đẽ xuất hiện trước mắt em: chiếc lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay, cây thông Nô - en lộng lẫy. Nhưng mộng tưởng tan biến mỗi khi diêm tắt. Lần thứ tư, em thấy bà nội hiền hậu hiện ra, mỉm cười với em. Em van nài bà cho em được đi cùng và để níu giữ bà, em quẹt tất cả các que diêm còn lại. Diêm nối nhau, chiếu sáng như ban ngày và em thấy bà cầm lấy tay em, bay lên cao mãi, không còn bị đói rét và đau khổ hành hạ.
V. Hãy tóm tắt sự việc nói về cái chết của cụ Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. 
Các bài tập tự luận về văn bản.
I. Vẻ đẹp nổi bật nhất của truyện ngắn Tôi đi học là gì?
Gợi ý: 
Vẻ đẹp của một truyện nắgn giàu chất thơ, chất thơ trong trẻo và mênh mang trong suốt văn bản, lan chảy, thấm đẫm trong mọi phương diện từ nội dung (cảm xúc nhân vật tôi, thái độ của người lớn với trẻ thơ, cảnh vật thiên nhien, quang cảnh ngày khai trường) đến nghệ thuật: (hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ)
II. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng (trích Những ngày thơ ấu) đã thể hiện tình cảm của đứa con đối với người mẹ một cách cảm động. Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về đoạn trích ấy.
Gợi ý:
Tâm trạng và tình cảm dành cho người mẹ khốn khổ của chú bé đáng thương được thể hiện trong hai thời điểm: Khi mẹ vắng nhà, chú bé phải đối mặt với sự cay nghiệt của bà cô và khi được ủ ấp trong lòng mẹ. 
Thời điểm thứ nhất: sự đối lập giữa thái độ vô cảm, nhẫn tâm của người cô đối với đứa cháu bất hạnh càng làm nổi bật vẻ đẹp của tình yêu dành cho mẹ là bất biến ở chú bé Hồng, đó là tình cảm cao quý và mãnh liệt không gì có thể làm hoen ố hay chia cắt.
Thời điểm thứ hai: là sự tiếp nối để khẳng định sức mạnh cảm động của tình cảm ấy trong một biểu hiện cụ thể sống động: được gặp lại và được lăn vào lòng mẹ, tận hưởng tất cả tình yêu thương và niềm hạnh phúc
Tát cả đã được nhà văn diễn đạt rất chân thật, xúc động trước hết là bởi đó là những trải nghiệm tuổi thơ cay đắng của chính ông, cũng đồng thời Nguyên Hồng là nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động, giàu lòng sẻ chia nỗi bất hạnh với người khác, đặc biệt là trẻ thơ và phụ nữ.
III. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: Với “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Em hiểu thế nào về lời nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, hãy bày tỏ ý kiến của mình.
Gợi ý:
Trước tiên cần hiểu đúng nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân, căn cứ vào các từ: “xuinổi loạn” => Giá trị sâu sắc ở chỗ không chỉ phản ánh sự bất công sừng sững ở thôn quê mà còn nhận ra những phẩm chất đáng quý và sức mạnh tiềm tàng của người nông dân trong cuộc đối đầu với kẻ ác để bảo toàn sự sống. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy thái độ của nhà văn NTT: đứng về phía người nông dân
Chứng minh ý kiến bằng hiểu biết về văn bản:
Thấy được tình huống ngặt nghèo mà chị Dậu phải gánh chịu, đặc biệt thái độ hống hách của bọn tay sai khiến chị Dậu không thể nhẫn nhục và buộc phải vùng lên chống trả.
Thấy được đó là phản kháng tất yếu, không thể khác, phù hợp với sự phát triển tâm lý tính cách nhân vật và cả quy luật của cuộc sống.
Rút ra được những đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích, về tấm lòng và thái độ của nhà văn đối với người lao động nghèo khổ và nhận xét về ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân.
IV. Cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Gợi ý: Cuộc đời khốn khó của lão Hạc gợi cho em cảm xúc suy nghĩ ra sao?
Tâm trạng và hành động của lão Hạc sau khi bán đi con chó Vàng đã đem đến cho em cảm nghĩ gì? Từ đó rút ra ý nghĩa khái quát của hình tượng nhân vật Lão Hạc và thấy được tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho người nông dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap tom tat.doc