Công tác tổng phụ trách đội

Công tác tổng phụ trách đội

CÔNG TÁC TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đoàn thanh niên khẳng định: cần phải tập trung xây dựng lực lượng phụ trách Đội trong và ngoài nhà trường, củng cố Hội đồng Đội các cấp đủ sức điều hành hoạt động của hội đồng phụ trách Đội, các cấp bộ Đoàn phối hợp với ngành giáo dục lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, đạo đức, có năng lực, yêu trẻ tham gia phụ trách Đội, từng bước tiêu chuẩn hóa “ TPT phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ” (điều 8 khoản 2 luật BVCSGDTE). “Có đội ngũ phụ trách Đội mới có phong trào Đội, có phụ trách giỏi thì hoạt động Đội mới đạt kết quả giáo dục cao.Quan tâm đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi trước hết phải quan tâm đến vấn đề cán bộ phụ trách Đội”.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Công tác tổng phụ trách đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI 
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đoàn thanh niên khẳng định: cần phải tập trung xây dựng lực lượng phụ trách Đội trong và ngoài nhà trường, củng cố Hội đồng Đội các cấp đủ sức điều hành hoạt động của hội đồng phụ trách Đội, các cấp bộ Đoàn phối hợp với ngành giáo dục lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, đạo đức, có năng lực, yêu trẻ tham gia phụ trách Đội, từng bước tiêu chuẩn hóa “ TPT phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ” (điều 8 khoản 2 luật BVCSGDTE). “Có đội ngũ phụ trách Đội mới có phong trào Đội, có phụ trách giỏi thì hoạt động Đội mới đạt kết quả giáo dục cao.Quan tâm đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi trước hết phải quan tâm đến vấn đề cán bộ phụ trách Đội”.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	Chỉ thị 197/CT-TW ngày 19/3/1960 của ban bí thư TW Đảng về công tác thiếu niên nhi đồng khẳng định “Giáo dục thiếu niên nhi đồng là một vấn đề không đơn giản, là một khoa học - nghệ thuật”, vì vậy không thể giáo dục các em giống như người lớn, không chỉ bằng lời nói, lý thuyết suông mà phải bằng phương thức hoạt động phong phú hấp dẫn. Vì vậy cần phải đề cử những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực, yêu trẻ, tham gia công tác phụ trách Đội chứ không phải bất cứ ai cũng có thể làm được công việc này. Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự quản thể hiện tính giáo dục của Đội nhưng cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, của phụ trách Đội
Ngày 26/3/1986 Bộ giáo dục đào tạo ban hành quyết định 305 công nhận TPT là cán bộ quản lý trong trường phổ thông. 
Ngày 15/1/1996 thông tư liên bộ số 23 ( Ban tổ chức Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, TW Đoàn) về giải quyết chế độ phụ cấp trách nhiệm cho TPT Đội trong trường phổ thông. 
Thông tư liên tịch số 35/23/08/ 2006/TTLT-BGDĐT-BNV.Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục. 
Thông tư Số 28/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 
Người được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phân công phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh là Phụ trách Đội. Phụ trách Đội bao gồm: Tổng phụ trách Đội, phụ trách Chi đội, phụ trách Sao nhi đồng,phụ trách Đội địa bàn dân cư. Đội ngũ phụ trách Đội trong trường học được xây dựng theo các yêu cầu:
Có năng lực tổ chức quản lý thể hiện ở việc chỉ đạo, tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo nên môi trưòng giáo dục đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em.
Có phẩm chất của một nhà giáo dục thực thụ vì thực chất công tác thiếu nhi là công tác giáo dục. PTĐ thực hiện việc giáo dục các em thông qua các hoạt động đa dạng của tổ chức Đội. Tuy nhiên, không được lầm lẫn giữa hai chức năng giáo dục và giảng dạy.
Có tấm lòng yêu trẻ, thích làm việc, hoạt động với trẻ và sự say mê với công việc phụ trách của mình.
Thường xuyên học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
Với người PTĐ trong nhà trường, sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và sự am hiểu sâu sắc về lý luận lẫn phương pháp công tác Đội là hai điều kiện cơ bản, có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giúp người giáo viên, phụ trách Đội hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường. 
Thực tế hiện, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đội ở các cấp không những thiếu mà còn yếu về nghiệp vụ, không ổn định và không chuyên trách thật sự, chưa thể hiện cao lòng yêu nghề gắn bó với công việc như một nghề thật sự. Vai trò vị trí của người phụ trách chưa được xã hội nhìn nhận và coi trọng; chế độ chính sách đối với lực lượng làm công tác Đội chưa được quan tâm đúng mức. Tổng phụ trách Đội có thể là:
Những giáo sinh sư phạm mới ra trường được giao nhiệm vụ Tổng phụ trách, chưa được đào tạo về nghiệp vụ TPT, chưa có kinh nghiệm công tác ở trường học.
Những cán bộ Đoàn được tuyển vào trường làm TPT từ nhiều nguồn khác nhau, chưa qua đào tạo sư phạm, đôi khi cả về nghiệp vụ công tác Đội. Lực lượng này nhiệt tình nhưng có nhiều hạn chế khách quan về công tác giảng dạy về các hoạt động giáo dục của nhà trường, chưa nắm vững đặc điểm tâm lý thiếu nhi. Do đó chưa tạo được uy tín đối với nhà trường.
Những giáo viên được phân công làm TPT, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm nhưng chưa được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ công tác Đội. Nên khi nhận nhiệm đã cố gắng tự học, tự tìm hiểu để hoàn thành trách nhiệm nhưng có tâm lý chưa yên tâm với công việc, mong có người khác làm TPT thay.
Những TPT đã qua sư phạm & đào tạo chính quy về công tác Đội, nhiệt tình, yêu nghề hiểu biết rõ nghiệp vụ công tác Đội nhưng nhà trường chưa quan tâm công tác Đội hoặc chưa vận dụng linh hoạt những điều đã học vào công việc nên hiệu quả chưa cao.
Tổng phụ trách còn là những giáo viên có nhiều thành công trong công tác dù đã trải qua hoặc chưa qua đào tạo công tác Đội, dù là chuyên trách hay bán chuyên trách nhưng vẫn đạt kết quả cao nhờ sự hỗ trợ của toàn trường. TPT đã biết tham mưu, vận động, làm việc có phương pháp đạt nhiều thành tích vừa là TPT Đội giỏi, chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, xứng đáng là tấm gương sángcho các em, thể hiện rõ vai trò và tác dụng giáo dục đặc trưng của Đội đối với hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.
II. VỊ TRÍ VAI TRÒTỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI :
TPT Đội trong trường phổ thông có chức danh là “Giáo viên - Tổng phụ trách Đội”, là người chỉ huy trực tiếp cao nhất của tổ chức Đội trong trường phổ thông. 
TPT Đội là cán bộ Đoàn, là nhà giáo dục, là cán bộ quản lý, đồng thời là người anh, người chị, người bạn thân thiết của các em. TPT Đội là cán bộ Đoàn, được Đoàn giao cho nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Liên đội trên cơ sở kế hoạch của Đoàn; thay mặt các em đề xuất với Đoàn, Đảng và các tổ chức đoàn thể những yêu cầu nguyện vọng chính đáng của các em, tham mưu cho BCH chi đoàn về kế hoạch hoạt động Đội hàng năm. TPT Đội phải nắm vững đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước cùng với nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh,công dân tốt.
Là nhà giáo dục, TPT Đội thực hiện chức trách của người giáo viên thông qua việc dạy học phù hợp với đối tượng đào tạo, gần gũi thương yêu các em như những người cha, người mẹ giúp đỡ về tinh thần cho các em. TPT Đội giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động tập thể đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý của các em. 
Là cán bộ quản lý, TPT Đội trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội. Với tư cách là thành viên trong bộ máy quản lý của nhà trường. TPT tham mưu với hiệu trưởng tổ chức giáo dục đội viên,học sinh thông qua hoạt động Đội; Là thành viên của liên tịch, của hội đồng sư phạm nhà trường TPT Đội có nhiệm vụ tổ chức hoạt động Đội phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường nhất là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục nhà trường. 
Là người anh, người chị, người bạn thân thiết của các em, TPT Đội phải yêu nghề, mến trẻ, là một nhà “tâm lý” có khả năng hiểu một cách sâu sắc tâm hồn trẻ thơ, dễ cảm thông hòa đồng với đối tượng .Đây là những yếu tố thuận lợi giúp TPT Đội phát huy vai trò của mình thu hút, tập hợp và giáo dục các em.
Việc tuyển chọn đoàn viên xứng đáng trong chi đoàn để phân công làm TPT Đội phải có sự bàn bạc thống nhất giữa Ban Chấp hành Chi đoàn với Ban giám hiệu, sau đó nhà trường báo cáo cấp trên đề nghị công nhận. Việc phân công và chính thức bổ nhiệm TPT như cán bộ quản lý do đề xuất của nhà trường; Hội đồng Đội, trợ lý thanh niên ngành Giáo dục tham mưu cho phòng GD ra quyết định bổ nhiệm. Lao động TPTđược hiệu trưởng quản lý, đánh giá dựa trên chương trình kế hoạch và hiệu quả công tác 
TPT là cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, là người làm công tác vận động quần chúng nên có mối quan hệ giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đó là phẩm chất nghề nghiệp TPT Đội.
Với Liên đội TNTP: Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, lực lượng nòng cốt của Đội qua việc thực hiện đúng quy trình: lựa chọn, quy hoạch đội ngũ; tiến hành bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác Đội; tạo mọi điều kiện để các em phát huy được năng lực của mình; trên cơ sở đó, giúp các em từng bước khẳng định mình, tự xây dựng uy tín của mình trước tập thể Đội. Đây chính là cơ sở để các em phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội.
Với tập thể phụ trách Chi đội: Là người đứng đầu Ban phụ trách trong trường học, người tiêu biểu về mặt nghiệp vụ công tác Đội có trách nhiệm giúp đỡ, bồi dưỡng phụ trách Chi đội về nghiệp vụ công tác phụ trách chi đội. Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đoàn kết, thống nhất, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung; đồng thời thường xuyên hướng dẫn phụ trách chi đội giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các công việc của Chi đội.
Với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường: Tham mưu cho Đoàn về các mặt công tác thuộc phạm vi công tác Đội. Đưa công tác Đội thành một phần cụ thể trong kế hoạch công tác của chi đoàn trường trong cả năm học. Cùng với Ban chấp hành chi đoàn vận động, tổ chức phân công đoàn viên tích cực tham gia các mặt hoạt động của công tác Đội 
Với Ban giám hiệu: Mối quan hệ giữa TPT Đội và hiệu trưởng thể hiện qua hai chức năng tham mưu và phối hợp.Tham mưu cho hiệu trưởng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch công tác Đội trở thành một bộ phận hữu cơ trong kế hoạch chung của nhà trường, vận động giáo viên cùng tham gia công tác Đội tạo thành cơ chế đồng bộ trong việc đánh giá thi đua, vận động toàn trường tham gia công tác Đội. 
Với Cha mẹ học sinh, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường: TPT có mối quan hệ với cha mẹ học sinh đội viên để nắm tình hình học tập, hoàn cảnh của đội viên qua đó tuyên truyền vận động cha mẹ các em hiểu và hỗ trợ cho công tác của Liên đội, tạo điều kiện cho đội viên tham gia sinh hoạtĐội.Mở rộng quan hệ với các đơn vị kết nghĩa trên địa bàn: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội phụ lão tranh thủ sự hỗ trợ cùng phối hợp giáo dục các em.
III. CHỨC NĂNG TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI : 
1. Chức năng tham mưu cho ban giám hiệu & BCH chi đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, đội viên :
a- Tham mưu cho BCH chi đoàn :Với cương vị phí bí thư chi đoàn, TPT phải tham mưu cho BCH chi đoàn về công tác Đội, phân công đoàn viên - thanh niên làm công tác phụ trách Đội, để xuất với chi đoàn một cơ chế thi đua cụ thể để động viên đoàn viên, thanh niên làm tốt công tác Đội.
b- Tham mưu cho ban giám hiệu: Tham mưu về nhân sự, kế hoạch, kinh phí, cơ sở vật chất cho Đội, đưa công tác Đội thành tiêu chuẩn thi đua quan trọng đối với giáo viên, đề nghị mỗi chi đội có một phụ trách đội, gắn công tác chủ nhiệm với công tác phụ trách chi, đưa kế hoạch hoạt động Đội.Sắp xếp giờ sinh hoạt Đội hợp lý, đề xuất hỗ trợ các phương tiện hoạt động theo điều kiện nhà trường: phòng Đoàn - Đội, kinh phí hoạt động (ngoài kinh phí do Đội tự tạo), dụng cụ sinh hoạt Đội ( kèn,trống,cờ, đồng phục ...).TPT báo cáo, thỉnh thị làm việc định kỳ hàng tuần, tháng với hiệu trưởng.TPT dự các cuộc họp liên tịch, hội đồng sư phạm, đề xuất đưa vào chương trình họp những nội dung công tác Đội, báo cáo kết quả hoạt động Đội đề xuất những vấn đề yêu cầu nhà trường hỗ trợ.
 2. Chức năng vận động phối hợp các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường xây dựng tổ chức Đội vững mạnh.
TPT là cán bộ vận động quần chúng, có khả năng tập hợp thu hút các lực lượng giáo dục chăm lo cho trẻ em. Người TPT Đội phải có khả năng thu hút các em vào hoạt động Đội.
	Công tác vận động, phối hợp của TPT không chỉ bó hẹp trong phạm vi quan hệ với công đoàn, với hội cha mẹ học sinh với các tổ chức Đoàn ở địa phương, mà nên mở rộng với các lực lượng xã hội khác như: tổ chức Đoàn các đơn vị quân sự, cơ quan xí nghiệptại địa phương. Qua đó nhằm tạo ra sự tác động đồng bộ, toàn diện phong phú từ nhiều góc độ để bổ sung cho công tác giáo dục của TPT của nhà trường đối với Liên đội.
3. Chức năng giúp cho Đội hoạt động tự quản, giáo dục bồi dưỡng tập thể đội viên rèn luyện trở thành “con ngoan - trò giỏi -bạn tốt -cháu ngoan Bác Hồ :
	TPT Đội là người đứng đầu hệ thống tổ chức Đội TNTP HCM trong trường phổ thông không có nghĩa là TPT làm thay cho các em, mà là hình thành năng lực tự quản, sự chủ động biết sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý, khoa học. “Tự quản” là nguyên tắc không thể thiếu của Đội, đối với đội viên là tự giáo dục nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách.Giúp cho Đội hoạt động tự quản là giúp cho bộ máy tự quản, tạo điều kiện cho các em được bàn bạc, góp ý và tổ chức các hoạt động của Đội. Chất lượng chỉ huy là gốc của chất lượng tự quản, gốc của chất lượng Đội. Nếu vấn đề trung tâm của công tác Đội là vấn đề tự quản thì công tác bồi dưỡng chỉ huyĐội là vấn đề mấu chốt. TPT cần dành thiều thời gian, công sức đầu tư cho công tác này. Việc bồi dưỡng năng lực tự quản cho chỉ huy là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu thường xuyên của TPT. Ban chỉ huy Đội là đầu tàu, là lực lượng nòng cốt và là chỗ dựa tin cậy của người phụ trách Đội. Mọi công tác đối với đội viên muốn đạt hiệu quả phải tiến hành thông qua Ban chỉ huy Đội 
IV. NHIỆM VỤ TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI: 
1. Thiết kế tổ chức chương trình hoạt động cho thiếu nhi và Đội viên:
	Kế hoạch công tác Đội năm học là một mắc xích quan trọng trong toàn bộ công tác của TPT, thiết kế tổ chức chương trình hoạt động cho thiếu nhi và đội viên, phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và chỉ đạo của Hội đồng Đội các cấp. 
2. Tổ chức hệ thống Liên đội, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Chi đội, Ban chỉ huy Đội :
	Tổ chức Đội TNTP HCM trong trường học là một hệ thống; đứng đầu tổ chức là TPT Đội - người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện Liên đội. Trong hệ thống đó bao gồm hệ quản lý là ban phụ trách (gồm TPT, phó TPT, một số cán bộ phụ trách tiêu biểu được cử tham gia ban phụ trách), hệ được quản lý gồm tập thể phụ trách Chi đội, Ban chỉ huy Đội, đội viên.
	TPT Đội - Ban phụ trách 	:	 Quan hệ lãnh đạo.
	TPT Đội - BCH Liên đội 	: 	Quan hệ lãnh đạo, hướng dẫn.
	BCH Liên đội - BCH Chi đội 	: 	Quan hệ chỉ huy - chấp hành.
	Phụ trách Đội - BCH Chi đội	: 	Quan hệ hướng dẫn - giáo dục.
 BCH Chi đội - BCH Chi đội 	: 	Quan hệ phối hợp hợp tác
a) Xây dựng bồi dưỡng Ban Chỉ huy Đội :
Đầu năm học chuẩn bị tiến đến đại hội Đội các cấp, TPT cùng với BCH Liên đội củng cố lại hệ thống tổ chức bộ máy Liên đội trong nhà trường, từ việc hướng dẫn tiêu chuẩn lựa chọn đến ứng cử đề cử cán bộ nòng cốt tham gia vào BCH, bộ máy BCH phải gọn, nhẹ làm việc có hiệu quả trong công tác chỉ đạo. Lựa chọn BCH phải chú ý cả về phẩm chất năng lực để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong BCH. Lựa chọn chỉ huy cần tôn trọng quyền quyết định của các em đội viên nhưng cần có sự giúp đỡ của phụ trách. Công tác bồi dưỡng không chỉ thông qua mở lớp mà bồi dưỡng qua thực tế là phương pháp giáo dục quan trọng thông qua các sinh hoạt định kỳ của Đội, giao nhiệm vụ thông qua hoạt động Đội vì hoạt động là phương tiện giáo dục rèn luyện năng lực cho Chỉ huy Đội.
b) Xây dựng bồi dưỡng phụ trách Chi đội :
Đầu tư xây dựng Phụ trách Chi đội thông qua quy trình lựa chọn, giới thiệu, bồi dưỡng hướng dẫn và đề xuất tuyên dương khen thưởng phụ trách Chi đội. Tham mưu cho BGH và chi đoàn về phân công giáo viên chủ nhiệm - phụ trách Chi đội. Long trọng giới thiệu trước toàn trường vào đầu năm học. Tham mưu về sự chỉ đạo đồng bộ giữa công tác chủ nhiệm phụ trách chi đội với chế độ, điều kiện làm việc cho phụ trách chi đội.
c) Phối hợp Đoàn địa phương, các đơn vị kết nghĩa, các trường PTTH trên địa bàn, lực lượng đoàn viên - cán bộ Đoàn ngay tại trường tham gia hỗ trợ cho phụ trách Chi đội như cộng tác viên của Liên đội.
3. Tự học tập rèn luyện không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ :
3.1 Nội dung rèn luyện :
a) Tự giáo dục - rèn luyện về nhận thức quan điểm và lập trường rõ ràng : TPT là cán bộ thanh vận của Đoàn, cán bộ chính trị của Đảng được phân công trực tiếp làm công tác thiếu nhi, là người tổ chức - quản lý cả hệ thống Đội trong nhà trường. Do vậy đòi hỏi TPT phải nhạy bén với cái mới, tiếp thu chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.. chuyển hóa vào công tác giáo dục đội viên thiếu nhi bằng phương thức và loại hình phù hợp của Đội. Vận dụng chức năng của mình để tham mưu, vận động, phối hợp các lực lượng cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ giáo dục đội viên, thiếu nhi.
b) Tự rèn luyện năng lực sư phạm, năng lực tổ chức quản lý Đội TNTP HCM trong nhà trường thông qua việc trang bị những kiến thức hiểu biết về tâm lý sư phạm, tâm lý thiếu nhi, phương pháp giao tiếp ứng xử phù hợp, khéo léo để tác động có hiệu quả trong công tác. Có năng lực sư phạm và tổ chức quản lý giúp cho TPT tự tin, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm cho công tác của mình.Rèn luyện về xu hướng tình cảm tạo sự hấp dẫn thu hút thiếu nhi từ sự lạc quan nhiệt tình, gương mẫu về đạo đức tác phong nhân cách và những kỹ năng độc đáo của mình. 
3.2 Mục đích rèn luyện:
a) Rèn luyện để hiểu việc - thạo việc - làm việc tốt.Hiểu việc là hiểu tính hệ thống, vai trò, vị trí của Đội TNTP trong nhà trường phổ thông, hiểu đúng đắn về chức năng nhiệm vụ của TPT.Có kiến thức nhất định về nghiệp vụ và kiến thức khoa học quản lý, tâm lý, giáo dục học.Thạo việc : hiểu rõ chiều sâu của công việc khi đi sâu vào những công việc cụ thể, rút ra được những kinh nghiệm và phương pháp tổ chức công việc phù hợp.Làm việc tốt: Biết kế hoạch hóa công tác, định ra mục tiêu rõ ràng ; triển khai công tác dễ hiểu, giao việc và thuyết phục, biết tổ chức công việc khoa học ; biết vận động, tham mưu, phối hợp.
b) Rèn luyện để hiểu người - giáo dục tốt con người: Hiểu về đối tượng của chính mình là trẻ em. Không chỉ có kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm là đủ, mà cần đi vào đối tượng giao tiếp thông qua hoạt động, thông qua cuộc sống của các em (hoàn cảnh xã hội, thành phần dân cư, môitrường ...) để tìm ra chiến lược giáo dục phù hợp.Hiểu người để thuyết phục, thông qua quá trình giao tiếp thường xuyên với các đối tượng quản lý trực tiếp trong hệ thống Đội trong đó bản lĩnh sư phạm và uy tín lãnh đạo của TPT là nhân tố quyết định đến hiệu quả công việc.
c) Rèn luyện để tổ chức tốt lối sống và nhân cách của cá nhân. Phải tạo ra sự hài hòa giữa cuộc sống cá nhân và công tác Đội ở nhà trường để có thể làm công tác giáo dục lâu dài. Sự gương mẫu trong cương vị công tác, sự khoa học trong công tác và cuộc sống, tinh thần vượt khó, kiên trì giúp TPT yêu mến và gắn bó với công việc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCong tac Tong phu trach Doi.doc