Chuyên đề Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp giảng dạy - Phát huy sự tự tin, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Chuyên đề Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp giảng dạy - Phát huy sự tự tin, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Đối với học sinh lớp 8 , ở độ tuổi 14,15 rèn luyện cho các em một thói quen, một kĩ năng độc lập hoặc một phản xạ là rất cần thiết. Vì đây là lứa tuổi năng động, thích khám phá và thích tự khẳng định mình, có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp thu bài rất cao với điều kiện Giáo viên phải cho học sinh tự nhận thấy vấn đề cần phải giải quyết theo nhóm, bên cạnh đó giáo viên cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh. Từ đó tập cho các em từng bước tiếp cận vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở của giáo viên để khơi gợi sự khám phá, nghiêm cứu và sáng tạo trong ý thức của mỗi học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển từ cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”-giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Học sinh cần phải tự học, tự rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Giáo viên, sau khi tự tìm tòi kiến thức học sinh có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ các kiến thức đã biết để từ đó Giáo viên sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức và có như thế học sinh mới phát huy khả năng chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học tập; tạo cho các em khả năng tự học, hợp tác và chia sẻ. Lúc ấy người Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổng hợp kiến thức bên cạnh. Học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình tìm hiểu kiến thức, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức.

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp giảng dạy - Phát huy sự tự tin, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
CHUYÊN ĐỀ :
I/ LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Chương trình tin học ngày nay trở thành rất cần thiết đối với tất cả mọi người, bên cạnh đó đối với các học sinh khối THCS rất cần thiết vì nó có thể hỗ trợ các em trong một số môn học cơ bản và hướng cho các em tiếp cận với công nghệ thông tin. Mỗi bài lý thuyết đều cố gắng bắt đầu bằng những ví dụ trong cuộc sống hằng ngày, từ đó dẫn dắt đến cách giải quyết vấn đề đời thường đó bằng cách viết chương trình máy tính. Bằng cách đó học sinh dễ thấy hơn mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lập trình và cuộc sống, cũng như lợi ích của việc lập trình sẽ giải quyết các bài toán bằng máy tính
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học; Bồi dưỡng phương pháp tự học; Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Hình thành thái độ tình cảm hứng thú học tập cho học sinh. Muốn đạt được yêu cầu trên học sinh cần rèn luyện cho bản thân khả năng tư duy, sáng tạo cũng như sự tự chủ trong việc tiếp nhận kiến thức; cần rèn luyện cho bản thân một khả năng phản xạ, kĩ năng nhất định về phân tích bài toán và lập trình trên máy tính. Vì chỉ khi thực hiện được những khả năng đó thì học sinh dễ dàng hòa nhập vào môi trường học tập ở những cấp học sau này.
 2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : 
Đối với học sinh lớp 8 , ở độ tuổi 14,15 rèn luyện cho các em một thói quen, một kĩ năng độc lập hoặc một phản xạ là rất cần thiết. Vì đây là lứa tuổi năng động, thích khám phá và thích tự khẳng định mình, có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp thu bài rất cao với điều kiện Giáo viên phải cho học sinh tự nhận thấy vấn đề cần phải giải quyết theo nhóm, bên cạnh đó giáo viên cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh. Từ đó tập cho các em từng bước tiếp cận vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở của giáo viên để khơi gợi sự khám phá, nghiêm cứu và sáng tạo trong ý thức của mỗi học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển từ cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”-giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Học sinh cần phải tự học, tự rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Giáo viên, sau khi tự tìm tòi kiến thức học sinh có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ các kiến thức đã biết để từ đó Giáo viên sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức và có như thế học sinh mới phát huy khả năng chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học tập; tạo cho các em khả năng tự học, hợp tác và chia sẻ. Lúc ấy người Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổng hợp kiến thức bên cạnh. Học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình tìm hiểu kiến thức, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức. 
Những bài học của chương trình Pascal rất khô khan nhưng những ví dụ trong bài học liên quan đến thực tế là sự áp dụng rất thích hợp giúp học sinh liên tưởng, tiếp thu bài học dễ dàng và đạt hiệu quả. Vì vậy muốn đạt được những yêu cầu trong mỗi tiết học Tin học giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh có thể liên tưởng đế những hoạt động trong thực tế để từ đó có nhận xét, có hướng giải quyết phù hợp với từng bài học cụ thể. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh thu thập và xử lý các thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu, tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, thảo luận và rút ra các kết luận cần thiết đồng thời nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
	Vì vậy giáo viên cần kết hợp khéo léo cả 3 hình thức tổ chức dạy học trong 1 tiết học (dạy học cá thể, dạy học theo nhóm, dạy học toàn lớp), biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách hợp lý, phù hợp với nội dung kiến thức, trình độ của học sinh và điều kiện ĐDDH, chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực tư duy chủ động, độc lập sáng tạo, hợp tác chia sẻ, qua đó hình thành và phát triển năng lực tự học.
	Đối với học sinh cần phải tham gia chủ động , tích cực vào quá trình nhận thức thông qua thao tác thực hành, thảo luận, tranh luận, hoạt động theo nhóm, giúp nhau tìm tòi phát hiện các vấn đề và tham gia giải đáp, được tự đánh giá, nhận xét đánh giá lẫn nhau, biết hợp tác chia sẻ để tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
	Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề này 
	* MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ :
	Thông qua tiết dạy minh họa chúng ta sẽ nhận thấy khả năng tiếp thu bài học của học sinh, đồng thời qua đó các em sẽ tự tạo cho mình một nền tảng vững chắc về khả năng tự học, hợp tác và cùng chia sẻ các kiến thức tìm thấy. Học sinh sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức. Qua bài học này học sinh sẽ nắm vững câu lệnh điều kiện để giải quyết bài tập trong bài học hoặc những bài tập từ thực tiễn; đồng thời rèn luyện cho các em sự tự tin, sáng tạo trong việc trình bày và tiếp thu kiến thức
II/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :	
Thời gian chuẩn bị : Tháng 10 năm 2010
Thời gian thực hiện : ngày 16 /11 /2010
Địa điểm : Trường THCS  
Đối tượng tham dự : 
Ban giám hiệu 
Toàn thể giáo viên Tin Học Quận Gò Vấp.
Người thực hiện chuyên đề : .giáo viên trường  
Khối lớp :	8- lớp 88 trường THCS Gò Vấp 
Tên bài dạy 	 Bài 6 : CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Tính đúng sai của các điều kiện
Điều kiện và phép so sánh
Cấu trúc rẽ nhánh
III/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ :
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
Nghiên cứu bài dạy : Tìm hiểu nội dung bài dạy, từ đó xác định những kiến thức cơ bản , mục tiêu của bài học 
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy cho bài học 
Nghiên cứu các hình thức tổ chức tiết học 
Chia nhóm cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà
Chuẩn bị các tình huống trả lời có trong nội dung bài 
Chuẩn bị những phương tiện phục vụ tiết dạy : các ĐDDH, bảng nhóm, Laptop, Projecter
Các tài liệu tham khảo:
+ Sách Tin học lớp 8 – Quyển 3 – NXB BGD
+ Sách bài tập tin học quyển 3
* Chuẩn bị ĐDDH : 
+ Giáo án điện tử
+ Bảng nhóm.
+ Máy vi tính laptop, máy chiếu Projecter.
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH :
Tìm hiểu bài 6, các hoạt động có điều kiện xảy ra trong thực tế
Học thuộc bài 
PHẦN II: THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ QUA TIẾT MINH HỌA
BÀI 6 : 
I/ MỤC TIÊU :
KIẾN THỨC : 
Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : Dạng thiếu và dạng đủ.
Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
2. KỸ NĂNG : Biết vận dụng kiến thức đã học để viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal 
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. GIỚI THIỆU THÀNH PHẦN THAM DỰ 
	- Cán bộ chỉ đạo bộ môn Tin : 
- Toàn thể các giáo viên Tin Học 
III. TIẾT DẠY MINH HỌA
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Em hãy trình bày quá trình giải bài toán trên máy tính?
Câu 2: Cho 2 số a, b. Em hãy mô tả thuật toán để tính tổng và tích 2 số a, b.
Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (7’)
Học sinh cử đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý
Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó .
Hs cho thêm ví dụ ngoài các ví dụ trong SGK
2.Tính đúng sai của các điều kiện (6’)
Học sinh cử đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý
Khi kết quả kiểm tra đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn. Khi kết quả kiểm tra sai, ta nói điều kiện không thoả mãn
Điều kiện và phép so sánh (10’)
Học sinh cử đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý
Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện . Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn ; ngược lại điều kiện không thoả mãn.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
@ Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”
 2.Tính đúng sai của các điều kiện
@Khi kết quả kiểm tra đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn.
@ Khi kết quả kiểm tra sai, ta nói điều kiện không thoả mãn
3. Điều kiện và phép so sánh
@Phép so sánh được dùng để biểu diễn các điều kiện
@ Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa là điều kiện được thoả mãn, ngược lại điều kiện không thoả mãn
4.Cấu trúc rẽ nhánh (12’)
Học sinh cử đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý
Ta đã biết rằng, khi thực hiện một chương trình, máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh, từ câu lệnh đầu tiên đến câu lệnh cuối cùng. Trong nhiều trường hợp, chúng ta muốn máy tính thực hiện một câu lệnh nào đó, nếu một điều kiện cụ thể được thoả mãn; ngược lại, nếu điều kiện không được thoả mãn thì bỏ qua câu lệnh hoặc thực hiện một câu lệnh khác. 
HS giải thích 2 sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh trong SGK
 4.Cấu trúc rẽ nhánh
@ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:
Nếu Thì 
@ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ:
Nếu Thì Ngược lại thì 
Củng cố(4’):
Bài tập
Biểu diễn các điều kiện sau dưới dạng sơ đồ của cấu trúc rẽ nhánh
Nếu a chia hết cho 2 thì thông báo a là số chẵn.
Nếu 3 cạnh của tam giác thỏa mãn c2 = a2 + b2 thì tam giác đó có một góc vuông ngược lại thông báo đó là tam giác không có góc vuông.
Dặn dò (1’)
Học bài
Làm bài tập 1,2,3/sgk trang 50
Chuẩn bị phần 5 Câu lệnh điều kiện/sgk trang 49

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de tin hoc.doc