Chuyên đề: THƠ MỚI
A. ÔNG ĐỒ ( Vũ Đình Liên )
I. Vài nét về tác giả tác phẩm
- Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh năm 1913.
- Quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, mất năm 1996.
- Là gương mặt tiêu biểu của phong trào “ Thơ mới”
- Thơ của ông “ man mác một niềm hoài cỏ, thể hiện một hồn thơ nhân hậu giàu tình thương người”
(Vũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm ông làm nghề dạy học. Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn.).
- Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính tạo hình, Vũ Đình Liên đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân.
Chuyên đề: Thơ mới A. Ông đồ ( Vũ Đình Liên ) I. Vài nét về tác giả tác phẩm - Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh năm 1913. - Quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, mất năm 1996. - Là gương mặt tiêu biểu của phong trào “ Thơ mới” - Thơ của ông “ man mác một niềm hoài cỏ, thể hiện một hồn thơ nhân hậu giàu tình thương người” (Vũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm ông làm nghề dạy học. Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...). - Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính tạo hình, Vũ Đình Liên đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân. II. Kiến thức cơ bản 1. Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. * Ông đồ: - Người học chữ nho, không đỗ đạt hoặc đỗ đạt không ra làm quan => làm nghề dạy học - Trong XH” Tôn sư trọng đạo” ông đồ luôn được kinh trọng vì biết chữ thánh hiền. * Hình ảnh ông đồ trong bài thơ: - Ông đồ xuất hiện “mỗi khi hoa đào nở” trong cảnh tết đến xuân về, giữa cảnh phố phường đông vui nhôn nhịp, tưng bừng, rực rõ chuẩn bị đón tết. “ Mỗi khi hoa đào nở Bên phố đông người qua” - Hình ảnh ông đồ với “mực tàu giấy đỏ” trở thành trung tâm chú ý của tất cả mọi người. Ông đồ như một người nghệ sĩ đã trỗ tài trước sự trầm trỗ thán phục của mội người về những nét chữ “ Như phượng múa rang bay” 2.Hình ảnh ông đồ một thời quên lãng. - Vẫn hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên hè phố ngày tết nhưng tất cả đã khác xưa. - Hình ảnh ông đồ lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ thê lương. Nỗi buồn thêm vào những vật vô tri vô giác. “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” => Nghệ thuật nhân hoá đem nỗi buồn tủi của con người phú cho giấy mực càng làm cho nỗi buồn thên thêm thía, xót xa. - Sự xót xa ấy chính là sự khác biết giữa cáI thay đổi và cáI không thay đổi. Ông đồ vẫn ngồi đấy, vẫn cảnh phố đông người ngày tết song không ai biết sự có mắt của ông. Đó là một sự lãng quên tuyệt đối. Ông vẫn cố bán lấy cuộc đời nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông => Đó chính là nỗi niềm đẩy bi kịch. - Lá vàng rơI trên giấy Ngoài đường mưa bụi bay. => Hai câu thơ tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng con người. => Hình ảnh lá vàng và mưa bụi những hình ảnh mang theo nỗi niềm buồn bả tàn tạ và mịt mờ ảm đảm. 3.Tâm trạng tác giả. Trong quá khứ hình ảnh ông đồ đã gắn bó mỗi khi hoa đào nở tết đến xuân về. Nay hâo đào lại nở nhưng hình ảnh ông đồ không còn nữa. “ Năm nay đào lại nở Hồn ở đâu bay giờ” => ý thơ gợi đến cái mất, tạo nên cảm giác hụt hẫng, chơI vơi. => Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện nỗi buồn tiếc nuối cảnh cũ người xưa. + Câu hỏi tu từ thể hiện sự bâng khuâng nxót xa nghĩ đến một lớp người, một thế hệ một truyền thống văn hoá tốt đẹp đã bị quên lãng. => Thể hiện tháI độ giàu chất nhân văn của nhà thơ về sự gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa đáng kính, một nét đẹp văn hoá đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Việt. B. Nhớ rừng – Thế Lữ I. Vài nét về tác giả tác phẩm. -Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. - Ông là nhà thơ tiên phong, được ngợi ca là “ Đệ nhất thi sĩ” của phong trào “ Thơ mới” - Ta gặp ông một hồn thơ, cảm hứng lãng mạn, dạt dào nồng nàn, say đắm và thiết tha. - Bài thơ nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất, tiểu biểu nhất của Thế Lữ góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. - Chủ đề: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, bài thơ thể hiện sâu sắc tâm sự u uất của thế hệ thanh niên VN trong cảnh nước mất nhà tan khi đó. II. Kiến thức cơ bản 1.Nỗi u uất, căm hờn khi con hổ trong vườn bách thú. a.Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ vì bị mất tự do. - Bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, chúa sơn lâm bất lực đau khổ nó căm ghét sự tù tong và căn ghét sự tầm thường giả dối. => Đây cũng chính là tâm trạng đau đớn, xót xa, căm hờn, uất hận của những người dân lúc bấy giờ. Họ phảI sống trong cảnh đời tăm tối mất tự do, u buồn trong cảnh đời nô lệ mất nước. b. Đoạn thơ thứ tư thể hiện cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán "không đời nào thay đổi". => Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, không thay đổi và tù túng đó được con hổ nhìn nhận gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vờn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội. 2. Nỗi nhớ về da diết về chốn giang sơn hùng vĩ về một thời oanh liệt ngày xưa. - Nỗi nhớ về rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Một nền cảnh hùng vĩ, bí ẩn, hoang sơ, dữ dội, một nền cảnh rất xứng đáng với chúa tể sơn lâm. - Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lẫm liệt : Với khi thét khúc trờng ca dữ dội Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lợn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc ->Những câu thơ thật sống động, đầy những động từ, tính từ, và những nghệ thuật so sánh, ẩn dụ đầy tính tạo hình miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã diễn tả tinh tế vẻ đẹp vừa dũng mãnh, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm. - Đoạn 3 là đoạn tuyệt bút của bài thơ đã miêu tả bốn cảnh đẹp của núi rừng và nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một nghệ sĩ, một nhà hiền triết, một vị đế vương đầy quyền uy, một chúa tể đầy tham vọng. Nó uống ánh trăng tan, nó nghe chim ca, nó ngắm giang san, nó muốn chiếm lấy bí mật của vũ trụ. Đúng là một thời oanh liệt, thời huy hoàng. => Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ kết hợp với câu hỏi tu từ diễn tả nỗi nhớ da diết triền miên ngày đêm, sớm chiều, trưa tối của một than huy hoàng của hùng thiêng sa cơ thất thế. 3. Khao khát giấc mộng ngàn. - Lời nhắn gửi thiết tha với cảnh nước non cũ, nước non oai linh hùng vĩ ngày xưa mà hổ đã từng ngự trị. - Nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn u uất trong cảnh đời nô lệ song vẫn sống vẫn thương giống nòi, non sông => Lòng yêu nước thầm kín. * Tóm lại : bài thơ Nhớ rừng là bài thơ tuyệt bút được xếp vào 10 bài thơ mới của phong trào thơ mới. Bài thơ có những hình tượng thơ tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hoá. Bài thơ có chất nhạc đa thanh và phức tạp tạo nên những vần thơ du dương. bài thơ là lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu đất nước khát vọng tự do. C. Quê hương – Tế Hanh I. Vài nét về tác giả tác phẩm. - Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986). ) - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh ( ông là nhà thơ của quê hương) (Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).) - Quê hương là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế hanh ( Sáng tác năm 1939 in trong tập Nghẹn ngào sau tập Hoa niên ) ( Bài thơ được viết khi nhà thơ xa quê. ông viết về quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng mà hùng tráng của quê hương, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỷ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.) II. Kiến thức cơ bản. 1. Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. - Hai câu thơ mở đầu giới rthiệu về vị trí và nghề nghiệp của người quê hương. - Tiếp theo là câu thơ dựng lên không gian và thời gian ra khơi “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”=> cảnh buổi sáng bình minh đẹp trời báo hiệu một buổi đánh cá gặp nhiều may mắn. - Trong khung cảnh ấy dân làng ra khơi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang => Hình ảnh so sánh, từ ngữ mạnh mẽ diễn tả khí thế ra khơi vô cùng sôi nổi, toát lên một sức sống mạnh mẽ một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. - Nổi bật trong cảnh ra khơi là hình ảnh cánh buồm. Cánh buồm.như mảnh hồn làng Rướn thân bao la thâu góp gió => Nghệ thuật so sánh gợi lên một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. 2. Cảnh đón thuyền đánh cá trở về. - Cảnh đón đoàn thuyền trở về thật náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. - Miêu tả hình ảnh những người dân đánh cá với rthân hình vạm vỡ them đậm hơpi thở của biển cả quê hương. - Miêu tả con thuyền sau một ngày lao động trở về nghỉ nghơi thư giãn bằng nghệ thuật nhân hoá. 3. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. - 4 câu thơ cuối tác giả đã thể hiện nỗi nhớ da diết về hình ảnh thân thuộc của quê hương. Từ đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết. C. Bài tập 1. Viết một đọn văn ngắn phân tích hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.” 2. Cảm nhận cái hay ở hai câu thơ sau: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. -----------------Hết -----------------
Tài liệu đính kèm: