Chuyên đề sinh hoạt sư phạm tháng 10 - Rèn kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng

Chuyên đề sinh hoạt sư phạm tháng 10 - Rèn kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản, nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản đề cập đến. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em. Bởi vậy văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản.

 Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản (TLV) và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm văn học và có một nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời sống,vừa đưa học sinh trở lại những vấn đề vừa quen thuộc , gần gũi hằng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài và trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm và hướng tới. Những vấn đề này là "phần cứng" mà chương trình chưa đáp ứng hết được. Các văn bản nhật dụng trong chương trình nhằm bổ sung hoàn chỉnh mục đích này.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề sinh hoạt sư phạm tháng 10 - Rèn kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng
	I. Đặt vấn đề :
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản, nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản đề cập đến. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em... Bởi vậy văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản. 
	Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản (TLV) và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm văn học và có một nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời sống,vừa đưa học sinh trở lại những vấn đề vừa quen thuộc , gần gũi hằng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài và trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm và hướng tới... Những vấn đề này là "phần cứng" mà chương trình chưa đáp ứng hết được. Các văn bản nhật dụng trong chương trình nhằm bổ sung hoàn chỉnh mục đích này.
	II. Giải quyết vấn đề:
	1. Nội dung cơ bản:
	- Lớp 6: Tập trung vào một số văn bản viết về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, về thiên nhiên và môi trường.
	- Lớp 7: Nội dung chính là các vấn đề như: Quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ và các vấn đề về giáo dục.
	- Lớp 8: Tập trung vào các vấn đề như: Dân số, thuốc lá, ma túy, vấn đề chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
	- Lớp 9: Các văn bản nhật dụng xoay quanh vấn đề: Quyền sống của con người, vấn đề sinh thái, hội nhập và phát triển, bảo vệ và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
	2. Phương pháp phân tích :
Khi phân tích văn bản nhật dụng cần chú ý các điểm sau:
	- Không nên quan niệm đây là sáng tác tiêu biểu, một tác phẩm văn học của một thời kỳ hay một tác giả nào đó... để có những đòi hỏi qúa cao về nghệ thuật của văn bản. Mặc dù người biên soạn đã cố gắng tìm những văn bản nhật dụng có cách viết trong sáng, chuẩn mực nhưng chủ yếu vẫn là nội dung chính đặt ra trong tác phẩm ấy. Vì vậy khi phân tích giáo viên nên tập trung khai thác những vấn đề nội dung tư tưởng ở mỗi văn bản. Từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng tình cảm và ý thức cho học sinh trước các vấn đề mà xã hội quan tâm.
	- Khi phân tích giáo viên nên nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nôi dung đặt ra trong văn bản để hướng dẫn học sinh tự liên hệ rút ra bài học cho bản thân .
	Ví dụ:
- Văn bản:" Thông tin về ngày trái đất năm 2000"
 Giáo viên phân tích để học sinh thấy được tác hại của bao bì ni-lông. Từ đó có ý thức hạn chế, không sử dụng loại sản phẩm này để góp phần bảo vệ môi trường.
	- Văn bản "ôn dịch thuốc lá" 
Giúp các em hiểu tác haị của thuốc lá đối với sức khỏe của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Từ đó có quyết tâm cao để tránh thuốc lá , chống thuốc lá như chống ôn dịch.
	- Văn bản "Bài toán dân số "
Thông qua các ví dụ:
+ Bài toán cổ của nhà thông thái "Câu chuyện kén rể".
	+ Câu chuyện kinh thánh về chàng Ađam và nàng Êva
	+Thông tin về tỷ lệ sinh sản của phụ nữ ở hội nghị Cai - rô (Ai Cập). 
Giáo viên phân tích để học sinh hiểu được rằng việc tăng dân số trên trái đất cần phải được kiểm soát, dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt là nguy cơ của loài người. Bởi vậy mỗi người phải có ý thức về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình.
	3. Bài dạy cụ thể: Bài toán dân số.
	Đây là một văn bản phục vụ chủ đề dân số và tương lai của dân tộc của nhân loại. 
	- Tập trung khai thác nội dung và ý nghĩa đặt ra trong văn bản
	- Bài học mang tính tích hợp liên môn khá cao cần sưu tầm các số liệu về tỷ lệ sinh sản ở địa phương, ở huyện, ở tỉnh, và cập nhật tình hình dân số Việt Nam, dân số thế giới.
	- Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là giáo dục cho con người có ý thức hạn chế sự bùng nổ của dân số bằng kế hoạch hóa gia đình ...
	III. kết thúc vấn đề :
	Với kiểu loại văn bản nhật dụng khi phân tích giáo viên nên tìm ra con đường ngắn nhất để giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản. Đưa ra các số liệu, các thông tin cụ thể và hướng dẫn học sinh phân tích các thông tin để từ đó rút ra bài học và ý nghĩa của bài học đối với cuộc sống./.
	Ngày 15 tháng 10 năm 2011
	Người viết
	 Trần Thị Nguyên Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de.doc