Chuyên đề Phương pháp giảng dạy dọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại

Chuyên đề Phương pháp giảng dạy dọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại

I/ Lý do chọn chuyên đề:

 Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: "Đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện" cả vè trí tuệ lẫn nhân cách. Bên cạnh những bộ môn khoa học giúp học sinh phát triển trí tuệ, môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học nói riêng góp phần làm phong phú về mặt tâm hồn, nhân cách, khả năng thẩm mỹ của học sinh. Trong đó thể loại văn thơ trữ tình đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Với những đặc trưng riêng, thơ trữ tình rất hay nhưng việc học đối với học sinh và việc giảng dạy đối với GV đôi khi còn nhiều lúng túng.

 

ppt 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2579Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Phương pháp giảng dạy dọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A MỞ ĐẦUI/ Lý do chọn chuyên đề:	Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: "Đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện" cả vè trí tuệ lẫn nhân cách. Bên cạnh những bộ môn khoa học giúp học sinh phát triển trí tuệ, môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học nói riêng góp phần làm phong phú về mặt tâm hồn, nhân cách, khả năng thẩm mỹ của học sinh. Trong đó thể loại văn thơ trữ tình đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Với những đặc trưng riêng, thơ trữ tình rất hay nhưng việc học đối với học sinh và việc giảng dạy đối với GV đôi khi còn nhiều lúng túng. Hơn nữa chúng ta phải thừa nhận rằng chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông còn thấp. Do cuộc sống hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và nhu cầu cuộc sống môn văn chưa được các em yêu thích. Đa số các em ngại học môn văn cho rằng việc học văn rất khó, đặc biệt thể thơ trữ tình-một thể loại văn học không chỉ tiếp thu bằng tư duy, trí tuệ mà còn đòi hỏi phải cảm nhận bằng cả tâm hồn.Một vấn đề đạt gia cho mỗi giáo viên Ngữ văn cần giảng dạy như thế nào để khơi dậy tinh thần yêu văn chương, và tâm hồn văn trong học sinh. Trên cơ sở thực tiễn quá trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp và nghiên cứu tài liệu, tôi mạnh dạn đề suất và trao đổi về “ Phương pháp giảng dạy dọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại” trong trường THCS hiện nay.II Phạm vi – Mục đích của chuyên đề 1. Phạm vi chuyên đề 	Áp dụng chi việc giảng dạy phần đọc – văn bản thơ trữ tình hiện đại trong ch­chương trình Ngữ văn THCS hiện nay2. Mục đích của chuyên đề	Nhằm tháo gỡ phần nào sự lúng túng trong việc dạy và học văn bản thơ trữ tình hiện đại, nâng cao chất l­ương dạy- học môn Ngữ văn trong trường trường THCS. III. Đối tượng nghiên cứuHọc sinh trường THCS Thái HoàPhần B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Khái niệm thơ trữ tình.	Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trị trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc , tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ  . Một bài ca dao hay một bài thơ trữ tình hiện đại bao giờ cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống  của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”. 	Nắm được những đặc điểm này GV sẽ rút ra được những cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng, giúp HS tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu quả cao nhất II Các bước dạy một bài Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại . 1. Đọc:	Một trong những yêu cầu của việc dạy và học môn Ngữ văn THCS hiện nay là rèn cho các em các kỹ năng “Nghe- Đọc- Nói- Viết”. Vì vậy trước khi đi phân tích tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ trữ tình hiện đại nói riêng GV cần tổ chức cho các em đọc. Đọc là bước đầu để hiểu văn bản. Nhưng đọc những gì, đọc như thế nào cho đúng? Đặc biệt thơ trữ tình với những đặc trưng riêng của thể loại đối với HS là rất khó. Vì thế vai trò của người GV là rất quan trọng. GV nên giao việc đọc cho HS chuẩn bị trước ở nhà trước khi đến lớp.1.1 Đọc văn bản.	Nếu như trong quả trong sáng tác, nhà thơ “ Đọc” bản chất các hiện tượng tự nhiên, XH bắng sức cảm thụ và thanh lọc chất liệu đời sống bắng hồi ức liên tưởng và tưởng tượng để kết tinh và hư cấu nghệ thuật, “Mã hoá những dấu vết của hưng phấn thần kinh” thành chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật, thì trong tiếp nhận người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn thế hiện sự rung động và khả năng tái hiện đời sống đựơc mã hoá trong chất liệu để “Đọc” bức thông điệp tâm hồn mà nhà văn nhắn gửi. Đọc là một dạng khám phá sáng tạo. Quá trình đọc là quá trinh giao tiếp gián tiếp giữa người đọc- nhà thơ qua tác phẩm. Người đọc tác động vào văn bản bằng cảm xúc và khả năng tri giác thông qua quá trình chuyển hoá kí hiệu ngôn ngữ thành những đơn vị thông tin thẩm mỹ. Quá trình này được thực hiện thông qua “ngôn ngữ nghĩ” . Vì vậy để hiểu được ý tác giả có được từ hoạt động tri giác văn bản người đọc phải cảm thụ dưới sự khơi dậy của âm thanh, nhạc điệu, sắc thái biểu cảm và phải có khả năng “ chuyển mã” từ hệ thống ký hiệu ngôn từ sang những đường nét, hình dáng và kinh nghiệm được biểu hiện qua hình t­ượng nghệ thuật. Cho nên khi hướng dẫn học sinh đọc (ngay cả đối với GV) cần chú ý tới nhịp thơ. Nhịp điệu có vai trò ý nghĩa dặc biệt quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Để xác định được nhịp điệu của từng bài thơ, ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm đ­ược đặc điểm chung về nhịp điệu của từng thể loại cũng là điều rất cần thiết. Th­ường th­ường nhịp điệu của thơ lục bát uyển chuyển mềm mại, thanh thoát; thất ngôn bát cú hài hoà, chặt chẽ; nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại phóng khoáng, phong phú. Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp được xem là một từ đa nghĩa, một từ đặc biệt trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “sự im lặng không lời” tạo nên “ý tại ngôn ngoại” tính hàm nghĩa và gợi ra những điều mà từ không nói hết. Tâm trạng của nhà thơ chi phối trực tiếp cách vận hành nhịp điệu của bài thơ.Ví dụ trong bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ: 	Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối 	Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.Đâu những ngày mai chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới 	Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 	Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng.	Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 	Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt .	Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu.Cả đoạn thơ là nỗi nhớ về một thời oanh liệt, vàng son của con hổ nơi chốn giang sơn hùng vĩ của nó, đối lập với khung cảnh hiện tại giả dối, tầm thường. Thời oanh liệt hào hùng đó đã qua đi và không bao giờ còn trở lại. Vì thế câu thơ cuối như một tiếng thở dài ngao ngán đầy tiếc nuối : “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu”. Nếu HS đọc một mạch mà quên đi dấu! ở trong câu thì sẽ làm mất đi bao sức gợi cảm sâu lắng, nỗi tiếc nuối trong tâm trạng con hổ trong hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt. Hay trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương khi miêu tả cảnh đoàn người vào lăngviếng Bác, tác giả viết:Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.Cách ngắt nhịp ở câu thơ thứ nhất theo nhịp 2/2/2/2 đều đều chầm chậm như nhịp bước chân của những người vào lăng viếng Bác. HS phải ngắt nhịp đúng mới toát lên ý của câu thơ.	Nhiều khi nếu HS ngắt nhịp không đúng sẽ làm sai lệch nội dung câu thơ dẫn đến hiểu sai. Để ngắt nhịp, ng­ười ta thường dùng dấu câu, có khi không có đấu câu. Trong trường hợp này các em phải thông nghĩa hiểu ý mới ngắt nhịp đúng. Như câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” có nhiều em đọc “Ta đợi chết/mảnh mặt trời / gay gắt” nh­ng đáng lẽ phải ngắt nhịp “Ta đợi/ chết mảnh mặt trời/ gay gắt” vì ở đây ý trong câu thơ là nơi chốn thảo hoa không tên tuổi ấy, dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Những mảnh mặt trời kia cũng đang dần đợi chết trong tư thế ngục ngã , lênh láng máu.Với từ “chết” mặt trời đã biến thành một sinh thể, một con thú dang hấp hối sau một cuộc đọ sức ghê gớm. Dưới con mắt ngạo mạn và khinh bỉ của con hổ, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia cũng chỉ là mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm quyền lực của kẻ thống trị vũ trụ. Vậy nếu HS ngắt nhịp như cách thứ nhất sẽ làm sai lệch ý nghĩa câu thơ.Ngoài việc đọc đúng, ngắt nhịp đúng ra dọng đọc cũng rất quan trọng. Thơ trữ tình là “Tiếng lòng” của tác giả, là tâm hồn, tình cảm, cảm xúc của tác giả gửi gắm trong ngôn từ, hình ảnh. Vì thế việc đọc thơ trữ tình cần có dọng đọc thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Ví dụ bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cảm hứng chủ đạo bao chùm cả bài thơ là tâm trạng xúc động bồi hồi của đứa con miền Nam lần đầu tiên đ­ược ra thăm lăng Bác. Vì vậy khi đọc phải đọc với giọng chậm rãi, thành kính, trang nghiêm.Việc đọc diễn cảm không những làm tăng tính thẩm mỹ gợi hứng thú và trí tưởng tượng mà còn giúp người nghe hiểu đúng, cảm nhận đúng bài thơ.1.2 Đọc những thông tin ngoài văn bản.	Ngoài việc đọc văn bản GV cần tổ chức cho HS đọc những thông tin ngoài văn bản, đó là phần thông tin về tác giả, tác phẩm và giải nghĩa một số từ khó trong văn bản ở phần chú thích trong SGK. Nó sẽ cung cấp cho HS những thông tin về tác giả nh­: Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác; các thông tin về tác phẩm như: hoàn cảnh sáng tác, chủ đề sáng tác Tất cả những thông tin này sẽ giúp các em hiểu thêm về tác phẩm, dễ dàng hơn trong quá trình phân tích và tìm hiểu tác phẩm.Bên cạnh đó để hiểu, đọc tác phẩm văn học nói chung thơ trữ tình nói riêng phải có năng lực cảm thụ ngôn từ- suy rộng ra là năng lực cảm thụ văn hoá. Với người nghèo vốn sống thì việc hiểu ngôn ngữ sẽ bị hạn chế, người không có khả năng giải mã tín hiệu ngôn ngữ thì một kiệt tác cũng trở nên vô nghĩa. Trong khi đó với HS THCS khả năng, vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vì vậy phần giải nghĩa một số từ khó, quan trọng trong văn bản ở phần chú thích sẽ giúp các em khắc phục được những hạn chế đó để tiếp cận văn bản một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn.2. Tìm hiểu văn bản. 2.1. Xác định thể loại 	Để phân tích hiểu đúng tác phẩm văn học điều đầu tiên phải quan tâm đến đặc trưng của thể loại. Với VHDG với đặc trưng thông qua yếu tố hoang đường, kỳ lạ phản ánh ­ước mơ khát vọng của người xưa để phân tích tác phẩm VHDG cần nắm bắt đ­ựơc những đặc trưng đó để phân tích tìm hiểu được nội dung cần khám phá. Còn để phân tích hiểu đúng tác phẩm thơ trữ tình chúng ta cần phải nắm được dặc trưng riêng của thơ trữ tình. Thơ trữ tình là một hình thái đặc biệt hệ thốn cảm xúc tâm trạng và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem là đặc trưng nổi bật. Trong đó tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Rõ ràng khi đọc đoạn thơ:	Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 	Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi	Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,	Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !	(Quê hương - Tế Hanh)Người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của Tế Hanh đối với quê hương nơi ông sinh ra lớn lên và gắn bó một thời. ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm và suy nghĩ của chính mình.	Ngoài việc xác định đúng thể loại văn bản, xác định thể thơ đúng cũng góp phần giúp các em hiểu cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ dễ dàng hơn. Phần lớn ta thấy các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại được viết theo thể thơ tự do ( thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ) - đặc trưng của thể thơ tự do không hạn định số câu, cách gieo vần linh hoạt ( thường gieo vần chân liên tiếp hoặc giãn cách; có khi không gieo vần nhưng khi đọc ta vẫn thấy có âm điệu nhịp nhàng) điều này rất phù hợp cho việc diễn tả các cung bậc của tình cảm, cảm xúc .2.2. Xác định những yếu tố nghệ thuật	Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với hình thức nghệ thuật ngôn từ. Như thế phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính những hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ. Khi phân tích nghệ thuật thơ trữ tình giáo viên cần phải hướng HS phân tích nhịp thơ, vần thơ, đặc biệt là các từ ngũ và các biện pháp tu từ trong thơ. Từ ngữ và các biện pháp tu từ là yếu tố quan trọng nhất của hình thức chất lượng ngôn từ. Mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể còn cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ này. Nhà muốn mô tả cần tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ..."Văn học là nghệ thuật của ngôn từ" chính là vì vậy. Đây cũng chính là lý do vì sao một trong những nội dung đổi mới PPDH là đề cao PPDH tích hợp: Học sinh vận dụng các kiến thức tiếng việt-tập làm văn để tìm hiểu để phân tích văn bản.Phân tích tác phẩm văn học không thể thoát và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ (nghĩa trung và nghĩa trong văn cảnh cụ thể). Vì thế khi phân tích tìm hiểu tác phẩm giáo viên nên đưa ra những câu hỏi hướng học sinh vào tìm hiểu ý nghĩa từ ngữ, những yếu tố nghệ thuật trong câu thơ.	Khi phân tích hai câu thơ đầu tiên trong bài thơ Nhớ rừng:	 "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua."-Trong câu thơ ấy, những từ ngữ nào cần chú ý phân tích?-“Gậm” ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả lại dùng từ "gậm" mà không phải là từ ngậm hay gặm? Cụm từ khối căm hờn cho thấy điều gì? - Đại từ xưng hô “ta” cho ta hiểu điều gì ở con hổ? - Tư thế nằm dàu trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ?- Em có nhận xét gì về âm điệu của hai câu thơ?Từ những câu hỏi xoay quanh việc phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật. Họ sinh tư duy để tìm ra nội dung ý nghĩa toàn câu thơ cụ thể:Ở đây tác giả dùng từ “gậm” mà không phải là ngậm. Gậm ở đây có nghĩa là mình tự nhấm nhám, gậm nhấm nỗi căm hờn của mình, suy nghĩ nghiền ngẫm một cách rất sâu sắc. Động từ đó đã diễn tả hành động bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Cụm từ “ khối căm hờn” thể hiện lòng căm hờn dồn tụ thành khối, tảng cứng, nguyên vẹn không tan được. Dùng một động từ cụ thể, danh từ hóa một tính từ trìu tượng để cụ thể hóa nó nhằm miêu tả tâm trạng của chúa Sơn Lâm.Tư thế “nằm dài” thể hiện sự chán ngán, bất lực của con hổ. Nhưng đại từ nhân xưng ta ở đầu câu vẫn chứng tỏ sự kể cả, bề trên đầy kiêu hãnh của vị chúa tể của muôn loài oanh liệt một thời.Câu thơ đầu tiên với 5/7 thanh chắt, kết hợp âm cuối khép -> như vậy sự dồn nén, bức bối cao độ, như những tiếng nghiến răng căm hờn khi sa cơ nằm trong cũi sắt, mối căn hờn đó như đang được dâng lên, đảy lên cao thì đến câu thơ thứ hai 6/7 tiếng là thanh bằng thốt ra như một tiếng thở dài đầy ngao ngán.Khi phân tích ngôn từ trong tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng cần chú ý rằng ngôn từ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ đời thường được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa..... Tất cả những cách ấy nhằm mục đích giúp người nói, người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ tức là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả biểu đạt chứ không phải đơn thuần chỉ là gọi tên, liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng. Nói cách khác việc phân tích biện pháp tu từ trong thơ trữ tình chính là khám phá ra cái hay cái đẹp của bài thơ và hiểu hơn nội dung bài thơ cần biểu đạt. Như trong câu thơ sau:"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió "(Quê Hương - Tế Hanh) Với biện pháp tu từ so sánh “Cánh buồm” là một vật cụ thể hữu hình được so sánh với “ mảnh hồn làng”- cái trừu tượng vô hình, đã làm cho cái đặc điểm tinh thần riêng của làng chài được hình tượng hóa. Trong lịch sử văn học biểu tượng cánh buồm vốn thường thể hiện khát vọng chinh phục không gian với những miền đất, những vùng biển xa xôi, tập trung niềm khao khát và mơ ước bay bổng của con người. Cánh buồm còn là biểu tượng cho sức mạnh của con người giữa tự nhiên, khắc hoạ một nét đẹp lãng mạn của hình dáng và tâm hồn những con người luôn sống giữa trời nước bao la, những tâm hồn khoáng đạt bay bổng và mở rộng đón gió đại dương kết hợp với biện pháp tu từ nhân hóa (qua động từ “rướn”) thể hiện dáng vóc hiên ngang, phóng khoáng cường tráng, đầy sinh khí của cánh buồm. Con thuyền như chủ động rẽ sóng vượt ra khơi -> tư thế của con người lao động.2.3 Xác định không gian thời gian nghệ thuật.	Một trong những yếu tố nghệ thuật trong thơ trữ tình đó là thời gian, không gian nghệ thuật. Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ trữ tình chính là địa điểm mà nhân vật trữ tình- tác giả, xuất hiện để thể hiện tấm lòng cảm xúc của mình.	Ví dụ như trong câu thơ: “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng” chỉ bằng một câu thơ thôi Tế Hanh đã giới thiệu cả không gian, thời gian mà dân chài ra khơi đánh cá: Thời gian: buổi sớm mai; không gian: trời trong gío nhẹ, nắng rực hồng -> đó là một buổi sớm mai tươi đẹp, thanh bình, đầy hứa hẹn.	Không gian, thời gian trong văn học nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng là không gian ước lệ, tượng trưng. Đó là chỗ để các nhà thơ thế hiện sự sáng tạo và những cách cảm nhận độc đáo, riêng biệt trong tác phẩm của mình. Khai thác yếu tố không gian, thời gian trong thơ trữ tình chính là để tìm hiểu cái hay cái đẹp của bài thơ, hiểu hơn nội dung của bài thơ.2.4 Bình giảng.	Bên cạnh việc phân tích tìm ra cái hay của ngôn từ, của BPTT hình ảnh trong thơ việc bình giảng cũng đóng vai trò quan trọng việc thuyết trình bình giảng trong giờ học văn. Đặc biệt thơ trữ tình có tác dụng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho giờ văn khắc sâu kiến thức, giúp HS hiểu nội dung bài thơ một cách chọn vẹn hơn. Đây là phương pháp truyền thống trong dạy - học văn ở nhà trường, trong PPGD mới ta không nên từ bỏ hoàn toàn phương pháp nay nhưng với thời lượng thời gian có hạn GV nên chọn những chi tiết hay độc đáo trong bài để bình giảng. Bên cạnh đó thay việc làm độc thoại triền miên GV nên hướng HS cùng thực hiện, chuyển công việc thuyết giảng một chiều của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa GV và HS giữa HS và HS để giúp các em tự mình tìm hiểu bài học và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình, đồng thời nâng cao kĩ năng nói, diễn đạt của HS. 	Công việc bình giảng nên xen kẽ trong quá trình phân tích tìm hiểu yếu tố nghệ thuật.3/ Tổng kết - Luyện tập 	Đây là bước củng cố những hiểu biết những cảm nhận của HS về nghệ thuật và nội dung bài bằng cách đưa ra những câu hỏi khái quát về yếu tố nghệ thuật và nội dung của bài thơ. GV có thể dựa vào phần ghi nhớ, câu hỏi SGK để đua ra câu hỏi -> củng cố. Luyện tập: + Đọc diễn cảm viết đoạn văn cảm thụ. + Luyện tập bằng bài tập trắc nghiệm.Phần C KẾT LUẬN 	Thơ trữ tình được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS với những bài được chọn lọc, tiêu biểu giúp HS không những được tiếp xúc với những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, mà còn bồi dưỡng các em về tâm hồn, khả năng thẩm mỹ, những cái đẹp trong cuộc sống. Mặc dù vậy nó cũng đặt ra những khó khăn thử thách cho người học và người dạy, đòi hỏi mỗi người dạy chúng ta phai nghiên cứu công phu và tìm cho mình những phương pháp dạy phù hợp để nâng cao hiệu quả giờ học Ngữ văn nói chung, tìm hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình nói riêng.	Trên đây là một số việc đã và đang làm của giáo viên Ngữ văn trường THCS Thái Hòa trong việc giảng dạy các văn bản thơ trữ tình trong chương trình SGK Ngữ văn mới. Việc giảng dạy theo nội dung chuyên đề này bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên vì điều kiện, thời gian chuẩn bị cho chuyên đề này chưa nhiều cho nên có thể còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp để chuyên đề "Phương pháp dạy đọc-hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại" ngày càng được hoàn thiện hơn.	Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Hòa , ngày 05 tháng 12 năm 2007 THỰC HIỆN Tổ khoa học xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • pptChuyen de van (OK).ppt