Chuyên đề: Phương pháp dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8

Chuyên đề: Phương pháp dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn chính luận là một phần của văn bản nghị luận. Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa văn chính luận: “Một thể loại văn học, một thể tài báo chí, thường nêu các vấn đề mang tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng, Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của văn bản chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật. Các bức tranh thực tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của cảm xúc, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng. Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công khai) về chính trị, xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng; nó luôn mang định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc, nó gần với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lối diễn thuyết. Chính luận có vai trò rất đáng kể trong lịch sử văn hóa, trong các phong trào xã hội”( Từ điển văn học (bộ mới) , Nxb Thế giới, H, 2004, tr. 1941- 1942).

Văn chính luận Việt Nam thời trung đại là những văn bản văn xuôi hoặc văn biền ngẫu trực tiếp viết về những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị của quốc gia, dân tộc. Ở văn chương thẩm mỹ, phần chủ yếu tạo nên tác phẩm là bức tranh đời sống, trong đó quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật, do nhà văn sáng tạo bằng hư cấu. Trong văn chính luận, phần chủ yếu là lý lẽ. Các hình ảnh và hình tượng làm cho lý lẽ thêm cụ thể sinh động, tác động đến cả lý trí và tình cảm người tiếp nhận. Văn chính luận liên hệ trực tiếp với đời sống chính trị xã hội nên một trong những yếu tố quan trọng tạo thành giá trị của văn bản là tính chất của thể chế chính trị đương thời. Văn chính luận ở cấp độ loại (đồng cấp với văn chương thẩm mỹ) ở nước ta có các thể chủ yếu: hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu, sớ, khải, ; phần lớn viết bằng chữ Hán; chức năng của từng loại văn bản chính luận được quy định chặt chẽ.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1652Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phương pháp dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
Phương pháp dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn chính luận là một phần của văn bản nghị luận. Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa văn chính luận: “Một thể loại văn học, một thể tài báo chí, thường nêu các vấn đề mang tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng, Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của văn bản chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật. Các bức tranh thực tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của cảm xúc, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng. Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công khai) về chính trị, xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng; nó luôn mang định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc, nó gần với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lối diễn thuyết. Chính luận có vai trò rất đáng kể trong lịch sử văn hóa, trong các phong trào xã hội”( Từ điển văn học (bộ mới) , Nxb Thế giới, H, 2004, tr. 1941- 1942). 	
Văn chính luận Việt Nam thời trung đại là những văn bản văn xuôi hoặc văn biền ngẫu trực tiếp viết về những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị của quốc gia, dân tộc. Ở văn chương thẩm mỹ, phần chủ yếu tạo nên tác phẩm là bức tranh đời sống, trong đó quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật, do nhà văn sáng tạo bằng hư cấu. Trong văn chính luận, phần chủ yếu là lý lẽ. Các hình ảnh và hình tượng làm cho lý lẽ thêm cụ thể sinh động, tác động đến cả lý trí và tình cảm người tiếp nhận. Văn chính luận liên hệ trực tiếp với đời sống chính trị xã hội nên một trong những yếu tố quan trọng tạo thành giá trị của văn bản là tính chất của thể chế chính trị đương thời. Văn chính luận ở cấp độ loại (đồng cấp với văn chương thẩm mỹ) ở nước ta có các thể chủ yếu: hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu, sớ, khải,; phần lớn viết bằng chữ Hán; chức năng của từng loại văn bản chính luận được quy định chặt chẽ. 
Do đặc thù lịch sử nước ta và tính chất của văn chính luận được coi trọng, việc dạy- học văn chính luận thật khó, dạy- học văn chính luận ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là ở lớp 8, lại càng khó hơn. Căn cứ vào phương pháp chung để tìm ra cách hướng dẫn, phương pháp cụ thể giúp cho học sinh dễ tiếp nhận văn bản chính luận Việt Nam trung đại là điều cần thiết. Đó là lí do mà chúng tôi chọn thực hiện chuyên đề này.
Chuyên đề này dựa vào đặc điểm của văn chính luận Việt Nam trung đại để chọn ra một phương pháp dạy- học phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8. 
GIẢI QUYẾT VấN ĐỀ
Thực trạng dạy- học văn bản chính luận Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn 8
a. Thuận lợi: 
- Chương trình Ngữ văn 8 có bốn văn bản chính luận Việt Nam trung đại: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi, Bàn luận về phép học ( Luận học pháp) của Nguyễn Thiếp. Đây là những văn bản đặc sắc viết về những vấn đề trọng đại của quốc gia.
- Giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy- học, luôn cố gắng học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy học, biết sử dụng máy tính và soạn giảng bằng giáo án điện tử; nhà trường có trang bị màn hình ở các phòng học
- Học sinh năng động, thích khám phá, thích khẳng định mình, 
b. Khó khăn:
 - Văn chính luận việt Nam trung đại đặc sắc nhưng làm cho học sinh thích thú thì thật nan giải bởi đặc điểm thể loại và yêu cầu dạy- học đối với thể loại này. Mặt khác, bốn văn bản được học lại ở bốn thể văn khác nhau (chiếu, hịch, cáo, tấu).
- Giáo viên không phải ai cũng giỏi chữ Hán nên tiếp nhận loại văn bản là khó đối với bản thân giáo viên, lại càng khó hơn khi chuyển tải kiến kiến thức, giúp học sinh cảm thụ tác phẩm.
- Văn bản chính luận Việt Nam trung đại đối với học sinh lớp 8 là kiến thức vừa mới lại vừa khó, các em không dễ có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận văn bản đã ra đời cách nay nhiều thế kỉ.
- Thời gian trên lớp có giới hạn
Biện pháp thực hiện
a.Cơ sở dạy- học văn chính luận việt Nam trung đại
Để tiếp nhận tốt và tìm được cách dạy một văn bản cụ thể, giáo viên cần chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp, nắm đặc điểm và yêu cầu dạy- học của văn chính luận trung đại. 
* Phương pháp nghiên cứu
Văn chính luận trung đại là một hệ thống giá tri tinh thần, có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với hệ thống chính trị xã hội trong các giai đoạn của lịch sử Việt Nam thời trung đại nên chọn phương pháp lịch sử- cụ thể để nghiên cứu là phù hợp.
* Đặc điểm văn chính luận Việt Nam trung đại
 	Văn chính luận có vị trí quan trọng trong hệ thống văn học Việt Nam trung đại; sử dụng nhiều thể của văn chính luận Trung Quốc; gắn bó chặt chẽ với tính chất và vận mệnh của những lực lượng đại diện cho dân tộc trong từng thời kì; phần lớn được viết bằng chữ Hán; số lượng không nhiều nhưng có những văn bản đặc sắc.
* Vấn đề dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại
Văn chính luận Việt Nam trung đại nằm trong phạm trù văn chính luận với đặc điểm nổi bật là tác phẩm được cấu tạo chủ yếu bằng lý lẽ, sự lập luận, trực tiếp viết về những vấn đề của đời sống chính trị quốc gia, dân tộc nên khi dạy-học những văn bản này cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của dạy- học văn chính luận. Dựa vào đặc thù của văn chính luận Việt Nam trung đại, giáo viên phải nắm được tính chất nguyên hợp của văn chính luận, cần chú ý đến điểm riêng biệt trong cách xác định chân lý của người xưa- noi theo cổ nhân ( ví dụ: Thiên đô chiếu); tạo được tâm thế tiếp nhận phù hợp- cung cấp kiến thức cần thiết cả về văn học và phi văn học (ví dụ: thể loại, chữ viết; hoàn cảnh lịch sử, xã hội, thế giới quan); phải biết đính chính một số chỗ dịch chưa thật chuẩn khi cần thiết 
b. Chuẩn bị cho tiết dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại
- Giáo viện: Đọc kĩ văn bản, tài iệu tham khảo về lịch sử Việt nam trung đại, tác giả, tác phẩm; tìm phim ảnh có liên quan để hỗ trợ tiết dạy, soạn giáo án ( lưu ý hệ thống kiến thức cần truyền đạt để xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, chọn trò chơi- nếu có thể- để tạo hứng thú, tâm thế học tập- tiếp nhận văn bản, lập sơ đồ- bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức cần đạt của bài học, chọn phương pháp dạy-học hợp lí). Chẳng hạn như khi dạy bài Chiếu dời đô, giáo viên phải tìm đọc văn bản phiên âm nguyên tác, cần xem lại lịch sử, xã hội thời Lý, tiểu sử, công trạng của Lý Công Uẩn; đối với Hịch tướng sĩ, giáo viên phải nhận rõ vai trò của tác giả Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, chú ý phần dịch văn bản- nghĩa của từ “sĩ”- đối tượng được tác giả đề cập đến trong văn bản Khi tổng kết bài học, giáo viên nên có sơ đồ tổng kết các luận điểm, luận cứ của văn bản để làm nổi bật lý lẽ, lập luận của văn chính luận
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích, tự trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu văn bản, ghi ngắn gọn vào vở học ở nhà.Vì các văn bản thường có điển cố, điển tích, nhân vật lịch sửnếu học sinh không đọc hoặc đọc qua loa thì các em không hiểu được nội dung văn bản; 
c. Lên lớp
- Giáo viên giới thiệu bài cần ngắn gọn, xúc tích.
- Hướng dẫn học sinh đọc bài, giáo viên cần chú ý cách đọc văn bản vì các văn bản thường có kiểu văn biền ngẫu, giọng điệu cũng cần phải chuẩn mực, phù hợp.Ví dụ như khi đọc chiếu, hịch - lời của vua còn văn bản Bàn luận về phép học- lời của thần dân, 
 - Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần thận trọng về thời gian, chú ý ngôn ngữ diễn đạt- tránh dùng từ khó hiểu, ghi bảng gọn nhưng rõ, có hệ thống, tiêu đề của các phần thể hiện lập luận của văn bản Chẳng hạn như ở bài Nước Đại Việt ta, phần tìm hiểu văn bản có thể ghi bảng với các mục như sau: mục 1: Nguyên lí nhân nghĩa; mục 2: Chân lí về sự tồn tại có chủ quyền của dân tộc ta; mục 3: Sức mạnh của nhân nghĩavà sức mạnh của độc lập dân tộc.
- Học sinh phải tập trung theo dõi bài giảng, tích cực học tập, khẩn trương thực hiện yêu cầu của giáo viên.
d. Luyện tập
Câu hỏi luyện tập xoáy vào mục tiêu cần đạt của bài học, tránh rườm rà không cần thiết. Ví dụ: Trình bày lại lập luận của văn bản đã học bằng sơ đồ hoặc giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi: đoán ô chữ, ai nhanh hơn,
e. Kiểm tra
Câu hỏi hướng vào trọng tâm bài học, học sinh đảm bảo nhớ và hiểu bài chứ không phải thuộc lòng mà không hiểu.Giáo viên có thể dùng câu hỏi kiểm tra bài cũ như sau: 
-Em hãy cho biết các luận điểm trong văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp?
-Trình bày ngắn gọn bằng lời văn của em về cách lập luận của tác giả trong văn bản Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)?
KẾT LUẬN
Dạy- học văn chính luận Việt Nam trung đại ở lớp 8 đòi hỏi giáo viên và học sinh có ý thức quan tâm, trân trọng giá trị của văn bản trong chương trình vì những tác phẩm đưa vào chương trình đều đặc sắc. Giáo viên phải đầu tư sâu cho phần soạn bài, học sinh phải hợp tác với giáo viên trên lớp thì tiết dạy- học mới thành công.
Giáo viên cần tìm hiểu lịch sử dân tộc thời trung đại bởi phương pháp lịch sử- cụ thể cần thiết cho việc nghiên cứu những giá trị có tính lịch sử, nhất là những giá trị trong quá khứ vì khoảng cách thời gian lớn tạo nên sự khác biệt ở cách nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng. Đối với các văn bản trích đoạn , giáo viên phải chịu khó đọc cả tác phẩm phần phiên âm, dịch nghĩa để bao quát được vấn đề và mối liên hệ giữa các văn bản trong chương trình.
Chuyên đề giúp cho giáo viên có thêm sự lựa chọn phương pháp khi dạy văn bản chính luận Việt Nam trung đại ở lớp 8 và giúp học sinh làm quen với thể văn có tính quy phạm và tính chất nguyên hợp như đã nêu trên.
Do kiến thức và kinh nghiệm có hạn, chúng tôi rất mong lãnh đạo và đồng nghiệp chỉ ra những sai sót còn tồn tại, góp ý xây dựng để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn nhằm góp phần phục vụ cho việc nâng chất lượng dạy- học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Phú, ngày 06 tháng 02 năm 2012
Nhóm Ngữ văn 8 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyên đề.doc