Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam (Thể thơ: Thất ngôn bát cú (đường luật))

Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam (Thể thơ: Thất ngôn bát cú (đường luật))

Nâng cao chất lượng dạy thơ trữ tình

trung đại việt nam

(Thể thơ: Thất ngôn bát cú (đường luật) )

- Giáo viên báo cáo: Trần Thị Trọng

- Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Tâm

- Bài dạy: Qua Đèo Ngang (ngữ văn 7, tập 1).

I/ Yêu cầu

 Trước hết, để dạy được bài này yêu cầu giáo viên phải nắm vững mục tiêu bài dạy. Việc giảng dạy vẫn phải được tiếp tục theo hướng hiểu tác phẩm thông qua thể loại. Do đó, GV cần coi trọng việc giúp HS sơ bộ nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) để từ đó nhận dạng được thể thơ của tác phẩm.

 Đây là một thể htơ được định hình từ thời nhà đường (Trung Quốc) và thường được coi là tiêu biểu nhất của thơ đường luật. Nó có luật thơ chặt chẽ, cũng có thể nói là gò bó nhất trong lịch sử thơ ca trong nhân loại., Nhưng điều kì lạ là với luật thơ nghiêm ngặt như thế mà thành tựu của thơ đạt được lại bề thế, phi thường ít thấy, được nhân loại yêu quý, kính phục trong bao đời nay. Một trong những đặc sắc của thơ thất ngôn bát cú (cũng như thất ngôn tứ tuyệt) Đường luật chính là cô đúc, súc tích, đượcu san sinh từ một kiểu tư duy nghệ thuật, một thi pháp độc đáo. Ở nước ta, trong thời trung đại, thơ Đường luật mà chủ yếu là thất ngôn bát cú (vừa bằng chữ hán vừa bằng chữ nôm) đx ngự trị nền thơ. Trong thi nghiệp của các nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) vẫn chiếm phần chính.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam (Thể thơ: Thất ngôn bát cú (đường luật))", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Tri Phương Báo cáo chuyên đề:
Nâng cao chất lượng dạy thơ trữ tình 
trung đại việt nam
(Thể thơ: Thất ngôn bát cú (đường luật) )
Giáo viên báo cáo: Trần Thị Trọng
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Tâm
Bài dạy: Qua Đèo Ngang	(ngữ văn 7, tập 1).
I/ Yêu cầu
 Trước hết, để dạy được bài này yêu cầu giáo viên phải nắm vững mục tiêu bài dạy. Việc giảng dạy vẫn phải được tiếp tục theo hướng hiểu tác phẩm thông qua thể loại. Do đó, GV cần coi trọng việc giúp HS sơ bộ nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) để từ đó nhận dạng được thể thơ của tác phẩm.
 Đây là một thể htơ được định hình từ thời nhà đường (Trung Quốc) và thường được coi là tiêu biểu nhất của thơ đường luật. Nó có luật thơ chặt chẽ, cũng có thể nói là gò bó nhất trong lịch sử thơ ca trong nhân loại., Nhưng điều kì lạ là với luật thơ nghiêm ngặt như thế mà thành tựu của thơ đạt được lại bề thế, phi thường ít thấy, được nhân loại yêu quý, kính phục trong bao đời nay. Một trong những đặc sắc của thơ thất ngôn bát cú (cũng như thất ngôn tứ tuyệt) Đường luật chính là cô đúc, súc tích, đượcu sanû sinh từ một kiểu tư duy nghệ thuật, một thi pháp độc đáo. Ở nước ta, trong thời trung đại, thơ Đường luật mà chủ yếu là thất ngôn bát cú (vừa bằng chữ hán vừa bằng chữ nôm) đx ngự trị nền thơ. Trong thi nghiệp của các nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) vẫn chiếm phần chính.
 Sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ khi có phong tròa thơ mới, nhất thời thơ Đường luật đã không được đánh giá đúng mức, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại với khối luợng không nhỏ và không phải có giá trị. Những sáng tác của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh đã chứng minh điều đó.
II/ Phương pháp dạy 
 Tìm hiểu tác phẩm thông qua thể loại bài này, học sinh cần nắm được những nội dung
Hình dung đuợc cảnh tuợng Đèo ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo 
Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật, với các đặc điểm số câu, chữ, đối, vần, bố cục. Từ đó HS hiểu được yếu tố tự sự và bản chất biểu cảm của bài thơ này.
 Cụ thể
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú (đường luật)
+ Đường luật là thể thơ có từ đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc
+ Thơ TNBC gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8
Phép đối ở các câu: 3 – 4; 5 – 6
Có luật bằng trắc
=> Không theo đúng điều trên thì bị coi là là thất luật (không đúng luật)
+ Về bố cục một bài thơ TNBC có bốn phần tương đương với 4 cặp thơ, mỗi cặp hai câu, gợi theo thứ tự: Đề, thực, luận, kết.
=> Trên cơ sở đó HS dễ dàng tìm ra bố cục của bài thơ
Họat động 2: HD tìm hiểu văn bản, theo hướng bố cục thể lọai
Hai câu đề: (câu 1 – 2)
Hai câu thực: (câu 3 – 4) -> phép đối
Hai câu luận: (câu 5 – 6) -> phép đối
Hai câu kết: (câu 7 – 8)
Đặc biệt lưu ý nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
HS trình bày những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật
Giáo viên nhấn mạnh ý -> Rút ra ghi nhớ -> Cho HS đọc
Họat động 4: HD luyện tập
HD HS làm bài tập 1
Bài tập 2 – làm ở nhà
III. Trình bày bảng:
Gồm 4 phần: 
Tác giả tác phẩm
Tìm hiểu văn bản
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
Tổng kết
Ghi nhớ
Luyện tập
IV. Kết luận:
Khi dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam cụ thể là dạy thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật), Giáo viên cần: 
Dạy theo đúng đặc trưng phân môn
Nắm vững thể loại của văn bản
Tìm hiểu văn bản theo hướng bố cục thể loại
Lưu ý: Trong chương trình ngữ văn 7, phân thơ trữ tình trung đại Việt Nam được xếp trước phần thơ Đường có tất cả 5 bài: xa ngắm thác núi Lư; cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch); Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Chi Chương); Bài ca nhà tranh bị gió thị phá (Đỗ Phủ); và một bài đọc thêm Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều (Trương kế); vì thế, trong quá trình dạy , giáo viên cần liên hệ để học sinh thấy được nét gần gũi về cách cấu từ, cách xây dựng hình tượng, cách sử dụng ngôn ngữ thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường
Khi giảng dạy, giáo viên không nên xa vào giảng chung chung qúa nhiều (về tác giả, về thời đại, về thể loại,), mà tập trung giúp học sinh đi sâu vào tác phẩm, qua tác phẩm mà thấy cái hay, cái độc đáo của thơ trữ tình trung đại Việt Nam./.
Ninh thọ, ngày 6 tháng 10 năm 2008 
GVBM
Trần Thị Trọng 
Văn bản: 	QUA ĐÈO NGANG
BÀ HUYỆN THANH QUAN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
Hình dung được cảnh tượng ĐN, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn báo cú đường luận.
II. Lên lớp:
Ổn định tổ chức:
KTBC: 
Đọc thuộc lòng bài “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)
Phân tích tính đa nghĩa của bài thơ.
Bài mới: Giới thiệu bài
Ơû bài trước các em đã làm quen với hai nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam là Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ nữ: “Qua Đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan”
Hoạt động 1: Hướng dẫn tác giả, tác phẩm.
GV: bài thơ được sáng tác lúc bà HTQ được vua mời vào huế nhận chức “Cung trung giáo tập” (Dạy học cho các cung nữ) khi đi qua ĐN tức cảnh sinh tình mà bà làm bài thơ này.
?Dựa vào lời gt bước đầu về thể thơ TNBC. Em hãy nhận dạng bài thơ về số câu, số chữ và mỗi câu, cách gieo vần, phép đối.
HS trả lời GV nhấn mạnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docbia ho so chuyen de.doc