Chuyên đề Một số vấn đề cần lưu ý khi giáo dục kỷ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn giáo dục công dân

Chuyên đề Một số vấn đề cần lưu ý khi giáo dục kỷ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn giáo dục công dân

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Khách quan:

- Thực hiện theo kế hoạch số 01/2012 /KHCMC3, ngày 22 tháng 02 năm 2012 : Kế hoạch hoạt động chuyên môn Bậc THCS cụm số 3 về việc xây dựng chuyên đề Giáo dục kỷ năng sống cho học sinh THCS thông qua bộ môn GDCD.

- Nhằm giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy để nâng cao tay nghề, chất lượng Giáo dục của giáo viên bộ môn GDCD trong cụm tổ.

- Thông qua hoạt động góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ra ngoài phạm vi của một trường.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số vấn đề cần lưu ý khi giáo dục kỷ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn GDCD 
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIÁO DỤC  KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Khách quan:
-  Thực hiện theo kế hoạch số 01/2012 /KHCMC3, ngày 22 tháng 02 năm 2012 : Kế hoạch hoạt động chuyên môn  Bậc THCS cụm số 3 về việc xây dựng chuyên đề Giáo dục kỷ năng sống cho học sinh THCS thông qua bộ môn GDCD.
- Nhằm giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy để nâng cao tay nghề, chất lượng Giáo dục của giáo viên bộ môn GDCD trong cụm tổ.
- Thông qua hoạt động góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ra ngoài phạm vi của một trường.
2. Chủ quan:
- Tôi nhận thấy qua hoạt hoạt động giáo dục, cả giáo viên và học sinh còn hạn chế một số kỷ năng, một số thao tác.
- Việc giáo dục rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh thông qua một tiết dạy chưa được nhấn mạnh, thậm chí là lúng túng.
- Hơn nữa thông qua bộ môn GDCD học sinh phải hình thành cho mình được kỷ năng sống và sự vận dụng vào thực tiển, tuy nhiên trên thực tế điều này vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy chúng ta cần tập trung vào yếu tố giáo dục Kỷ năng sống cho học sinh.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày".
Kỹ năng sốnglà một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua học tậphoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng.
Rèn luyện kỹ năng sốngthông qua bộ môn GDCD là quá trình hình thành các kỷ năng, đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
2. Thực trạng của vấn đề:
- Việc giáo dục, rèn luyện kỷ năng sống là một phạm trù rộng, tất cả các bộ môn, giáo viên, học sinh, đoàn, đội.đều bắt tay vào thực hiện. Một số kỷ năng mà học sinh có được thông qua Bộ môn này chỉ là một phần nhỏ.
- Tuy nhiên nhiều giáo viên, nhiều học sinh cho đây là bộ môn phụ nên chưa thật sự chú tâm vào việc dạy hoặc học.
- Đối với bộ môn GDCD học sinh phải tiếp nhận nội dung về đạo đức và pháp luật mà bài nào cũng có nhiều khái niệm mới, để hiểu rõ nội dung bài học thì học sinh phải hiểu rõ về một số khái niệm  liên quan đến nội dung bài học. Tuy nhiên thực tế có nhiều lúc giáo viên cũng lúng túng khi gặp một số khái niệm mới, học sinh lúng túng khi không hiểu về khái niệm dẫn đến nội dung bài học không được khắc sâu.
- Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được học rất nhiều về những đức tính tốt, về các điều luật của pháp luật nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, điều này cho thấy sự vận dụng vào thực tế của các em chưa cao.
=> Xuất phát từ một số thực trạng trên ta có thể khẳng định sự cần thiết của yếu tố giáo dục của giáo viên và rèn luyện kỷ năng sống  của học sinh qua bộ môn GDCD.
3. Một số lưu ý khi giáo dục Kỷ năng sống cho học sinh thông qua một tiết dạy của môn GDCD.
a. Rèn kỷ năng cho học sinh giải thích các khái niệm trước khi vào bài học.
Giáo viên cần tìm hiểu kỷ các khái niệm liên quan đến nội dung bài học.
Khi dặn dò cho tiết học sau, giáo viên yêu cầu học sinh chú ý soạn trước một số  khái niệm của bài học sau.
b. Yêu cầu vận dụng khái niệm để giải quyết vấn đề.
Sau khi hình thành khái niệm, giáo viên yêu cầu học vận dụng để giải quyết các tình huống trong phần Đặt vấn đề của sách giáo khoa ở mỗi bài học.
c. Rèn kỷ năng tư duy, phê phán những hành vi sai trái:
( Thường làm)
d. Rèn kỷ năng vận dụng nội dung bài học để làm bài tập.
Sau khi ngiên cứu tìm hiểu xong phần nội dung bài học, yêu cầu học vận dụng ngày để làm bài tập.
e. Rèn kỷ năng vận dụng nội dung bài học để giải quyết một số vấn đề thực tế.
Giáo viên có thể sưu tầm một số tình huống trong thực tế của trường mình để yêu cầu các em giải quyết.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ và tìm các tình huống có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết.
g. Kỷ năng liên hệ và vận dụng của bản thân.
 Yêu cầu học sinh tự nhận xét hoặc tự kiểm điểm bản thân ( đối với những học sinh làm trái với nội dung bài học)
4. Một số giải pháp:
- Tăng cường nghiên cứu từ điển tiếng việt. Cả giáo viên và học sinh
- Hình thành thói quen, ý thức thực hiện.
- Sưu tầm những tình huống thực tế ( thông qua giờ chào cờ đầu tuần hoặc của lớp)
- Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thường xuyên đánh giá việc rèn luyện của học sinh.
- Kịp thời khen chê, động viên, nêu gương thông qua tiết dạy.
5. Những kiến nghị đề xuất:
- Đề nghị nhà trường cấp cho các giáo viên bộ môn GDCD tài liệu về từ điển GDCD.
- Trong những lần sinh hoạt cụm tổ bộ môn GDCD tiếp theo, giáo viên cần tập trung thảo luận những vướng mắc khi giảng dạy bộ môn này.
- Tất cả Giáo viên dạy GDCD phải nắm chắc khái quát nội dung chương trình, các nội dung cần tích hợp liên quan đến bài dạy
III. KẾT LUẬN:
Trên cơ sở trình bày nội dung chuyên đề trên ta thấy rằng Giáo dục kỹ năng sống khi học bộ môn GDCD cho đối tượng học sinh của chúng ta là điều rất cần thiết. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học và thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn.
Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo cũng tích cực rèn luyện kỷ năng sống để mỗi khi các em lúng túng thì các thầy cô cũng kịp thời giải quyết trên tinh thần thân thiện.
Những điều cần lưu ý trên sẽ dể dàng thực hiện nếu chúng ta đầu tư thêm thời gian nghiên cứu, sáng tạo, thật sự tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh như chính con em mình.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian nghiên cứu chắc chắn sẽ  không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
                                                                        THỰC HIỆN
                                                                        Nguyễn Thị Như Ý
GV trường PTDT nội trú M’đrăk

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyên đề GD KNS CHO HS.doc