Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 cả năm - Trường THCS Mai Thị Út

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 cả năm - Trường THCS Mai Thị Út

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tuần 1 – Tiết 1 NS : ND :

Hoạt động : TRAO ĐỔI VỀ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH LỚP 8

I. Mục tiêu:

- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.

- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp

- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.

- Kỹ năng tự tin trong học tập và rèn luyện

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người học sinh lớp 8

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 cả năm - Trường THCS Mai Thị Út", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần 1 – Tiết 1 NS : ND : 
Hoạt động : TRAO ĐỔI VỀ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH LỚP 8
I. Mục tiêu:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.
- Kỹ năng tự tin trong học tập và rèn luyện
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người học sinh lớp 8
III. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng::
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẽ.
- Nhóm nhỏ
- Thảo luận
- Hỏi và trả lời.
IV. Tài liệu và phương tiện:
* Câu hỏi thảo luận
* Bảng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua.
* Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông
* Tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Hát bài hát tập thể: “ Chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
2. Kết nối: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấp Ao và bút lông
- Người điều khiển cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình
- Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
- Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
	Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp	
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến 
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua 
- Lớp thảo luận
- Người điều khiển tổng kết
Hoạt động 4: Bầu cán bộ mới
- Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp
- Ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp .
- Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử
- Bầu ban kiển phiếu , trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.(Bầu lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng)
- Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả
- Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến
- GVPT phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em.
Hoạt động 5: Văn nghệ
- Mời đại diện các nhóm trình bày một số tiết mục văn nghệ
3. Thực hành: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới
- Người điều khiển yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chon các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học
- Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng
4. Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng mình là học sinh lớp 8
VI. Tư liệu: 
- Một số câu hỏi thảo luận
1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao?
3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần 2 – Tiết 2 NS : ND : 
Hoạt động: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện
- Biết trân trọng những truyền thống đó
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường
- Kỹ năng xác định/tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường.
- Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường.
- Kỹ năng trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường.
III. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy
- Thảo luận 
- Biểu đạt sáng tạo
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy .
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy Ao, bút lông
- Các phiếu học tập
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Xây dựng bản đồ tư duy:
+ Người điều khiển treo 2 tờ giấy: 1 tờ viết về truyền thống của trường, 1 tờ viết về truyền thống của lớp.
+ Từng HS lên bảng dán
+ Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng
- Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút và một giấy.
- Mỗi nhóm bốc thăm một câu hỏi trong số những câu hỏi đã viết sẵn rồi thảo luận nhóm, viết lên giấy
- Dán kết quả thảo luận lên bảng
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận
-Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến
- Tiếp tục người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận
Câu hỏi:
Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp)
- HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình
- Người điều khiển kết luận
Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp
- Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ
- Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu
3. Thực hành:
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)
- Các tổ treo bảng kế hoạch
- Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.
- Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của các tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
4. Vận dụng:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.
VI. Tư liệu:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như:
+ Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giải trong các kỳ thi HS giỏi, giải toán trên máy tính Casio, giải tóan, anh văn qua mạng Internet.
+ Các truyền thống tốt đẹp khác : đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo.
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ)
- Câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy.
2. Theo bạn lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?
4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó?
- Bản kế hoạch phấn đấu của tổ:..
TT
Các truyền thống
Mục tiêu
Biện pháp
Kết quả
1
Học sinh giỏi
2
HS vượt khó vươn lên
3
Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo 
4
Xây dựng tập thể vững mạnh
5
Rèn luyện đạo đức 
6
Tôn sư trọng đạo.
7
Văn nghệ, thể dục thể thao
8
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tuần 3 – Tiết 3 NS : ND : 
Hoạt động: Thảo luận chủ đề: 
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TẬP TỐT THEO LỜI BÁC DẠY”
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- KN nêu vấn đề làm thế nào để học tốt.
- KN tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt.
- KN giải quyết vấn đề để học tốt.
- KN trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tập tốt
III. Các nội dung và mức độ tích hợp trong họat động:
- Chủ đề: Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi
- Mức độ: liên hệ
- Nội dung: Phong cách làm việc và ý chí tự học, tinh thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác.
IV. Các phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng::
- Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi – chia sẻ
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút
V. Tài liệu và phương tiện:
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa : mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác
VI. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ: Các bạn hiểu thế nào là học tốt?
- Cá nhân lần lượt trả lời
- Người điều khiển ghi tóm tắt lại các ý kiến của cá nhân lên bảng, sau đó kết luận lại
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Trao đổi, thảo luận nhóm
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ làm thế nào để học tốt?”. Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
Ví dụ: làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán? Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh? Lớp học yếu nhất là môn nào? Tại sao và hướng khắc phục?.....
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi 
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
Hoạt động 2: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình giới thiệu vài tiết mục văn nghệ
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch học tập tốt
- Người điều khiển yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch học tập tốt
- S ... không hát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp. Lưu ý không để thời gian trống).
- Thư ký tổng kết điểm.
Hoạt động 2: Thi hỏi đáp ( Trả lời nhanh)
- Thể lệ: Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nêu thời gian đội nào có tín hiệu trước (giơ tay) thì được quyền trả lời. Nếu hết thời gian mà vẫn không trả lời được thì đội khác trả lời tính điểm. Trả lời đúng được 10 điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì ưu tiên cho khán giả trả lời (nhận quà).
Câu hỏi
Câu 1: Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? Chiến dịch thắng lợi đó mang tên gì?
ð 30/04/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Người đã cắm lá cờ trên Dinh độc lập vào ngày 30/04/1975 là ai?
ð Bùi Quang Thận
Câu 3: Nước ta chính thức mang tên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
ð 02/07/1976
Câu 4:Người đọc lời đầu hàng vô điều kiện của chính quyền nguỵ Sài Gòn là ai?
ð Tổng thống Dương Văn Minh
Câu 5: Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? 
ð 15/05/19954
Câu 6: Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc tung cổng chính mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
ð Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Ngô Sỹ Nguyên cầm lái.
Câu 7: Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc nghiêng cổng phụ mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
ð Chiếc xe tăng mang số hiệu 843 do Bùi Quang Thận Nguyên cầm lái.
Câu 8: Hãy kể một câu chuyện về tấm gương hi sinh anh dũng của bội đội ta mà em biết
ð Học sinh trình bày
Câu 9: Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng kết thúc vào thời gian cụ thể nào?
ð Lúc 11h30’ ngày 30/04/1975
Câu 10: Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu gì?
ð "Việt Nam muôn nǎm! Bác Hồ muôn nǎm!"
- Thư ký tổng kết điểm.
3.Thực hành luyện tập:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
- Bạn hãy nêu tóm tắt những nội dung chính và cảm nghĩ của mình về ngày 30/4 trên cơ sở các tài liệu mà bạn đã thu thập được.
- Yêu cầu trình bày 1 phút.
4.Vận dụng:
Nước ta đã độc lập, thống nhất, đất nước ngày càng phát triển và đổi mới. Chúng ta được hưởng cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc đó là nhờ công ơn to lớn của Bác, của các vị anh hùng đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc. Để đền đáp công ơn to lớn đó, để xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn thì mỗi con người chúng ta cần phải học tập thật tốt, xứng đáng với câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu”
VI. Tư liệu:
 Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.
* Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh:Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi QĐNDVN chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định: “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”
CHỦ ĐIỂM THÁNG 05: BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần 17 - Tiết 17
Hoạt động: Thi tìm hiểu theo chủ đề: “BÁC HỒ VỚI THIỀU NHI”
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày
- Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy
III. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Chủ đề: Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
- Nội dung: Tình cảm của Bác với thiếu nhi, Bác luôn chăm lo đến hạnh phúc, tương lai của các cháu.
- Mức độ: toàn bộ
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng
- Động não
- Thảo luận
- Kể chuyện
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Thư Bác Hồ gửi các cháu thiệu nhi Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-9-1945
- Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm
- Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: 
- Người điều khiển cho lớp hát tập thể bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Nhạc sĩ: Phong Nhã)
- Người điều khiển đặt câu hỏi liên quan tới bài hát trên
+ Ý nghĩa của bài hát trên là gì?
+ Qua bài hát trên, các bạn thấy tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào?
2. Kết nối:	
 	Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch
- Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó
- Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó
Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh nhất
- Mọi thành viên trong lớp đều tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên,sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời bạn khác lên bốc thăm, cứ thế tiếp diễn đến khi kết thúc hoạt động
3. Thực hành/ luyện tập:
- Nêu nội dung chính của hoạt động này, bạn tâm đắc nội dung nào nhất?
4. Vận dụng: 
- Nêu trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác
VI. Tư liệu:
- Tài liệu tham khảo: Thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam nhân dịp tết trung thu, 15–9-1945
CHỦ ĐIỂM THÁNG 05: BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần 18 - Tiết 18
Hoạt động: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 19 - 5
I. MỤC TIÊU:Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày
- Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt
	- Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
Kỹ năng trình bày suy nghĩ về 
Lựa chọn.
Tự tin khi biểu diễn
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Thảo luận
	- Kể chuyện
	- Biểu đạt sáng tạo
	- Trình bày 1 phút
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	-Các câu chuyện về cách sống giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
	- Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác.
	-Các tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ.
	- Các bài thơ nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao to lớn của Bác
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá:Ngày trọng đại nhất tháng 5 là ngày nào ? Hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ kính yêu
2. Kết nối:	
 Hoạt động 1: Nghe các câu chuyện về Bác hồ
- GV, người điều khiển giới thiệu về ngày sinh nhật Bác và sơ lượt về cuộc đời cách mạng của Bác.
- Vai trò của Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
	- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi có liên quan để khắc sâu kiến thức cho HS.
	Hoạt động 3: Văn nghệ
	- Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ.
	- Học sinh trình bày các tiết mục đã chuẫn bị sẵn
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
 	- Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được sau khi tham gia buổi sinh hoạt văn nghệ
4. Vận dụng: 
	- GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch, liên hệ trả lời câu hỏi “ Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”
- Những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của bác đối với mầm non tương lai của đất nước
- Rèn luyện tính khiêm tốn, trung thực, cầm, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho HS
VI. Tư liệu:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HDNGLL 8(12-13).doc