Chuyên đề: Làm thế nào để học sinh thích môn Vật lí - Kim Sơn Thượng

Chuyên đề: Làm thế nào để học sinh thích môn Vật lí - Kim Sơn Thượng

 Đáp ứng theo yêu cầu theo việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới chương trính sách giáo khoa bậc THCS người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp học tập trong việc giáo dục học sinh từ việc giảng dạy truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức.

 Trên đây là những vấn đề lớn đặt ra cho người giáo viên ở thời kỳ mà nền kinh tế khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Theo đó tôi cũng đặt ra cho mình một phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức và cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Tôi xin giới thiệu cho bạn bè đồng nghiệp góp ý cho tôi để tôi có một đề tài hoàn chỉnh hơn.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Làm thế nào để học sinh thích môn Vật lí - Kim Sơn Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO & ĐÀO TẠO TRÀ VINH
 TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG HÒA A
 Chuyên đề:
 Đề tài thuộc chuyên môn: VẬT LÝ
 Họ tên người thực hiện: KIM SƠN THƯỢNG
 Tổ chuyên môn: TOÁN – LÍ - TIN
Chuyên đề:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH THÍCH HỌC MÔN VẬT LÝ 
ãb
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
 Thế giới vật lý muôn màu muôn sắc. Có thể coi đây là một trong những môn học ra đời đầu tiên trên thế giới. Kiến thức vật lý có thể áp dụng vào thực tế ở mọi nơi,mọi ngành nghề. 
 Nhưng môn học vật lý ở trường THCS là một môn học rất “khô”. Do đó vấn đề là người giáo viên phải biết vận dụng hết khả năng để làm “mềm dẻo” và hấp dẫn môn học cho học sinh hứng thú và thích học vật lý hơn.
 Mặc khác theo một số nghiên cứu của nước ngoài thì tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học được bằng các giác quan là: 20% (nghe) , 30% (nhìn), 50% (nghe và nhìn), 70% (nghe, nhìn và nói) và 90% (nghe, nói và làm). Nếu giáo viên dùng lời nói để giảng hiểu quả tiếp thu kiến thức của học sinh chỉ là 20%, nếu dùng bảng phấn trình bày theo cách truyền thống chỉ được 30%, nếu tạo điều kiện cho học sinh được nói hiệu quả tới 70% và hiệu quả cao hơn nếu dạy theo hướng thực hành 90% .
 Đáp ứng theo yêu cầu theo việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới chương trính sách giáo khoa bậc THCS người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp học tập trong việc giáo dục học sinh từ việc giảng dạy truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức.
 Trên đây là những vấn đề lớn đặt ra cho người giáo viên ở thời kỳ mà nền kinh tế khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Theo đó tôi cũng đặt ra cho mình một phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức và cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Tôi xin giới thiệu cho bạn bè đồng nghiệp góp ý cho tôi để tôi có một đề tài hoàn chỉnh hơn.
 NỘI DUNG BÁO CÁO:
Thực trạng:
Trong những năm học vừa qua đa số học sinh nói chung, học sinh trường THCS Lương Hòa A nói riêng, việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn trong đó có môn vật lý. Trong khi suy nghĩ của đa số học sinh việc học như bị bắt buộc đa số học sinh chưa có suy nghĩ tự giác học tập.
Theo tôi sỡ dĩ có tình trạng như thế là vì học sinh chưa tìm được niềm vui ,hứng thú thực sự khi học tập, chưa định hướng được rõ ràng việc học của mình.
Biện pháp thực hiện:
 Với điều kiện vật chất hiện tại của nhà trường thì trong năm học qua tôi đã áp dụng các phương thức để mong đạt được những yêu cầu đặt ra ban đầu như sau:
 a). Đối với học sinh: 
Trước khi đến lớp học một bài học mới thì bản thân học sinh phải đọc kĩ trước bài học đó, phải suy nghĩ kĩ vấn đề đặt ra trong bài: Tại sao thế này? Tại sao thế kia?kiến thức này gần giống với hiện tượng nào trong thực tế mà mình đã thấy qua.
Sau khi tìm hiểu xong môït bài trên lớp thì học sinh cần xem lại vấn đề mình đã tìm hiểu trước khi vào lớp và có thể kiểm chứng lại bằng thực tế.
có thí nghiệm nhỏ ở hình bên(Hình9.1) thì học sinh có thể thực hiện trước ở nhà dễ dàng và xem xét phân tích hiện tượng nhìn thấy được và đặt ngay trong đầu câu hỏi: Tại sao nước không chảy ra?
VD bài 9 Aùp suất khí quyển (vật lý 8). Khi học sinh xem bài trước ở đầu bài 
Máy cơ đơn giản (vật lý 6). Sau khi học sinh đọc ở đầu đề Một ống bêtông nặng bị lăn xuống mương (hình 13.1) đọc trước và đặt ra câu hỏi trong đầu
:Ống này rất nặng làm thế nào để đưa ống lên được đây?
Hoặc ở địa phương khi máy xuốt lúa hay máy xới khi muốn lên bờ mà bờ quá cao thì phải làm thế nào? 
VD: Bài 13 :
Khi đốn cây quá lớn làm thế nào để đem cây lên xe kéo về nhà?...
Nếu học sinh làm được như vậy thì học sinh sẽ thấy được việc học rất có lợi cho đời sống rõ ràng hơn và cảm thấy thích thú hơn khi phát hiện những đều kì thú hơn liên quan đến kiến thức của mình học.
b). Đối với giáo viên:
 Để học sinh làm được những điều như trên thì vai trò của người giáo viên rất lớn. Làm thế nào để học sinh chịu xem bài trước ở nhà? Chúng ta điều biết bản tính của học sinh thì thích tìm tòi, khám phá những gì lọt vào mắt học sinh gây hứng thú cho học sinh thì chúng lại thích tìm hiểu.
 VD: Sau khi học xong bài 8 Vật lý 8, giáo viên đặt câu hỏi: Có thể lật ngược ly đựng nước lại ,mà nước trong ly không chảy ra không? Đến đây sẽ có sự thắc mắt. Giáo viên nói tiếp được hay không thì tiết học sau ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. Vấn đề đặt ra là buộc học sinh suy nghĩ tìm đáp án và tất yếu sẽ làm thử và xem trước bài 9 SGK.
 Thêm nữa, kiến thức vật lý có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểm nên khi tìm hiểu một vấn đề nào đó thì người giáo viên phải đưa nhiều hình ảnh,biết tìm ví dụ thật nhiều và thực tế gần gủi với học sinh và cũng gợi ý cho học sinh tìm ví dụ để minh họa cho bài học . Làm như thế để học sinh thấy được kiến thức vật lý rất bổ ích và cần phải học và còn tập cho học sinh thói quen tìm hiểu khám phá kiến thức. Khi các em về nhà hay đi đâu đó gặp lại sự việc giáo viên đã nói ra trên lớp, các em sẽ có một chút chú ý đến sự việc đó. 
 Còn chuyện tổ chức thực hành trên lớp thì giáo viên cũng đã nắm tôi xin nói thêm là cần tổ chức nhóm cho chặt chẽ. Nghĩa là đối với mỗi nhóm cần phải có nhóm phó, nhóm trưởng , thư kí nhóm. Khi tiến hành thực hành hay hoạt động nhóm thì nhóm trưởng và nhóm phó điều hành nhóm, còn thư ký thì ghi lại những gì nhóm thu được. Khi hoạt động nhóm thì người giáo viên cần phải có cái nhìn bao quát, quan sát từng nhóm, hết sức tập trung bởi vì hoạt động nhóm là con dao hai lưỡi. Nếu giáo viên không làm được những điều như trên thì việc thực hành hay hoạt động sẽ phản tác dụng.
Kết quả thu được:
 Từ thực trạng ban đầu như đã nêu tôi đã áp dụng biện pháp như vừa nêu và kết quả là học sinh bắt đầu tích cực học tập, một số đã biết áp dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày, giảm được học sinh yếu kém và tằn thêm học sinh khá giỏi.
 Khi đề tài được đưa vào áp dụng triệt để hơn tôi hy vọng kết quả thu được còn khả quan hơn.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Đúc kết lại những điều vừa kể trên đây, để có thể đạt được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hay không thì điều quan trọng nhất là người thầy phải hết mực yêu nghề, tích cực làm việc.
 Còn đối với từng giờ lên lớp cụ thể , người giáo viên phải chủ động tạo một bầu không khí thật thoải mái, để không làm cho học sinh chán nản vì học quá nhiều.
 Cần phải liên hệ kiến thức trong bài với những gì xảy ra xung quanh thật gần gủi với học sinh để cho học sinh khắc sâu kiến thức và cảm thấy thích môn học hơn.
 Trên đây là những gì mà bản thân đúc kết được sau vài năm giảng dạy, nhưng tôi thực hiện chưa triệt để nên kết quả còn chưa đạt như mong muốn. Do kinh nghiệm còn hạn chế và kiến thức còn giới hạn nên rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của đồng nghiệp .Tôi thành thật cảm ơn.
 Lương hòa A, ngày 12 tháng 11 năm 2009
Duyệt của TTCM	 Người viết
 Kim Sơn Thượng
	Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI VAT LI.doc