Chuyên đề 2: Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy học - Năm học 2008-2009 - Phạm Văn Định

Chuyên đề 2: Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy học - Năm học 2008-2009 - Phạm Văn Định

 Kĩ năng tự học là một bộ phận của kĩ năng học tập, cấu trúc của kĩ năng tự học gồm các kĩ năng bộ phận sau:

 a) Những nhóm kĩ năng cơ bản liên quan đến tự học

 * Nhóm KN tự định hướng mục đích và động cơ học tập: Tự xác định nhu cầu, mục đích học tập; tự xây dựng động cơ học tập và hình thành thế giới quan. Đây là nhóm kĩ năng quan trọng với hoạt động tự học vì nếu không có động cơ, mục đích thì sẽ không có hứng thú, thậm chí mất phương hướng và hành động, do đó không thể có hoạt động nhận thức

 * Nhóm kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập: tự xây dựng kế hoạch học tập, tự thực hiện kế hoạch; tự đánh giá kết quả.

 * Nhóm kĩ năng tự học nội dung học vấn: kĩ năng nghe – hiểu; kĩ năng nghe – ghi; kĩ năng đọc – hiểu; kĩ năng tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm; kĩ năng hợp tác; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

 b) Nhóm năng lực giúp cho sự tự học của học sinh: Năng lực tự thu nhận thông tin, Năng lực tự chế biến thông tin; Năng lực lưu giữ thông tin; Năng lực toán học hóa các tình huống, Năng lực tự đánh giá; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,

 c) Nhóm kĩ năng cơ bản cho việc tự học suốt đời: kĩ năng tái hiện; kĩ năng nhận thức; kĩ năng thực hành; kĩ năng sử sự; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng nghề nghiệp; kĩ năng tự học; kĩ năng tự quản lí việc học.

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 2: Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy học - Năm học 2008-2009 - Phạm Văn Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 02-03 năm: 2009
 Chuyên đề 2
rèn luyện kĩ năng tự học cho hs và
 tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy học
A.Mục đích yêu cầu:
     Qua chuyên đề gây không khí sôi nổi trong dạy của thầy, học của trò.HS tích cực học tập sáng tạo.
     Giúp cho GV nắm chắc và hiểu thêm một số phương pháp mới áp dụng cho việc giảng dạy các bộ môn , đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tự học cho HS và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
       Củng cố vững chắc hơn việc đổi mới phương pháp...ứng dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho tất cả GV trong tổ trong việc soạn và dạy học bằng giáo án điện tử.
       Qua chuyên đề bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên  góp phần nâng chất lượng văn hoá cho học sinh.
   Rèn kĩ năng sử dụng, vận dụng giáo án điện tử, máy tính xách tay....cho tất cả giáo viên trong tổ, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay.
  Qua chuyên đề, rút ra các bài học để giáo viên trong tổ áp dụng , thực hiện vào công tác giảng dạy của mình.
B. Các bước tiến hành.
Bước 1: Báo cáo nội dung chuyên đề.
 Phần một: Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS.
I. Đặt vấn đề.
Để thích nghi với yêu cầu học tập ngày nay, giáo dục ngoài việc cung cấp kiến thức còn phải cung cấp cho HS kĩ năng (KN) tự học, tự chiếm lĩnh tri thức một cách chính quy và bài bản hơn.
Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng khảng định tự học (TH) là con đường tối ưu để nâng cao tri thức, nhân cách của mỗi con người. Để TH được tốt, chẳng những HS phải học tập chủ động, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng cố gắng của chính mình mà người dạy phải quan tâm hàng đầu việc dạy cách học, chú trọng cá nhân hóa việc học, phát triển ở HS kĩ năng và năng lực học tập độc lập, hướng việc học có mục đích, có kế hoạch đặc biệt là biết cách điều chỉnh các hoạt động học tập để đạt hiệu quả.
Nhiều nhà giáo dục học, tâm lí học cho rằng, lứa tuổi HS THCS thích hợp cho bước đầu hình thành KN tự học.
II. Nội dung.
 1. Khái niệm tự học.
	TH là một bộ phận của học, nó được tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học; là quá trình người học hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện KN thực hành, bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách tham khảo và bằng các nguồn thông tin khác mà người học có thể sưu tầm được không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Người học phải biết cách thu nhận các thông tin cần thiết như: biết ghi chép, biết viết tóm tắt, biết lập sơ đồ nội dung môn học và biết cách tham khảo SGK, sách tham khảo, mạng thông tin,  Từ đó, tự làm các bài tập chuyên môn, tham gia các công việc trong tổ học tập. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học. Do đó, người học phải có tính độc lập, tính tự giác và kiên trì cao thì mới đạt kết quả. Tự học xảy ra ngoài lớp mà cũng có thể xảy ra tại lớp. Chủ thể học một cách độc lập mà cũng có thể hợp tác trong quá trình học.
	* Tự học có mối liên hệ bên trong với:
- Tự kiểm tra
- Tự đánh giá
* Tự học có mối liên hệ bên ngoài với:
- Tự giáo dục
- Tự quản
 2. Kĩ năng tự học.
 Kĩ năng tự học là một bộ phận của kĩ năng học tập, cấu trúc của kĩ năng tự học gồm các kĩ năng bộ phận sau:
	a) Những nhóm kĩ năng cơ bản liên quan đến tự học
	* Nhóm KN tự định hướng mục đích và động cơ học tập: Tự xác định nhu cầu, mục đích học tập; tự xây dựng động cơ học tập và hình thành thế giới quan. Đây là nhóm kĩ năng quan trọng với hoạt động tự học vì nếu không có động cơ, mục đích thì sẽ không có hứng thú, thậm chí mất phương hướng và hành động, do đó không thể có hoạt động nhận thức
	 * Nhóm kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập: tự xây dựng kế hoạch học tập, tự thực hiện kế hoạch; tự đánh giá kết quả.
	 * Nhóm kĩ năng tự học nội dung học vấn: kĩ năng nghe – hiểu; kĩ năng nghe – ghi; kĩ năng đọc – hiểu; kĩ năng tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm; kĩ năng hợp tác; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
	b) Nhóm năng lực giúp cho sự tự học của học sinh: Năng lực tự thu nhận thông tin, Năng lực tự chế biến thông tin; Năng lực lưu giữ thông tin; Năng lực toán học hóa các tình huống, Năng lực tự đánh giá; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, 
	c) Nhóm kĩ năng cơ bản cho việc tự học suốt đời: kĩ năng tái hiện; kĩ năng nhận thức; kĩ năng thực hành; kĩ năng sử sự; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng nghề nghiệp; kĩ năng tự học; kĩ năng tự quản lí việc học.
	Theo tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, ở lứa tuổi học sinh THCS động cơ học tập của học sinh phát triển bước đầu rất phong phú, đa dạng; HS thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập; xuất hiện ý thức độc lập trong việc học, và xem việc học như là hoạt động hướng vào thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, đã xuất hiện lòng tự trọng có mong muốn tự khẳng định mình và phương pháp nêu gương có cơ sở để có thể vận dụng tốt trong trường hợp này. Hoạt động giao tiếp những quan hệ với các bạn cùng lớp phức tạp, đa dạng hơn, là một nhu cầu của học sinh, chúng muốn hoạt động chung với nhau, có nguyện vọng được trao đổi thông tin và có những bạn bè thân thiết. Do đó, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ hoàn toàn hợp lí với lứa tuổi này. Lứa tuổi này có thể xây dựng được các kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch học tập
 3. Kĩ năng tự học của HS THCS.
Kỹ năng tự học của học sinh THCS gồm: kỹ năng tự xác định nhu cầu, mục đích học tập; kỹ năng tự xây dựng động cơ học tập; kỹ năng tự xây dựng kế hoạch học tập, tìm hiểu và nắm yêu cầu chung về nội dung học tập, tự đối chiếu với kế hoạch đã đề ra để điều chỉnh cho khớp; kỹ năng tái hiện; kỹ năng tìm ý chính trong khi đọc; kỹ năng nghe hiểu; kỹ năng nghe ghi; kỹ năng đọc hiểu; kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kỹ năng thảo luận nhóm; kỹ năng hệ thống hóa kiến thức; kỹ năng xào bài – truy bài; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá của học sinh; kỹ năng thao tác tự chiếm lĩnh kiến thức trong các tình huống dạy học điển hình trong học tập các môn học.
 4. Các bước của tự học.
a) Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu, SGK, sách báo các loại, nghe đài, xem truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, vói các chuyên gia và những người lao động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
b) Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã học, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện
c) Đói với các HS trong trường thì ngoài các hình thức kể trên tự học còn thể hiện bằng cách tự lực làm các bài tập chuyên môn, tham gia các công việc trong các tổ học tập, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm sáng tạo và các hoạt động ngoại khóa khác.
Tự học là một hoạt động đòi hỏi phải có tính đọc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao thì mới đạt kết quả, do đó tự học rất gắn bó với quá trình tự giáo dục để có được những nét tính cách trên.
Một số bước của hoạt động tự học như trên cần phải được GV nghiên cứu, cụ thể hóa bằng các kĩ năng, thao tác, tiến tới hình thành thói quen tự học cho HS.
 5. Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS
 GV giúp cho HS thực hiện đúng hành động, hành động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Ví dụ kĩ năng ghi chép tài liệu và kĩ năng phân tích các tài liệu trong ý nghĩ, trong óc,
 Để hình thành được kĩ năng, trước hết GV cần giúp HS nắm được kiến thức, có kiến thức làm cơ sở cho sự hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến khi thực hiện được một hành động theo đúng mục đích, yêu cầu.
 Hình thành thói quen tự học, tự học có kế hoạch, có phương pháp cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo. GV giúp HS có thói quen tự học thói quen đó phải là một hành vi, trở thành nhu cầu tự nhiên không thể không có đối với con người. Thói quen tự học của HS sẽ là một bộ phận quan trọng nâng cao chất lượng học tập của các em và hình thành thói quen học tập có phương pháp. Để làm được điều đó người GV phải tỉ mỉ, kiên trì hướng dẫn theo các thao tác, quy trình nhất định. Trước mỗi việc làm của hành động tự học GV nên giải thích cho HS hiểu tác dụng, ý nghĩa rồi hướng dẫn, khuyến khích các em thực hiện, tiến tới giúp các em tự đánh giá các việc làm và chủ động, tự giác thực hiện các hành vi, tránh làm những việc không đúng, không tốt trong quá trình học tập.
 Để giúp HS tự học có hiệu quả, người GV cũng phải thường xuyên tự học. Chính tấm gương tự học của người thầy là bài học giáo dục rất sâu sắc cho HS. Đây là vấn đề không mới song vẫn cứ luôn luôn là vấn đề thời sự, có ý nghĩa sâu xa. Kinh nghiệm thành công trong giáo dục và dạy học của các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong ngành giáo dục, của các nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, của đông đảo đội ngũ nhà giáo ngày đêm tận tụy với sự nghiệp trồng người đã cho thấy rất rõ điều đó. Tình yêu nghề, yêu người, lòng nhiệt tình, đam mê, tận tụy, tâm huyết của đội ngũ nhà giáo với lí tưởng tất cả vì HS thân yêu đã trở thành nhu cầu tự thân, động cơ mạnh mẽ của các nhà giáo, giúp họ vượt qua muôn vàn khó khăn, vất vả để tự học có kết quả và dạy HS biết cách học, biết cách tự học.
 Ngày nay trong điều kiện mới, nền kinh tế của chúng ta có những tiến bộ, giáo dục cũng đứng trước nhiều thách thức của nền kinh tế thị trường, tâm lí của HS cũng không thể không bị ảnh hưởng, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Trong hoàn cảnh như vậy, giáo dục ý thức tự học, tự học một cách thường xuyên, có kế hoạch và có phương pháp đúng đắn, khoa học cho HS là một nhiệm vụ bắt buộc và trách nhiệm nặng nề của người thầy.
 Sự gần gũi, tận tâm của người thầy với HS, chỉ bảo, hướng dẫn từng li, từng tí cho HS về cách học, cách tự học đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các đoàn thể xã hội là nhân tố quan trọng giúp HS thành công trong quá trình tự học. Vận dụng phương pháp tự học cũng giống như vận dụng bất kì một phương pháp học tập nào đối với HS cũng cần ở các em một sự luyện tập, sự khổ tâm mới đem lại kết quả tốt. Quá trình học cách học của HS, quá trình tự học của các em dưới sự hướng dẫn của GV có quy luật đặc thù của sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Không tuân theo quy luật nhận thức của tâm lí lứa tuổi, không dựa trên lí luận của giáo dục, dạy học hiện đại để hướng dẫn, giúp đỡ HS phương pháp học , biết tự học sẽ không thể đào tạo được lớp người mới, tự chủ và năng động, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đề ra. ... ể cỏc em tự học cũng cú ảnh hưởng quan trọng. Ở trường học, GV cú thể thành lập cỏc nhúm nhỏ học tập dựa trờn cỏc nhúm bạn bố cho cỏc em. Việc trao đổi, tranh luận, giỳp đỡ nhau trong học tập nhằm vượt qua những khú khăn làm nảy nở cỏc sỏng kiến, phỏt triển lũng yờu thớch học tập và củng cố niềm tin vào bản thõn cỏc em. GV cũng cần thụng bỏo cho gia đỡnh những biện phỏp giỳp cỏc em tự học như tạo thời gian, động viờn, mua thờm tài liệu,... Đầu năm học, GV chủ nhiệm nhận những yờu cầu từ cỏc GV bộ mụn, sau đú ở cuộc họp phụ huynh GV sẽ thụng bỏo những loại sỏch, tài liệu và phương tiện học tập nờn mua thờm, cỏc di tớch lịch sử, địa điểm văn húa cỏc em nờn tham quan, Gia đỡnh là nguồn động viờn tinh thần quý giỏ và cũng là nơi kiểm tra đỏnh giỏ sỏt sao, là nơi cung cấp phương tiện học tập cho cỏc em.
Túm lại, hỡnh thành khả năng tự học cho HS THCS là phự hợp với đặc điểm của lứa tuổi và cần thiết cho việc dạy học. Người GV giữ vai trũ quyết định trong hoạt động học tập của HS ở lứa tuổi này vỡ vậy cần phải cú những biện phỏp dạy học thớch hợp hỡnh thành năng lực tự học cho cỏc em.
Phượng Lan
Theo Bỏo Giỏo dục
Phần hai: ứng dụng CNTT trong dạy học.
( Tiếp tục thực hiện và phát triển theo chuyên đề học kì I )
Bước 2: Dạy thể nghiệm chuyên đề.
 1. Cô Phạm Thị Thoa: Dạy thể nghiệm môn toán.
 Bài: Đơn thức.
 Lớp: 6B.
Nhận xét và rút kinh nghiệm: 
GV có ý thức chuẩn bị bài chu đáo, nội dung kiến thức chính xác, đúng phương pháp bộ môn, có nội dung cho HS tự học, tự đọc SGK, tự làm bài tập và thảo luận nhóm.
GV đã chú ý dùng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học, phát huy tính tích cực học tập của HS.
GV sử dụng giáo án điện tử tương đối thành thạo, đưa vào bài giảng nhiều nội dung phong phú, tiến trình phù hợp với kiến thức và trình độ của HS nên chất lượng học tập của HS khá tốt, HS nắm được bài và vận dụng tương đối tốt, thể hiện được sự ưu việt của giáo án điện tử.
Xếp loại: giỏi (18,5đ)
 2. Cô Nguyễn Thị Lan: Dạy thể nghiệm môn Hóa học.
 Bài: Etilen (C2H4=28).
 Lớp: 9C
Nhận xét và rút kinh nghiệm: 
GV chuẩn bị bài chu đáo, có đổi mới PPDH theo hướng chuyên đề, nội dung kiến thức chính xác, chuẩn mực, giảng dạy đúng phương pháp bộ môn, HS được làm việc tích cực, tổ chức trò chơi gây hứng thú học tập cho HS.
Câu hỏi đặt và giải quyết vấn đề tương đối tốt, củng cố và so sánh được với bài cũ, giúp HS nắm kiến thức một cách hệ thống và vững chắc hơn.
Tổ chức cho HS thực hành tốt.
Dạy đúng kiến thức, rõ trọng tâm, đủ nội dung.
Phát huy được tính tích cực học tập của HS, HS tham gia xây dựng bài học tương đối tốt.
HS nắm được bài và vận dụng được.
Xếp loại: giỏi (18,0đ).
  Bước 3: Hưởng ứng chuyên đề.
Tất cả GV của tổ đã tham gia dạy hưởng ứng chuyên đề và đã đạt thành tích khá cao, các tiết dạy đã thể hiện nội dung chuyên đề, sử dụng tương đối tốt phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, rèn luyện cho HS kĩ năng học và tự học đạt kết quả, trong 10 tiết hội giảng có 5 tiết sử dụng giáo án điện tử khá thành thạo, thể hiện tính ưu việt của bài giảng điện tử và tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học, HS nắm bài tốt hơn, có thời gian để luyện tập nhiều hơn, tổ chức trò chơi cho HS được thuận lợi hơn, đưa được các hình ảnh, nội dung học tập phong phú, gây hứng thú học tập cho HS. 
 Sau đây là kết quả cụ thể:
Số thứ tự
Họ và tên
Môn
Điểm
Xếp loại
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguyễn Thị Cúc
Phạm Văn Định
Nguyễn Thị Hồng
Lê Văn Hùng
Nguyễn Thị Lan
Phạm Thu Ngà
Đào Thị Phụng
Phạm Thị Thoa
Trịnh Minh Thuân
Nguyễn Thị Thuyết
Sinh vật
Toán học
Vật lí
Toán học
Hóa học
Toán học
Sinh vật
Toán học
Thể dục
Thể dục
16,5
16,5
18,0
16,5
18,0
16,5
17,5
18,5
16,5
18,0
Khá
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Giỏi
Khá
Giỏi
  Bước 4: Tổng kết chuyên đề.
 1.Ưu điểm.
  Chuyên đề đã có sự bàn bạc thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn.
  GV được phân công đều nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm, có sự chuẩn bị chu đáo, từ việc chẩn bị cho báo cáo lý thuyết, đến việc dạy thể nghiệm áp dụng chuyên đề.
Chuyên đề: rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, là thiết thực, cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đổi mới phương pháp, phát huy tính chủ động sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội các kiến thức .
Chuyên đề đã giúp HS được làm việc nhiều, chủ động nắm bắt kiến thức , được suy nghĩ độc lập sáng tạo, phát huy thế chủ động trong tiếp cận kiến thức trên lớp và rèn luyện kĩ năng tự học cho HS....
 Chuyên đề tạo được phong trào sôi nổi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng bằng giáo án điện tử trên máy tính xách tay.
 HS yêu thích bộ môn mình học, tự khám phá kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực suy nghĩ trong việc học ở lớp, ở nhà của học sinh.
    	Củng cố vững chắc hơn việc đổi mới phương pháp...ứng dụng công nghệ thông tin bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho tất cả GV trong tổ trong việc soạn giáo án điện tử.
    	Qua chuyên đề bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên , góp phần nâng chất lượng văn hoá cho học sinh.
   	Rèn kĩ năng sử dụng, vận dụng giáo án điện tử, máy tính xách tay....cho tất cả giáo viên trong tổ, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay.
 2.Nhược điểm .
GV vận dụng, áp dụng chuyên đề còn gượng ép, một số tiết sử dụng GAĐT còn chưa thật thành thạo, các thao tác còn có chỗ chưa phù hợp với   bài giảng. Phần tạo các hiệu ứng ở một số tiết chưa thật tốt; mặt khác GV còn phải biết kết hợp nhiều biện pháp và phương pháp trong tiết học sao cho linh hoạt và hợp lý hơn.
 	Một số biện pháp, phương pháp còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa thật cao.
Tuy còn một số khiếm khuyết nhưng nhìn chung chuyên đề đã thành công.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng là cần thiết và có hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
 3. Bài học chuyên đề.
Giáo viên xác định được kiến thức trọng tâm và mục tiêu bài dạy cần đạt .
	Phát huy tính tích cực học tập của HS bằng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, tạo nhu cầu cần tìm hiểu của HS kết hợp với việc rèn luyện cho HS cách học và cách tự học.
 Đổi mới cách soạn bài, soạn bài hướng về mục đích lấy học sinh làm trung tâm .
GV tạo thói quen và nhu cầu nghiên cứu cho HS trong việc chủ động nắm kiến thức.
     	GV ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng một cách tích cực, từ việc đi học lý thuyết đến thực hành.GV nhiệt tình, hăng hái trao đổi, rút kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong việc soạn bài, tìm các tư liệu phù hợp, tạo các slide thích hợp , đặt các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh...không ngại khó làm đi làm lại nhiều lần.
    	ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng thường xuyên, đựơc thể hiện rõ trong các thiết thao giảng, tuỳ bài mà thiết kế cho phù hợp .
    	GV sử dụng nhiều sẽ thành thói quen, sẽ có kĩ năng....và tiến tới dùng thành thạo máy tính xách tay, máy chiếu...
    	GV hướng dẫn cho học sinh thói quen ghi bảng, phát biểu, suy nghĩ....tự chủ động chiếm lĩnh các kiến thức trong tiết dạy mới đạt hiệu quả cao....
   	Luôn biết kết hợp các hoạt động dạy học, kết hợp các phương pháp dạy học cho linh hoạt chỗ nào, phần nào, bài nào có thể vận dụng công nghệ thông tin...và vận dụng kết hợp với các chuyên đề trước sao cho có hiệu quả.
   	Tuy nhiên không phải tiết nào, bài nào cũng cần soạn giảng bằng giáo án điện tử...
   	Ta chọn bài cho phù hợp , thiết kế sao cho có hiệu quả, có kết hợp với phương pháp truyền thống.
  4.  Hướng tiếp theo :
       GV tiếp tục áp dụng chuyên đề : rèn luyện kĩ năng tự học cho HS và ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ được triển khai trong suốt năm học và các năm học tiếp theo.
       GV tự rút đúc kinh nghiêm trong quá trình soạn giảng của mình, áp dụng chuyên đề sao cho có hiệu quả hơn.Các nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi trong tổ nhóm tạo hiệu quả cao nhất, bài học tốt nhất, khắc phục những hạn chế mà GV đã đúc rút kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng của mình.
 5. Bài học kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng chuyên đề tôi nhận thấy :
 -  Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cần được giáo viên coi trọng hơn nữa, vì đây là dịp các em làm việc, học tập  một cách hứng thú, say sưa và tự nguyện .
	- Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, phải có sự ham mê....   của thầy. 
         - Giáo viên phải thực sự tâm huyết, say sưa nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế, học hỏi đồng nghiệp.
          - Học sinh phải có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, tự giác và chủ động học tập và chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên .Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên  trong quá trình học tập của học sinh là rất cần thiết để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
 -   Học sinh phải xây dựng cho mình một kế hoạch hợp lý, có kế hoạch học tập phù hợp thì tự học mới đạt được kết quả.
C. Kết luận.
         Với mỗi tiết học trên lớp, GV chỉ có thể dạy học các kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất của môn học. Để kiến thức được vững chắc, kĩ năng trở nên thành thục chuẩn bị cho tiết học sau với kiến thức cao hơn, khó hơn thì chỉ có tự học, tự rèn ở nhà. Vì thế khi lên lớp, ngoài việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo bộ môn GV cần quan tâm hơn nữa việc hình thành các kĩ năng tự học cho HS để có thể đáp ứng với yêu cầu học tập bộ môn và hơn thế nữa nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu đã nêu ở phần đầu.
Việc ứng dụng công nhệ thông tin vào giảng dạy  là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, là nhân tố quan trọng để rèn luyện để phát huy tính chủ động sáng tạo trong học sinh .Vì vậy   việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phải được tiến hành thường xuyên đều đặn, có kể hoạch theo một trình tự hợp lý phù hợp với  từng bài học, từng môn và từng đối tượng học sinh. Việc tự học ứng dụng công nghệ thông tin là việc làm chủ quan  của giáo viên, đó là điều cốt yếu, chống lại việc ỷ lại dựa dẫm vào người khác, bước đầu có thể nhờ bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ.
 Tạo thói quen ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những điểm quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo cơ sở cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong những năm tới hoàn thiện hơn. 
    Trên đây là  những cách làm, cách thực hiện   mà tôi và một số các đồng chí khác trong tổ KHTN đã triển khai , bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp để làm chuyên đề đợt II năm học nàyVà trong quá trình giảng dạy do còn bỡ ngỡ, chuyên đề không trách khỏi những điều còn hạn chế, tôi mong được sự góp ý của các đồng chí. 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de ren ki nang tu hoc cho HS.doc