Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong Vật lí Khối THCS - Nguyễn Phi Khanh - Trường THCS Trần Phú

Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong Vật lí Khối THCS - Nguyễn Phi Khanh - Trường THCS Trần Phú

- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.

- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.

- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm.

- Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta thường đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và các súc vật đi qua. Việc làm này đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.

- Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch (tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường).

- Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, .)

- Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.

- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm cho con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt; một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.

- Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy, có thể chế tạo máy siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.

 

doc 19 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong Vật lí Khối THCS - Nguyễn Phi Khanh - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ HAI
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN VẬT LÝ- THCS
I/. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRONG MÔN VẬT LÝ- THCS
Lớp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)
Nội dung GDBVMT
(kiến thức, kỹ năng có thể tích hợp)
Lớp 6
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Sự dãn nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Trong xây dựng (đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu,...) cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó dãn nở.
+ Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát về mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thủy ngân,...
- Biện pháp GDBVMT:
+ Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.
+ Trong dạy học tại các trường phổ thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu.
+ Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
Bài: 23+24.
Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai cực tan ra làm mực nước biển dâng cao (tốc độ dâng mực nước biển trung bình hiện nay là 5cm/10 năm). Mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
- Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới (đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân gây ra tình trạng Trái Đất nóng lên).
- Nước có tính chất đặc biệt: Khối lượng riêng của nước đá (băng) thấp hơn khối lượng riêng của nước ở thể lỏng (ở 40C, nước có khối lượng riêng lớn nhất).
- Vào mùa đông, ở các xứ lạnh khi lớp nước phía trên mặt đóng băng có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp nước phía dưới, vì vậy lớp băng ở phía trên tạo ra một lớp cách nhiệt, cá và các sinh vật khác vẫn có thể sống được ở lớp nước phía dưới lớp băng.
- Cần cung cấp nhiệt để chuyển trạng thái của chất từ thể rắn sang thể lỏng.
- Ở các xứ lạnh, vào mùa đông có tuyết. Băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Khi gặp thời tiết như vậy cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể.
Bài: 26+27.
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.
- Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90%. Không khí có độ ẩm cao (xấp xỉ 100%) ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Khi lao động và sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành nguồn năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt. Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí mang theo nhiệt lượng. Độ ẩm không khí quá cao khiến tốc độ bay hơi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của con người.
- Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.
- Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh 
- Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch
- Khi nhiệt độ xuống thấp thì hơi nước ngưng tụ.
- Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi có sương mù.
Lớp 7
Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sang nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này, học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
Bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
- Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo ...) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lý con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt, ...
- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ so với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, phản xạ được ánh sáng
- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm.
Bài 7: Gương cầu lồi
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta thường đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và các súc vật đi qua. Việc làm này đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
Bài 8: Gương cầu lõm
- Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch (tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường).
- Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, ...)
Bài 10: Nguồn âm
- Các vật phát ra âm đều dao động.
- Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
Bài 11: Độ cao của âm
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm cho con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt; một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
- Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy, có thể chế tạo máy siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang
- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
- Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm, nhưng tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu.
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Tác hại của tiếng ồn:
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại  Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, 
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát.
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển,
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2,)
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
Bài 21: Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim l ... ể biết được số của kính cần đeo. Thường đeo kính để đọc sách cách mắt 25cm như người binh thường.
Bài 50: Kính lúp
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Người sử dụng kính lúp có thể quan sát được các sinh vật nhỏ, các mẫu vật.
- Biện pháp GDBVMT: Sử dụng kính lúp để quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Ánh sáng do Mặt Trời và các đèn dây tóc nóng sáng phát ra là ánh sáng trắng.
- Có một số nguồn phát sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu. Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu.
- Con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời). Việc sử dụng ánh sáng Mặt Trời trong sinh hoạt hàng ngày góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
- Biện pháp GDBVMT: Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt.
Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
Chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
- Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) khiến thị lực bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
- Tại các thành phố lớn, do sử dụng quá nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm này dẫn đến giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn. Ngoài ra chúng còn lãng phí điện năng.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu.
+ Hạn chế việc sử dụng điện để thắp sáng đèn quảng cáo để tiết kiệm điện.
Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
- Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
- Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém các màu khác.
- Ô nhiễm ánh sáng đường phố từ kính (đặc biệt là kính phản quang). Hiện nay tại các thành phố việc sử dụng kính màu trong xây dựng đã trở thành phổ biến. Ánh sáng mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói lóa cho con người và các phương tiện tham gia giao thông.
- Biện pháp GDBVMT: Khi sử dụng những mãng kính lớn trên bề mặt các tòa nhà trên đường phố, cần tính toán về diện tích bề mặt kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách li.
Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.
- Tác dụng nhiệt:
+ Ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng do Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được con người sử dụng trong năm đó. Năng lượng Mặt Trời được xem là vô tận và sạch (vì không có chứa các chất độc hại).
+ Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời để sản xuất điện.
- Tác dụng sinh học:
+ Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay do tầng ôzôn bị thủng nên các tia tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung thư da.
+ Biện pháp GDBVMT: Khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh nắng Mặt Trời, khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng. Cần đấu tranh chống lại các tác nhân gây hại tầng ôzôn như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các chất khí thải.
- Tác dụng quang điện:
+ Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
+ Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia.
Bài 60: Đinh luật bảo toàn năng lượng
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo ra glucôza và các chất hữu cơ khác. Động vật ăn thực vật. Đến lượt mình, con người lại sử dụng thực vật và động vật làm nguồn thức ăn. Như vậy, con người cũng gián tiếp sử dụng năng lượng Mặt Trời để sống và làm việc. Khi ánh sáng quá gay gắt hoặc quá yếu, cây cối không thể quang hợp nên không sinh sôi phát triển. Do sự nóng lên của khí hậu, nên năng suất, sản lượng lương thực sẽ suy giảm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống trên hành tinh.
- Khi thực vật và động vật chết đi, xác của chúng bị vùi lấp trong các lớp đất đá và bị phân hủy dần dần. Qua hàng triệu năm chúng tạo ra các nguồn năng lượng cơ bản (than đá, dầu mỏ, khí đốt) cho con người sử dụng ngày nay. Như vậy, các nguồn năng lượng cũng chính là kết tinh của năng lượng mặt trời, khi sử dụng chúng con người đã giải phóng năng lượng mặt trời được kết tinh đó. Nhưng các nguồn năng lượng đó không vô tận mà ngày càng cạn kiệt (than đá chỉ sử dụng được trong 200 năm, dầu lửa sử dụng trong 60 năm nữa). Nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý, sẽ đến lúc hành tinh này không còn nguồn năng lượng.
- Xét theo quan điểm năng lượng, con người cũng là một mắt xích trong chuỗi năng lượng, trong đó năng lượng Mặt Trời là trung tâm. Trong sự sống của mình, con người cần tuân theo các quy luật khách quan của chuỗi năng lượng đó.
- Xét về nguồn gốc, tất cả các dạng năng lượng đang được con người sử dụng đều có nguồn gốc từ Mặt Trời (gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt, gió, nước). Năng lượng Mặt Trời có thể sử dụng trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Cần tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời một cách rộng rãi hơn.
Bài 61: Sản xuất điện năng-Nhiệt năng và thủy điện
- Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành điện năng.
- Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu lửa, khí đốt) để tạo ra điện năng. Việc sử dụng các nguồn năng lượng này đã tạo ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng. Hiện tượng nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện là tác nhân chính làm nóng khí quyển, làm cho bầu không khí bị ô nhiễm và làm thủng tầng ôzôn. Nhiệt cũng làm cho mực nước các dòng sông tăng lên do sự ô nhiễm nhiệt, khiến cho hàm lượng ôxi trong nước giảm, gây ảnh hưởng đến sự hô hấp của các loài sinh vật sống dưới nước, làm các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật bị xáo trộn dẫn đến tình trạng các sinh vật này không phát triển được hoặc bị chết hàng loạt.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Xây nhà máy nhiệt điện xa khu dân cư.
+ Tích cực tìm các phương pháp khác để sản xuất điện năng (điện gió, điện mặt trời,).
- Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
- Những ảnh hưởng của nhà máy thủy điện đối với môi trường. Nhà máy thủy điện không hoàn toàn sạch đối với môi trường, chúng có thể gây ra những tác hại sau:
+ Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất.
+ Tác động đến thế giới động vật.
+ Tác động đến hệ sinh thái dưới nước.
+ Tác động đến ngư trường.
+ Biến đổi khí hậu trong khu vực nhà máy.
+ Ảnh hưởng đến xã hội.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của công trình thủy điện đối với môi trường:
+ Chia nhỏ kênh xả nước theo mức sử dụng năng lượng.
+ Xây dựng đập bảo vệ công trình.
+ Xây dựng công trình bảo vệ cá, tạo điều kiện cho cá qua lại và tạo lập cơ sở thức ăn cho cá.
+ Làm tường vây che nước ở các độ sâu khác nhau trong hồ chứa nước nhằm làm giảm khoảng cách không gian ảnh hưởng của nước nông.
+ Các biện pháp đền bù thảo đáng, tạo điều kiện về đất đai và các phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm đối với những hộ gia đình phải di dời phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện.
Bài 62. Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân 
- Máy phát điện gió biến cơ năng của gió thành điện năng
- Ưu điểm và hạn chế của năng lượng gió:
+ Ưu điểm: Trong các nguồn năng lượng, gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì chúng không có chất thải gây hại đến môi trường.
+ Hạn chế: Những người dân sống gần các tuabin gió thường gặp phải trình trạng ô nhiễm tiếng ồn do tiếng động từ các cánh quạt tạo ra và hiện tượng nhiễu sóng phát thanh và truyền hình. Các tuabin gió được xây dựng ở bờ biển có thể cản trở sự qua lại của các tàu thuyền. Cường độ gió không ổn định, chi phí lắp đặt quạt gió quá cao.
- Giải pháp GDBVMT:
+ Xây dựng các trạm điện gió tại sa mạc, hoặc núi cao nơi có ít người sinh sống và các phương tiện qua lại.
+ Xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài khơi, với các tuabin đặt nổi trên bè. Điện năng sản xuất ra được đưa vào đất liền thông qua các đường cáp điện đặt ngầm dưới biển. 
- Các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 
- Ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời:
+ Ưu điểm: Là nguồn năng lượng sạch không tạo ra những chất thải gây hiệu ứng nhà kính và không tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch. Mặt khác, nguồn năng lượng mặt trời hầu như vô tận.
+ Nhược điểm: Các loại pin mặt trời sử dụng các chất bán dẫn như: silicon, gali, catmi,các chất này là quý hiếm và đòi hỏi nhiều năng lượng và chúng thải ra môi trường nhiều chất độc hại cho môi trường.
Hiệu suất pin mặt trời thấp nên đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích lắp đặt chúng. Chi phí lắp đặt pin mặt trời cao không thích hợp với việc sử dụng công suất điện lớn.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Lắp đặt pin mặt trời trên các mái nhà cao tầng, trên sa mạc để tiết kiệm diện tích đất đai sử dụng.
+ Tìm ra các chất bán dẫn mới rẻ tiền, nhanh chóng đưa ra các pin mặt trời vào sản xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện, có thể cho công suất rất lớn nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người.
- Những ưu điểm và nhược điểm của nhà máy điện hạt nhân:
+ Ưu điểm: Không tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính, nguồn năng lượng hạt nhân tương đối dồi dào.
+ Nhược điểm: Tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ nghiêm trọng. Các sự cố hạt nhân nếu xảy ra thường rất nghiêm trọng và để lại hậu quả to lớn. Mặt khác, các chất thải của các nhà máy nhà máy điện hạt nhân chứa đựng các chất phóng xạ khó phân hủy nên chúng tồn tại lâu dài trong môi trường. Việc xử lí các chất thải và tiêu hủy các lò phản ứng đã hết hạn sử dụng đòi hỏi chi phí cao và kĩ thuật phức tạp. Chi phí xây dựng nhà máy rất lớn.
- Giải pháp GDBVMT:
+ Các nước khó khăn về nguồn nhiên liệu khác có thể nghiên cứu để lắp đặt nhà máy điện hạt nhân.
+ Cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, kiểm soát để hạn chế thấp nhất sự rò rỉ phóng xạ và cần chuẩn bị các phương án ứng phó khi xảy ra sự cố.
+ Có biện pháp xử lí hiệu quả, toàn diện các chất thải hạt nhân để bảo vệ môi trường.
II/. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN VẬT LÝ
(Xem tài liệu từ trang 51 đến trang 57)
III/. MỘT SỐ BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Xem tài liệu từ trang 57 đến trang 94)

Tài liệu đính kèm:

  • doctich hop bao ve moi truong vat li.doc