Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý Lớp 8

Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý Lớp 8

- Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi trên mặt nước vì vậy sinh vật không lấy được ô xy sẽ bị chết.

- Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải lớn (Các khí thải NO, NO2 , CO2, SO, SO2, H2S ) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

-Biện pháp GDBVMT:

+ Nơi tập trung đông người trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí ( sử dụng các quạt gió , xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, Xây dựng các ống khói ) + Hạn chế khí thải độc hại.

+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ LỚP 8:
Tên bài
Địa chỉ tích hợp ( vào nội dung nào của bài)
Nội dung GDBVMT ( Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
Ghi chú
Bài 6: Lực ma sát
-Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại
- Kiến thức môi trường:
+ Trong qua trính lưu thông phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng của sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa to và lốp xe bị mòn.
Biện pháp GDBVMT:
+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cấm các phương tiện cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
Bài 7:
Áp suất
- Áp lực gây ra áp suất trên bề mặt bị ép
- Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đất ảnh hưởng đến tính mạng người công nhân .
- Biện pháp an toàn: Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo nhũng điều kiện về an toàn lao động (Khẩu trang, mũ cách âm,cách li khu vực mất an toàn.) 
Bài 8: Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau
-Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi hướng.
-Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó . Dưoi1 tác dụng của áp suất này, hấu hết các sinh vật đếu bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác động hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Biện pháp:
 +Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
Bài 9: Áp suất khí quyển
-Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp , lượng ô xi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ô xi.
Bài 10:
Lực đẩy Acsimet
- Mọi vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
- Các tàu thủy lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Biện pháp GDBVMT: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủ sử dụng nguồn năng lượng sạch (Năng lượng gió) hoặc kết hợp các lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài 12: Sự nổi
- Vật nổi lên khi trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet
- Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi trên mặt nước vì vậy sinh vật không lấy được ô xy sẽ bị chết.
- Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải lớn (Các khí thải NO, NO2 , CO2, SO, SO2, H2S ) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
-Biện pháp GDBVMT:
+ Nơi tập trung đông người trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí ( sử dụng các quạt gió , xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, Xây dựng các ống khói) + Hạn chế khí thải độc hại.
+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.
Bài 13: Công cơ học
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường di chuyển. 
-Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẩn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn , máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại.
- Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. 
Bài 16: Cơ năng
Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
-Khi một vật chuyển động, vật có động năng. Vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
Khi tham gia giao thông , phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) Sẽ khiến việc sử lí sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các vật rơi từ trên cao xuống bề mặt Trái Đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình khác - Giải pháp: Mọi công dân đều tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn 
trong lao động.
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
- Chuyển động phân tử và nhiệt độ
- Ô nhiễm mùi xung quanh nơi ở (mùi phân heo, mùi chất thải của nhà máy men )
- Biện pháp GDMT: Để nghị những gia đình chuyển heo đến khu xa dân cư.
Bài 23: Đối lưu và bức xạ nhiệt
-Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
-Sống và làm việc lâu trong phòng kín không có đối lưu không khí sẽ gây cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Tại các nước lạnh , vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều của kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà . Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa thủy tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+ Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều của kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường .Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng . Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGDBVMT.doc