Chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí Khối THCS

Chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí Khối THCS

Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng. [NB]. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.

[NB]. Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

[NB]. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. [VD]. Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.

Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. [NB]. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.

[NB]. Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).

 1km = 1000m

 1m = 10dm

 1m = 100cm

 1m = 1000mm

[VD]. Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách theo đúng quy tắc đo. Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.

Quy tắc đo độ dài:

+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.

+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

 

doc 142 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí Khối THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN
Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, 
sách giáo khoa phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo QĐ số ....../2008/QĐ – BGĐT
ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 Vật lí lớp 6
A. CƠ HỌC
1. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Đo độ dài. Đo thể tích
Kiến thức
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định. 
HS phải thực hành đo độ dài, thể tích theo đúng quy trình chung của phép đo, bao gồm: ước lượng cỡ giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; đo và đọc giá trị đo đúng quy định; tính giá trị trung bình. 
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng
Kiến thức
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Kĩ năng
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10m. 
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Ở Trung học cơ sở, coi trọng lực gần đúng bằng lực hút của Trái Đất và chấp nhận một vật ở Trái Đất có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P = 10m trong đó m tính bằng kg, P tính bằng N.
Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sử dụng một công thức hoặc tiến hành một hay hai lập luận (suy luận).
3. Máy cơ đơn giản : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
Kiến thức
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. ĐO ĐỘ DÀI
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
[NB]. Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
[NB]. Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
[NB]. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
2
Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
[VD]. Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.
3
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
[NB]. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
[NB]. Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
 1km = 1000m
 1m = 10dm
 1m = 100cm
 1m = 1000mm 
[VD]. Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách theo đúng quy tắc đo.
Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.
Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
2. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
[NB]. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
[NB]. Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
[NB]. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
2
Xác định được GHĐ, ĐCNN của bình chia độ.
[VD]. Xác định được GHĐ, ĐCNN của một số bình chia độ khác nhau trong phòng thí nghiệm.
3
Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
[NB]. Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 	1ml = 1cm3 = 1cc.
[VD]. Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.
Quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; 
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
+ Đổ chất lỏng vào bình;
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng;
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình; 
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng;
3. ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
[VD]. Đo được thể tích của một số vật rắn không thấm nước của những vật như: hòn đá, cái đinh ốc.
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn:
+ Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ.
+ Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.
4. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
[NB]. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g, đó chính là lượng sữa chứa trong hộp. 
2
Đo được khối lượng bằng cân.
[NB]. Đơn vị để đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
[NB]. Một số loại cân thường gặp là: cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế. 
[VD]. Sử dụng cân để biết cân một số vật: Sỏi cuội, cái khóa, cái đinh ốc.
5. LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
[VD]. Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng đẩy, một ví dụ về tác dụng kéo của lực.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Ví dụ: 1. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
2. Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
2
Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó
[VD]. Nêu được một ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
 Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
 Ví dụ: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.
6. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
[VD]. Nêu được một ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Ví dụ: 
 1. Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng).
 2. Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
7. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
[NB]. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
[NB]. Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
Trọng lượng của một vật là lực của vật tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo vật.
2
Nêu được đơn vị lực. 
[NB]. Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
[NB]. Một quả cân có khối lượng 0,1kg thì có trọng lượng gần bằng 1N. 
Biết ước lượng độ lớn trọng lượng của một số vật thông thường.
8. LỰC ĐÀN HỒI
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
[NB]. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
Ví dụ: Dây cao su bị kéo căng, do biến dạng, trên dây xuất hiện lực đàn hồi. Nếu buông tay ra dây bật rất mạnh.
2
So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
 [NB]. Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
Ví dụ: Với cùng một lò xo và các quả gia trọng giống nhau, khi treo vào lò xo một quả gia trọng ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn l1, nếu treo vào lò xo 2 quả gia trọng thì ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn l2 = 2l1; Điều đó chứng tỏ độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
9. LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
Stt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Đo được lực bằ ... h sáng mặt trời, làm động năng của các phân tử nước tăng lên và bay hơi.
2
Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.
[VD].
Tiến hành thí nghiệm: Lần lượt chiếu ánh sáng vào một tấm kim loại có 2 mặt sơn đen và trắng khác nhau.
 - Theo dõi độ tăng nhiệt độ trong cùng một khoảng thời gian trong các trường hợp :
+ Chiếu ánh sáng và mặt sơn màu trắng.
+ Chiếu ánh sáng vào mặt sơn màu đen.
- Nhận xét và rút ra kết luận: Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
3
Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.
[VD]. Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong tác dụng này, năng lượng của ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho sinh vật.
-Ví dụ : 
+ Cây cối cần có sự quang hợp khi đó năng lượng của ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng hữu cơ cần thiết tạo thành rễ, thân, vỏ, lá, để phát triển.
+ Khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, da tổng hợp vitamin D giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng.
4
Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.
[NB].
- Pin mặt trời còn gọi là pin quang điện, là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó. Trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
- Pin quang điện dùng để chạy đồng hồ điện tử, máy tính cầm tay,Đặc biệt, tàu vũ trụ trong không gian Vũ trụ nhờ có pin quang điện cung cấp điện để chúng hoạt động. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất xe ôtô đang đẩy mạnh việc nghiên cứu để sản xuất các ôtô chạy bằng năng lượng Mặt Trời. 
49. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
Xác định được một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD.
[VD].
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.
- Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định nhưng là nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu, nên có thể phân tích thành nhiều ánh sáng màu khác nhau. 
- Thí nghiệm:
+ Lần lượt chiếu chùm sáng màu từ những nguồn sáng khác nhau (chùm sáng trắng chiếu qua tấm lọc màu, chùm sáng từ đèn LED) vào mặt đĩa CD.
+ Quan sát màu sắc ánh sáng thu được (chùm sáng phản xạ trên mặt đĩa CD) và ghi lại kết quả.
Rút ra kết luận chung về ánh sáng chiếu đến đĩa CD đơn sắc hay không đơn sắc.
Tiến hành thí nghiệm ở trong tối.
D – sù chuyÓn ho¸ vµ b¶o toµn n¨ng l­îng
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Sù chuyÓn ho¸ vµ b¶o toµn n¨ng l­îng
 a) Sù chuyÓn ho¸ c¸c d¹ng n¨ng l­îng
 b) §Þnh luËt b¶o toµn n¨ng l­îng
KiÕn thøc
- Nªu ®­îc mét vËt cã n¨ng l­îng khi vËt ®ã cã kh¶ n¨ng thùc hiÖn c«ng hoÆc lµm nãng c¸c vËt kh¸c. 
- KÓ tªn ®­îc c¸c d¹ng n¨ng l­îng ®· häc.
- Nªu ®­îc vÝ dô hoÆc m« t¶ ®­îc hiÖn t­îng trong ®ã cã sù chuyÓn ho¸ c¸c d¹ng n¨ng l­îng ®· häc vµ chØ ra ®­îc r»ng mäi qu¸ tr×nh biÕn ®æi ®Òu kÌm theo sù chuyÓn ho¸ n¨ng l­îng tõ d¹ng nµy sang d¹ng kh¸c.
- Ph¸t biÓu ®­îc ®Þnh luËt b¶o toµn vµ chuyÓn ho¸n¨ng l­îng.
Kh«ng ®­a ra ®Þnh nghÜa n¨ng l­îng. ChØ yªu cÇu HS nhËn biÕt mét vËt cã n¨ng l­îng dùa vµo kh¶ n¨ng thùc hiÖn c«ng c¬ häc hoÆc lµm nãng c¸c vËt kh¸c.
2. Động cơ nhiệt. Hiệu suất của động cơ nhiệt. Sự chuyển hoá điện năng trong các loại máy phát điện 
KiÕn thøc
- Nªu ®­îc ®éng c¬ nhiÖt lµ thiÕt bÞ trong ®ã cã sù biÕn ®æi tõ nhiÖt n¨ng thµnh c¬ n¨ng. §éng c¬ nhiÖt gåm ba bé phËn c¬ b¶n lµ nguån nãng, bé phËn sinh c«ng vµ nguån l¹nh.
- NhËn biÕt ®­îc mét sè ®éng c¬ nhiÖt th­êng gÆp.
- Nªu ®­îc hiÖu suÊt ®éng c¬ nhiÖt vµ n¨ng suÊt to¶ nhiÖt cña nhiªn liÖu lµ g×.
- Nªu ®­îc vÝ dô hoÆc m« t¶ ®­îc thiÕt bÞ minh ho¹ qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ c¸c d¹ng n¨ng l­îng kh¸c thµnh ®iÖn n¨ng.
KÜ n¨ng
- VËn dông ®­îc c«ng thøc tÝnh hiÖu suÊt ®Ó gi¶i ®­îc c¸c bµi tËp ®¬n gi¶n vÒ ®éng c¬ nhiÖt.
- VËn dông ®­îc c«ng thøc Q = q.m, trong ®ã q lµ n¨ng suÊt to¶ nhiÖt cña nhiªn liÖu. 
- Gi¶i thÝch ®­îc mét sè hiÖn t­îng vµ qu¸ tr×nh th­êng gÆp trªn c¬ së vËn dông ®Þnh luËt b¶o toµn vµ chuyÓn ho¸ n¨ng l­îng.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
50. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
[NB]. Một vật nặng ở độ cao h so với mặt đất, một chiếc ô tô đang chạy trên đường,... chúng đều có khả năng thực hiện công, nghĩa là chúng có năng lượng. Năng lượng của chúng tồn tại dưới dạng cơ năng
- Một vật có thể làm một vật khác nóng lên thì vật đó có năng lượng. Năng lượng của vật đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
Không đưa ra định nghĩa năng lượng. Chỉ yêu cầu học sinh nhận biết một vật có năng lượng dựa vào khả năng thực hiện công cơ học hoặc làm nóng các vật khác.
2
Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
 [TH]. Các dạng năng lượng là cơ năng (thế năng và động năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng.
3
Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
[TH]. Khi bánh xe đạp quay làm cho núm của đinamô quay và phát ra dòng điện làm bóng đèn sáng. Như vậy, cơ năng của bánh xe đã chuyển hoá thành điện năng.
- Ví dụ : 
+ Thế năng chuyển thành động năng khi quả bóng rơi và ngược lại.
+ Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng trong các động cơ nhiệt.
+ Điện năng biến đổi thành: nhiệt năng qua các dụng cụ điện như bàn là, bếp điện, nồi cơm điện; thành cơ năng qua các động cơ điện; thành quang năng các đèn ống, đèn LED.
+ Quang năng biến năng biến đổi thành điện năng ở pin quang điện.
+ Hoá năng biến đổi thành điện năng thông qua pin, ăcquy.
- Ta nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
 51. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
[TH]. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
2
Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
[VD]. Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến định luật. 
 Ví dụ 1. Hòn bi thép lăn từ máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ đang nằm yên. Sau va chạm miếng gỗ chuyển động. Như vậy, động năng của hòn bi đã truyền cho miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động.
 Ví dụ 2. Thả một miếng đồng được nung nóng vào cốc nước lạnh. Miếng đồng đã truyền nhiệt năng cho nước làm nước nóng lên.
 Ví dụ 3. Thế năng có thể chuyển hoá thành động năng khi quả bóng rơi xuống, nhưng cơ năng của nó được bảo toàn (nếu ma sát là rất nhỏ) 
 Ví dụ 4. Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng và mặt bàn nóng lên, trong trường hợp này thì cơ năng đã chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng của miếng đồng và mặt bàn.
52. NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được năng suất toả nhiệt là gì.
[NB]. Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Đơn vị năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là J/kg.
- Biết tra bảng năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu (Bảng 26.1 - SGK)
2
Vận dụng được công thức 
Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
[TH]. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra : 
 Q = m.q, trong đó: 
Q là nhiệt lượng toả ra có đơn vị là J;
m là khối lượng của nhiên liệu có đơn vị là kg;
Q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là J/kg.
[VD]. Vận dụng được công thức Q = q.m để giải được các bài tập về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng Q, q, m và tìm giá trị của đại lượng còn lại.
53. ĐỘNG CƠ NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng.
[NB]. Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.
2
Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
[NB]. Cấu tạo của động cơ nổ bốn kì gồm ba bộ phận cơ bản là: nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
3
Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.
[NB]. Động cơ xăng thường được lắp trên xe ôtô du lịch vì so với động cơ điezen, động cơ xăng gọn nhẹ hơn nên phù hợp với nhưng xe loại nhỏ. Động cơ xăng còn dùng để chạy máy phát điện gia đình vì nó gọn nhẹ và ít tiếng ồn.
- Động cơ điezen thường được lắp trên xe tải vì động cơ có hiệu suất cao hơn nên tiết kiệm được nhiên liệu.
4
Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt là gì.
[TH]. Hiệu suất của động cơ nhiệt là khả năng của động cơ biến đổi nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy thành công có ích.
- Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt :
.100%, trong đó : 
H là hiệu suất của động cơ nhiệt, tính ra phần trăm;
A là công mà động cơ thực hiện được (có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công), có đơn vị là J;
Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, có đơn vị là J.
5
Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng. 
[TH].
Nhiệt năng của nhiên liệu (than, xăng, dầu, khí ga,) được chuyển hoá thành điện năng trong các nhà máy điện, máy phát điện của ôtô, xe máy. 
Cơ năng của dòng nước được chuyển hoá thành điện năng trong các nhà máy thuỷ điện, máy phát điện loại nhỏ.
Năng lượng hạt nhân được chuyển hoá thành điện năng trong nhà máy điện hạt nhân.
6
Vận dụng được công thức để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
[VD]. Vận dụng được công thức, để giải được các bài tập khi biết trước giá trị của hai trong ba đại lượng và tính đại lượng còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC VAT LI THCS.doc