Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Vật lí Lớp 8

Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Vật lí Lớp 8

Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.

Chú ý:

- Khi xét tính tương đối của chuyển động và đứng yên, về phương diện động học, ta thấy tuỳ theo việc chọn vật mốc mà vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.

- Cần hiểu chính xác về tính tương đối của chuyển động và đứng yên giữa Trái Đất và Mặt Trời. Về phương diện động học, Mặt Trời và Trái Đất chuyển động tương đối với nhau. Khi chọn mốc là Trái Đất thì Mặt Trời chuyển động, nên có hiện tượng Mặt Trời “mọc” lúc sáng sớm và “lặn” khi chiều tối. Nhưng về phương diện động lực học, do khối lượng của Mặt Trời rất lớn so với khối lượng các hành tinh khac trong Thái dương hệ (ví dụ, khối lượng Trái Đát chỉ bằng 3.10-6 khối lượng mặt trời), nên khối tâm của thái dương hệ rất sát với vị trí Mặt trời. Như vậy, phải hiêểumột cách đầy đủ là Mặt trời đứng yên tương đối, Tái đát và các hành tinh khác trong hệ là chuyển động

Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :

+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.

 + Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.

 

doc 21 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 8
A. CƠ HỌC 
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức v = 
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
 Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc.
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Kĩ năng
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy 
Ác-si-mét . Vật nổi, vật chìm
Kiến thức
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Không yêu cầu tính toán định lượng đối với máy nén thuỷ lực.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức p = .
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd. 
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
4. Cơ năng 
a) Công và công suất
b) Định luật bảo toàn công
c) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Kiến thức
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.
Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết công suất định mức của thiết bị đó, tức là công suất sản ra hoặc tiêu thụ của thiết bị này khi nó hoạt động bình thường.
- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
 Thế năng của vật được xác định đối với một mốc đã chọn.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức A = F.s.
- Vận dụng được công thức P = .
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
[NB]. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). 
Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
2
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
[TH]. Nêu được 02 ví dụ về chuyển động cơ.
Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
3
Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
[TH]. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Nhận biết được: Người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc.
Chú ý: 
- Khi xét tính tương đối của chuyển động và đứng yên, về phương diện động học, ta thấy tuỳ theo việc chọn vật mốc mà vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
- Cần hiểu chính xác về tính tương đối của chuyển động và đứng yên giữa Trái Đất và Mặt Trời. Về phương diện động học, Mặt Trời và Trái Đất chuyển động tương đối với nhau. Khi chọn mốc là Trái Đất thì Mặt Trời chuyển động, nên có hiện tượng Mặt Trời “mọc” lúc sáng sớm và “lặn” khi chiều tối. Nhưng về phương diện động lực học, do khối lượng của Mặt Trời rất lớn so với khối lượng các hành tinh khac trong Thái dương hệ (ví dụ, khối lượng Trái Đát chỉ bằng 3.10-6 khối lượng mặt trời), nên khối tâm của thái dương hệ rất sát với vị trí Mặt trời. Như vậy, phải hiêểumột cách đầy đủ là Mặt trời đứng yên tương đối, Tái đát và các hành tinh khác trong hệ là chuyển động
4
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
[TH]. Nêu được 02 ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
 + Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
2. VẬN TỐC 
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
[NB]. 
 - Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Với cấp THCS chúng ta thống nhất hai khái niệm tốc độ và vận tốc đều là đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.
2
Viết được công thức tính tốc độ
 - Công thức tính tốc độ: ; trong đó: v là tốc độ của vật; s là quãng đường đi được; t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
HS đã biết ở Tiểu học.
3
Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
[TH]. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h): 1km/h » 0,28m/s.
HS đã biết ở Tiểu học.
4
Vận dụng được công thức tính tốc độ .
[VD]. Làm được các bài tập áp dụng công thức, khi biết trước hai trong ba đại lượng và tìm đại lượng còn lại.
Ví dụ: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h, m/s.
3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỂU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
[TH]. 
 - Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2
Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm
[NB]. Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức ,
 trong đó : vtb là tốc độ trung bình ; 
 s là quãng đường đi được ;
 t là thời gian để đi hết quãng đường.
[VD]. Tiến hành thí nghiệm: Cho một vật chuyển động trên quãng đường s. Đo s và đo thời gian t trong đó vật đi hết quãng đường. Tính 
Lưu ý: Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hàng ngày của các vật. Tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định trong quá trình chuyển động của vật ta gọi là tốc độ tức thời. Trong phạm vị chương trình Vật lí THCS không đề cập tới tốc độ tức thời, song khi giảng dạy cần cho HS thấy rõ tốc độ trong chuyển động không đều thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở tốc kế. Khi đề cập đến chuyển động không đều, thường đưa ra khái niệm tốc độ trung bình ; Tốc độ trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể.
3
 Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.
[VD]. Giải được bài tập áp dụng công thức để tính tốc độ trung bình của vật chuyển động không đều, trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động. 
Ví dụ: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường?
4. BIỂU DIỄN LỰC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
[VD]. Nêu được ít nhất 03 ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
Nhận biết được: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Lưu ý: Phần lớn HS dễ thấy lực làm thay đổi độ lớn tốc độ (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy tác dụng làm đổi hướng chuyển động. Vì vậy, GV nên chọn những ví dụ lực làm thay đổi hướng chuyển động.
- Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.
- Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng chuyển động và độ lớn của tốc độ. 
2
Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
[NB]. Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là đại lượng véctơ.
3
Biểu diễn được lực bằng véc tơ
[VD]. Biểu diễn được một số lực đã học: Trọng lực, lực đàn hồi.
Ta biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có:
 - Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật.
 - Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
 - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 
Kí hiệu véctơ lực là , cường độ lực là F.
5. SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
STT
Chuẩn kiến t ... hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau và làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
2
Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
[NB]. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- Trong thí nghiệm Bơ-rao nếu tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động nhanh hơn và va đập mạnh hơn vào các phân tử phấn hoa.
3
Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán.
[VD]. Giải thích được hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí
- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử.
- Ví dụ: Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh.
Giải thích: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước cũng chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách giữa các phân tử của đồng sunfat. Vì thế, sau một thời gian ta nhìn thấy cả bình hoàn toàn là một màu xanh.
20. NHIỆT NĂNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
[TH]. 
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
- Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
2
Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
[TH]. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
- Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
- Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng.
Ví dụ :
1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng.
2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.
Lưu ý: Thực hiện công và truyền nhiệt là các hình thức truyền năng lượng khác nhau: Thực hiện công là hình thức truyền năng lượng giữa các vật thể vĩ mô, gắn với sự chuyển dời có hướng của các vật thể, còn truyền nhiệt là hình thức truyền năng lượng giữa các nguyên tử, phân tử. Thực hiện công có thể làm tăng một dạng năng lượng bất kỳ, nhưng truyền nhiệt chỉ có thể làm tăng nhiệt năng, sau đó nhiệt năng mới chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
3
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
[TH]. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
- Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).
21. DẪN NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
[VD]. Lấy được 02 ví dụ minh họa về sự dẫn nhiệt.
Nhận biết được:
- Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
 - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Ví dụ: 
- Khi đốt ở 01 đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên. Chứng tỏ nhiệt năng đã được truyền từ đầu kim loại này đến đầu kia của thanh kim loại bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, cầm tay cán thìa ta thấy nóng. Chứng tỏ nhiệt lượng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt.
2
Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
[VD]. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản.
Ví dụ : 
1. Thả một phần chiếc thìa kim loại vào một cốc nước nóng, sau một thời gian thì phần cán thìa ở trong không khí nóng lên. Tại sao? 
 Giải thích: Phần thìa ngập trong nước nhận được nhiệt năng của nước truyền cho, sau đó nó dẫn nhiệt đến cán thìa và làm cán thìa nóng lên.
2. Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Giải thích: Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để giữ nhiệt cho thức ăn được lâu hơn.
22. ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
[NB]. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.
Nhận biết được:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Ví dụ: 
+ Khi đun nước ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình.
+ Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí.
Lưu ý: Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác – si - m ét. Khi được đun nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nổi lên trên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng Cứ thế cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.
2
 Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
[TH]. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt.
Nhận biết được
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.
Ví dụ:
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng.
Lưu ý: Cơ chế của bức xạ nhiệt là sự phát và thu năng lượng của các nguyên tử khi electron của chúng chuyển từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác. Bức xạ nhiệt cùng bản chất với bức xạ thẳng, phản xạ, khúc xạ Dựa vào đó có thể giải thích các đặc điểm về khả năng hấp thụ tia nhiệt của các vật khác nhau. Tuy nhiên, không yêu cầu HS phải hiểu cơ chế của bức xạ nhiệt.
3
Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
[VD]. Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản.
1. Về mùa Hè mặc áo màu trắng sẽ mát hơn mặc áo tối màu. Vì, áo sáng màu ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời còn áo tối màu hấp thụ mạnh. 
2. Mùa Đông ta mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn mặc một áo dày. Vì, mặc nhiều áo mỏng sẽ ngăn cản sự đối lưu của không khí phía trong ra ngoài áo, như vậy sẽ giữ được nhiệt độ cho cơ thể.
23. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
 [TH]. Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào: khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
Nhận biết được: Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
Thí nghiệm ở (Hình 24.1, 24.2, 24.3 – SGK) 
Ví dụ: 
1. Hai lượng nước khác nhau và ở cùng một nhiệt độ. Nếu đem đun sôi ở cùng một nguồn nhiệt, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.
2. Khi ta đun ở cùng một nguồn nhiệt hai lượng nước như nhau trong cùng hai cốc thuỷ tinh giống nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun cốc thứ nhất thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn cốc thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.
3. Dùng cùng một nguồn nhiệt để đun hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Nhuư vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật.
2
Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
[TH]. Công thức tính nhiệt lượng: 
Q = m.c.Dto, trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J; m là khối lượng của vật có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dto = to2 - to1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. 
 1 calo = 4,2 jun.
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 gam nước ở 4oC nóng lên thêm 1oC.
3
Vận dụng công thức 
Q = m.c.Dt
[VD]. Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto để giải được một số bài khi biết giá trị của ba đại lượng, tính đại lượng còn lại.
V í d ụ: 
1. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước từ 200C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
2. Cần cung cấp một nhiệt lượng 59000J để đun nóng một miếng kim loại có khối lượng 5kg từ 200C lên 500C. Hỏi miếng kim loại đó được làm bằng chất gì?
24. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
1
Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 [TH]. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì: 
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
 + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Ví dụ: Một miếng đồng đã được nung nóng, nếu đem thả vào cốc nước thì cốc nước sẽ nóng lên còn miếng đồng sẽ nguội đi, cho đến khi nhiệt độ của chúng bằng nhau.
2
Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
[NB]. Phương trình cân bằng nhiệt:
 Qtoả ra = Qthu vào
trong đó: Qtoả ra = m.c.Dto; Dto = to1 – to2 
3
Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
[VD]. Giải được các bài tập dạng: Hai vật thực hiện trao đổi nhiệt hoàn toàn, vật thứ nhất cho biết m1, c1, t1 ; vật thứ hai biết c2, t2; nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t. Tính m2. 
1. 
2.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC KY NANG-LOP 8.doc