Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 2

Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 2

TIẾT 73,74 : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

Câu hỏi:

1-Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

A-Tuyển tập Tô Hoài

B-Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

C-Dế Mèn Phiêu lưu ký.

D-Tập ký về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

2-Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A-Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.

B-Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C-Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D-Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

 

doc 77 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi và bài tập Văn 6 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73,74 : Bài học đường đời đầu tiên
Câu hỏi:
1-Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?
A-Tuyển tập Tô Hoài
B-Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
C-Dế Mèn Phiêu lưu ký.
D-Tập ký về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
2-Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A-ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B-ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C-ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D-ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
3-Vì sao nói những con vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hoá?
A-Chúng vốn là những con người đội lốt vật.
B-Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
C-Chúng được gán cho những nét tâm lý, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người.
D-Chúng là những biểu tượng của đạo đức, luân lý.
4-Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn?
5-ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Đáp án:
1-C.
2-C.
3-C.
4-Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
5-Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ. Tôi đứng lặng giờ lâu trong bóng chiều chạng vạng rồi oà lên nức nở: “Choắt ơi! Cậu sống khôn thác thiêng, hãy tha lỗi cho mình! Kể từ nay mình sẽ sống tốt hơn. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả mọi người, mong làm điều thiện trừ ác” Tôi thất thểu về nhà mà lòng nặng trĩu. Tất cả đều tối om, trống trải. Đặt lưng trên tấm nệm cỏ, vắt tay lên trán suy nghĩ: Nhất định mình sẽ thực hiện được lời hứa với người đã khuất.
Tiết 75: Phó từ
Câu hỏi:
1-Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
A-Quan hệ thời gian, mức độ.
B-Sự tiếp diễn tương tự.
C-Sự phủ định, cầu khiến.
D-Quan hệ trật tự.
2-Câu văn nào có sử dụng phó từ?
A-Cô ấy cũng có răng khểnh.
B-Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C-Da chị ấy mịn như nhung.
D-Chân anh ta dài nghêu.
3-Phó từ là gì? Cho ví dụ?
4-Có mấy loại phó từ?
5-Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?
Đáp án:
1-D.
2-A.
3-
-Phó từ :
+Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
+ Phó từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ, là những từ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng.
-Ví dụ: Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
4-Phó từ gồm hai loại lớn:
*Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:
-Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, từng, mới, sắp, sẽ...
-Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, đều, vẫn, cứ, còn, nữa, cùng...
-Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, khí, khá,...
-Phó từ phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, có...
-Phó từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ...
-Phó từ tần số: thường, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luôn, thường thường...
-Phó từ tính thái đánh giá: vụt, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt,...
* Phó từ đứng sau động từ, tính từ:
-Phó từ chỉ mức độ: lắm, quá, cực kỳ,...
-Phó từ chỉ kết quả và hướng: mất, được, ra, đi,...
-Khả năng.
5-Mẫu: Một hôm, tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi rủ Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ, chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu chữa.
-Đang, đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian.
 rất: phó từ chỉ mức độ.
 ra: phó từ chỉ kết quả.
Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
Câu hỏi:
1-Văn miêu tả không có dạng bài nào?
A-Văn tả cảnh.
B-Văn tả người.
C-Văn tả đồ vật.
D-Thuật lại một chuyện nào đó.
2-Nếu phải viết đoạn văn tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
3-Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào? 
4- Em cùng mẹ đến cửa hàng mua áo ; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu vẻ, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống chiếc áo em định mua?
5-Thế nào là văn miêu tả?
Đáp án:
1-D.
2-Bầu trời: một màu trắng đục luôn âm u, như thấp xuống, ít thấy trăng sao, trời nhiều mây và sương mù
-Cảnh vật: Cây cối trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều
-Thời tiết: Lạnh lẽo và ẩm ướt, gió bấc, mưa phùn
-Đêm dài, ngày ngắn.
-Hành động của con người: co ro trong những chiếc áo rét
-Mùa của hoa: đào, mai, mận, mơ, hoa hồng và nhiều loài hoa khác chuẩn bị cho mùa xuân đến.
3- Khuôn mặt mẹ:
 -Đẹp và sáng.
 -Hiền hậu và nghiêm nghị.
 -Vui vẻ và lo âu trăn trở.
 -Các chi tiết cụ thể: tóc, mắt, miệng
4-Miêu tả đặc điểm riêng, nổi bật của chiếc áo định mua (Hình dáng, kiểu cách, màu sắc...)-> Người bán hàng phân biệt với những chiếc áo còn lại.
5-Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.
-Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
Tiết 77: Sông nước Cà Mau
Câu hỏi:
1-Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào?
A-Rừng U Minh.
B-Quê nội.
C-Đất rừng phương Nam.
D-Mảnh đất phương Nam.
2-Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?
A-Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.
B-Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
C-Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.
D-Ngồi một nơi và tưởng tượng ra.
3-ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên dất, tên sông theo cách nào?
A-Theo những danh từ mỹ lệ.
B-Theo thói quen trong đời sống.
C-Theo cách của cha ông để lại.
D-Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông.
4-Sự trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn được thể hiện qua những chi tiết nào?
5-Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau?
Đáp án:
1-C.
2-A.
3-D.
4-
* Sự trù phú của chợ Năm Căn được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú với thuyền bè san sát, với các chi tiết như:
+Những đống gỗ chất cao như núi.
+Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực như những khu phố nổi.
* Sự độc đáo của chợ Năm Căn thể hiện ở chỗ:
+Chợ chủ yếu chỉ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
+Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...
5-Bài văn tả cảnh quan thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau-Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ Quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ , đặc biệt là dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất này. Nghệ thuật miêu tả vừa bao quát, nêu được ấn tợng chung nổi bật, vừa cụ thể, chi tiết, sinh động. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp người đọc vừa hình dung được cụ thể vừa có thêm những hiểu biết để thêm yêu mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước.
Tiết 78: so sánh
Câu hỏi:
1-Cho các từ, cụm từ sau: cú mèo, một gã nghiện thuốc phiện, mọi khi, cái dùi sắt, hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện những so sánh sau:
A-Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như...................
B-Chú mày hôi như..........................
C-Tôi ra đứng ở cửa hang như......................
D-Mỏ Cốc như...............
2-So sánh liên tưởng nào sau đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm?
A-Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con.
B-Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời.
C-Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn.
D-Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu.
3-Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kỹ năng gì?
A-Quan sát, nhìn nhận.
B-Nhận xét, đánh giá.
C-Liên tưởng, tưởng tượng.
D-Xây dựng cốt truyện.
4-So sánh là gì?
5-Tìm ví dụ theo mẫu:
Đáp án:
1-
A-một gã nghiện thuốc phiện.
B-cú mèo.
C-mọi khi.
D-cái dùi sắt.
2-D.
3-D.
4-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
5-Tìm ví dụ theo mẫu:
So sánh đồng loại:
a)So sánh người với người:
 -Người là cha, là bác, là anh
 Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
-Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
 Yêu quí con như đẻ con ra.
-Thầy thuốc như mẹ hiền.
b)So sánh vật với vật:
- Sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Tiết 79,80: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Câu hỏi:
1-Chi tiết nào không thể dùng để tả cảnh mặt trời mọc?
A-Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà?
B-Phía đông, chân trời đã ửng hồng.
C-Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng.
D-ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang.
2-Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A-Trên cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
B-Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
C-Rồi cả nhà-trừ tôi-vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
D-Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.
3-Đoạn văn tả Dế Choắt giúp em hình dung được đặc điểm gì về Dế Choắt?
4- Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
5-Từ bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, hãy viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em đã có dịp quan sát?
Đáp án:
1-D.
2-D.
3- Tái hiện lại hình ảnh gầy gò, ốm yếu, tội nghiệp đáng thương của chú Dế Choắt ( Nhằm đối lập với hình ảnh khoẻ khoắn, mạnh mẽ của Dế Mèn).
4-Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
-Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài.
-Những hàng cây như những bức tường thành cao vút.
5- Chú ý chỉ nêu những đặc điểm nổi bật của dòng sông hoặc khu rừng mà em miêu tả:
-Dòng sông:
+Hai  ... ng cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
-Phong Nha thực sự là nơi:
+Thu hút các nhà khoa học nghiên cứu hoạt động .
+Thu hút hấp dẫn khách du lịch.
+Đang được đầu tư XD cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng du lịch, thám hiểm và nghiên cứu KH.
+Góp phần giới thiệuViệt Nam với thế giới.
Tiết 130: Ôn tập về dấu câu
Câu hỏi:
1-Nêu công dụng của dấu phẩy.
2-Nêu công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
3-Đặt các dấu câu vào chỗ thích hợp? Vì sao em lại đặt như vậy?
a)Ôi thôi chú mày ơi chú mày có lớn mà chẳng có khôn
b)Con có nhận ra con không
c)Cá ơi cứu tôi với Thương tôi với
d)Giời chớm hè cây cối um tùm cả làng thơm
4-Đặt dấu phẩy vào đúng chỗ và cho biết công dụng của nó?
-Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống
Đáp án:
1-Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa:
+TP phụ với CN,VN.
+Các từ ngữ cùng chức vụ trong câu.
+Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+Ngăn cách các vế của câu ghép.
2-
-Thông thường dấu chấm đặt cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán.
-Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và dấu chấm hỏi , dấu chấm than trong ngoặc đơn hoặc vào sau 1 ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
3- 
a)Ôi thôi chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
b)Con có nhận ra con không?
c)Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với!
d)Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
Lí do : 
-Dùng dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
-Dùng dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
-Dùng dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán.
4- 
 -Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. 
-> Dấu phẩy dùng đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu: cùng là chủ ngữ.
Tiết 133,134:Tổng kết phần Văn và Tập làm văn
Câu hỏi:
1-Nội dung nào sau đây trả lời đúng cho khái niệm truyện ngụ ngôn?
A-Là truyện kể về các loài vật.
B-Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười.
C-Là truyện kể về loài vật, con người, nhằm nêu ra bài học trong cuộc sống.
D-Là truyện nhằm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
2-Trong những văn bản sau, văn bản nào không dùng phương thức biểu đạt tự sự?
A-Thạch Sanh.
B-Lòng yêu nước.
C-Sự tích Hồ Gươm.
D-Dế Mèn phiêu lưu ký.
3-Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản:Thạch Sanh, Lượm, 	Mưa, Bài học đường đời đầu tiên, Cây tre Việt Nam	
4-Em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Tự sự, miêu tả.
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
5-Nêu lại các khái niệm truyền thuyết? Truyện cổ tích? Truyện ngụ ngôn? Truyện cười? Truyện trung đại? Văn bản nhật dụng?
6-Trong các nhân vật đã học, hãy chọn 3 nhân vật mà em thích nhất? Vì sao em lại thích nhân vật đó?
7-Về phương thức biểu đạt thì truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau?
8-Tìm trong ngữ văn 6 tập 2 những văn bản thể hiện truyền thống yêu 
nước, lòng nhân ái của dân tộc?
Đáp án:
1-C.
2-B.
3-Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản.
 	Thạch Sanh	Tự sự
 	Lượm 	Biểu cảm, miêu tả, tự sự
 	Mưa	Miêu tả
 	Bài học đường đời đầu tiên	Tự sự, miêu tả
 	Cây tre Việt Nam	Miêu tả, biểu cảm.
4-Em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức :
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
Tự sự
x
Miêu tả
x
Biểu cảm
5- 
a-Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể. 
b-Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật (bất hạnh, nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật dũng sỹ...) Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công, ...
c-Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện loài vật, đồ vật, hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con 
người.Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d-Truyện cười:Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.Tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
e-Truyện trung đại: Được tính từ thế kỷ X -> cuối XIX.Viết bằng văn xuôi chữ Hán (Sau TKXIX viết bằng chữ Nôm). Nội dung phong phú thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại (gần với ngụ ngôn).Vừa có loại hư cấu (Tởng tợng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với ký (Ghi chép sự việc), với sử (Ghi chép chuyện thật). Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của ngờưi kể chuyện, qua hành động, đối thoại của nhân vật.
g-Văn bản nhật dụng : Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại (thiên nhiên, môi trường, dân số...)
6-
-Chọn được 3 nhân vật. 
-Nêu rõ được lý do mình thích.
7-Về phương thức biểu đạt thì truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm giống nhau cùng sử dụng phương thức tự sự, miêu tả.
8-Tìm trong ngữ văn 6 tập 2 những văn bản thể hiện truyền thống yêu 
nước, lòng nhân ái của dân tộc.
 	-Truyền thống yêu nước: Lòng yêu nước, Cầu Long Biên, Cô Tô,...
-Lòng nhân ái: Đêm nay Bác không ngủ.
Tiết 135: Tổng kết phần tiếng Việt
Câu hỏi:
1-ở lớp 6 các em đã học các từ loại nào?
2- ở lớp 6 các em đã học các phép tu từ nào?
3- ở lớp 6 các em đã học các kiểu cấu tạo câu nào?
4- ở lớp 6 các em đã học các dấu câu nào?
5- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau, cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại:
 a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 
 (Thép Mới)
b. Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịnh thượng thế. 
 (Tô Hoài)
c.Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ.
 (Ngô Văn Phú)
Đáp án:
1-Các từ loại đã học:
-Danh từ.
-Động từ.
-Tính từ.
-Số từ.
-Lượng từ.
-Chỉ từ.
-Phó từ.
2-Các phép tu từ đã học:
-So sánh.
-Nhân hoá.
-ẩn dụ.
-Hoán dụ.
3-Các kiểu cấu tạo câu đã học: 
-Câu trần thuật đơn.
+Câu trần thuật đơn có từ là.
Câu giới thiệu.
Câu định nghĩa.
Câu miêu tả.
Câu đánh giá.
+Câu trần thuật đơn không có từ là.
	Câu miêu tả.
	Câu tồn tại.
4-Các dấu câu đã học: 
-Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
-Dấu phân cách các bộ phận câu : dấu phẩy.
5-Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu và xác định kiểu câu: 
a.Câu 1: Câu miêu tả.
Chủ ngữ: Bóng tre. 
Vị ngữ: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 
Câu 2: Câu tồn tại. 	
Trạng ngữ: Dưới bóng tre của ngàn xưa. 
Chủ ngữ: mái đình, mái chùa cổ kính.
Vị ngữ: thấp thoáng. 	 
b.Câu 1: Câu tồn tại.	
Trạng ngữ: Bên hàng xóm tôi.
Chủ ngữ: Dễ Choắt. 
Vị ngữ: có cái hang. 	 
 Câu 2: Câu miêu tả.	
Chủ ngữ: Dế Choắt.
Vị ngữ: là tên tôi..trịnh thượng thế. 	
c.Câu 1: Câu tồn tại.
Trạng ngữ: Dưới gốc tre. 
Chủ ngữ: tua tủa. 
Vị ngữ: những mầm măng. 	 
 Câu 2 : 
Chủ ngữ : măng.
Vị ngữ : trồi lên lỗ	
	 Tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương
Câu hỏi:
1- Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ, gìn giữ môi trường... trong SGK Ngữ văn 6?
2-Quê em có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào? Hãy ghi chép và nêu đặc điểm của danh lam thắng cảnh đó?
3-Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, gìn giữ môi trường ở quê hương em ?
4-Giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài miêu tả cảnh đẹp của di tích hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương em ?
Đáp án:
1-
-Danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha, Vượt thác, Sông nước Cà Mau, Cô Tô, Lao xao.
-Di tích lịch sử: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
-Bảo vệ, gìn giữ môi trường: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
2-
-Một số danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương:
+Cầu Việt Trì.
+Đền Hùng (Hy Cương - Lâm Thao)
+Đền Ao Châu (Hạ Hoà).
+ Rừng quốc gia Xuân Sơn. thác Chòi, hang Lạng.
* Đặc điểm di tích lịch sử Đền Hùng:
-Là một quần thể di tích nằm trên núi Nghĩa Lĩnh –xã Hy Cương- Lâm Thao (Nay ở thành phố Việt Trì)–Phú Thọ. Xưa vua Hùng cho xây dựng điện Kính Thiên (Kính Thiên lĩnh điện) tại khu vực núi nghĩa Lĩnh này để thờ trời đất, thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.
-Các di tích chính: Bao gồm 4 đền chính. 
+Đền hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành một trăm con. 
 Gồm nhà bia, đặt tấm bia khắc dòng chữ “Các vua Hùng đã ....lấy nước” (Câu nói nổi tiếng của Bác trong chuyến thăm Đền Hùng 19/9/1954- với Trung đoàn thủ đô). 
 Gồm chùa Thiên Quang.
+Đền Trung: là nơi vua nghỉ ngơi ngắm cảnh và bàn việc nước với các lạc hầu, lạc tướng.
+Đền Thượng: đặt trên đỉnh núi, thờ trời đất, thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng có dòng đại tự Nam Việt triều tổ (Tổ tiên của Việt Nam).
 Có lăng vua Hùng thứ 6.
+Đền Giếng: tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái vua Hùng thứ 18 thường soi gương, vấn tóc).
+Cổng đền: được xây dựng vào năm Khải Định thứ hai (1917), có bốn chữ Hán “Cao sơn cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng).
-Lễ hội: còn gọi Giỗ tổ Hùng Vương, là lễ hội lớn tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Diễn ra vào ngày 10.3 âm lịch hằng năm.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.
3-Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp không ? ( ao hồ, sông, suối, đường phố, xóm làng...)
+Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
-Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm ?
+Ô nhiễm nguồn nước.
+Ô nhiễm nguồn không khí.
+Ô nhiễm thực phẩm.
-Nguyên nhân :
+Do rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.
+Do ý thức của con người.
+Do các chất hoá học. 
-Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp ?
+Mỗi người cần chung tay bảo vệ môi trường. 
+Bỏ rác vào thùng, đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
+Trồng nhiều cây xanh.
+Không sử dụng bao bì ni lông.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 ki II.doc