Câu 8: Khi thấy người bị điện giật ta cấp cứu:
A. Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
B. Cắt cầu dao nơi gần nhất.
C. Dùng các vật liệu cách điện khô ráo để kéo nạn nhân ra.
D. Câu b và c đều đúng.
Câu 9: Vật liệu nào sử dụng nhiều nhất để làm dây dẫn điện?
A. Bạc. B. Nhôm. C. Đồng D. Câu b và c đều đúng
Câu 10: Dây điện từ (đồng êmay) dùng để làm:
A. Dây truyền tải điện năng. B. Dây dẫn điện.
C. Dây quấn máy điện. D. Dây điện trở.
Câu 11: Vật liệu dẫn điện là vật liệu:
A. Không cho dòng điện đi qua.
B. Cho dòng điện đi qua ở nhiệt độ cao.
C. Cho dòng điện đi qua dễ dàng.
D. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình.
Câu 12: Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện?
A. Nhựa PE B. Cao su.
C. Nhựa PVC. D. Câu B, C đều đúng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: ĐIỆN DÂN DỤNG. HỆ: THCS -----&&&----- Câu 1: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có: A. Chiều và trị số không đổi. B. Chiều thay đổi, trị số không đổi. C. Trị số thay đổi, chiều không đổi. D. Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. Câu 2: Đơn vị đo điện áp là: A. Ampe (A). B. Volt (V). C. Ohm (W) D. Woát (W). Câu 3: Điện áp pha là điện áp đo giữa: A. 2 dây pha. B. 3 dây pha. C. 1 dây pha, 1 dây trung tính. D. 2 dây pha, 1 dây trung tính. Câu 4: Dòng điện một chiều là dòng điện có: A. Chiều và trị số không đổi theo thời gian. B. Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. C. Trị số không đổi. D. Chiều và trị số không đổi. Câu 5: Cho biết nguồn điện một chiều trong sơ đồ dưới đây được đấu theo kiểu: A. Song song . B. Nối tiếp. C. Hỗn hợp. D. Tất cả đều sai. Câu 6: Cho biết hình vẽ nào có hai nguồn điện được đấu nối tiếp: Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4. A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 7: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật là: A. Do chạm vào hai dây điện trong mạng điện ba pha bốn dây. B. Do chạm vào thiết bị rò điện. C. Do phóng điện áp cao. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Khi thấy người bị điện giật ta cấp cứu: A. Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện. B. Cắt cầu dao nơi gần nhất. C. Dùng các vật liệu cách điện khô ráo để kéo nạn nhân ra. D. Câu b và c đều đúng. Câu 9: Vật liệu nào sử dụng nhiều nhất để làm dây dẫn điện? A. Bạc. B. Nhôm. C. Đồng D. Câu b và c đều đúng Câu 10: Dây điện từ (đồng êmay) dùng để làm: A. Dây truyền tải điện năng. B. Dây dẫn điện. C. Dây quấn máy điện. D. Dây điện trở. Câu 11: Vật liệu dẫn điện là vật liệu: A. Không cho dòng điện đi qua. B. Cho dòng điện đi qua ở nhiệt độ cao. C. Cho dòng điện đi qua dễ dàng. D. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình. Câu 12: Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện? A. Nhựa PE B. Cao su. C. Nhựa PVC. D. Câu B, C đều đúng. Câu 13: Cầu dao một ngã là khí cụ điện dùng để: A. Đóng cắt trực tiếp mạch điện. B. Đóng cắt trực tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. C. Đóng cắt gián tiếp mạch điện. D. Đóng cắt gián tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Câu 14: Hình vẽ kí hiệu cầu dao thuộc loại: A. Cầu dao một ngã. B. Cầu dao một pha. C. Cầu dao một pha, một ngã. D. Cầu dao một pha hai ngã. Câu 15: Công tắc dùng để điều khiển. A. Đóng cắt mạch điện. B. Đóng cắt các thiết bị chiếu sáng. C. Đóng cắt dòng điện. D. Câu A, B, C đều sai. Câu 16: Cầu chì là khí cụ dùng để: A. Bảo vệ mạch điện. B. Đóng cắt thiết bị điện. C. Bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho thiết bị và đường dây. D. Bảo vệ quá tải cho thiết bị, đường dây. Câu 17: Cho biết kí hiệu nào là cầu chì: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 18: Áp-tô-mát có công dụng để đóng cắt mạch điện và có chức năng: A. Bảo vệ quá tải. B. Bảo vệ ngắn mạch. C. Bảo vệ sụt áp. D. Tất cả đều đúng. Câu 19: Cầu dao chống giật có công dụng để: A. Đóng cắt mạch điện. B. Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. C. Cắt mạch khi có dòng điện rò. D. Tất cả đều đúng. Câu 20: Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo: A. Điện áp xoay chiều, điện áp một chiều. B. Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều, dòng điện một chiều, điện trở. C. Điện áp 1 chiều, dòng điện một chiều, điện trở. D. Điện áp, điện trở. Câu 21: Khi tiến hành đo điện áp một chiều bằng đồng hồ vạn năng, ta đặt: A. Que đo dương vào cực dương, que đo âm vào cực âm. B. Que đo dương vào cực âm của nguồn điện, que đo âm vào cực dương của nguồn điện. C. Que đo dương vào cực dương của nguồn điện, que đo âm vào cực âm của nguồn điện. D. Que đo dương hoặc âm đều được. Câu 22: Đồng hồ mê-gôm-mét có công dụng đo. A. Điện trở máy điện. B. Điện áp máy điện. C. Điện trở cách điện máy điện, khí cụ điện, đường dây. D. Điện áp và dòng điện máy điện. Câu 23: Dùng mê-gôm-mét để đo điện trở cách điện máy điện, ta quay mê-gô-mét tốc độ: A. 100 vòng/phút. B. 200 vòng/ phút. C. 120 vòng/phút. D. 140 vòng/phút. Câu 24: Khi dùng mê-gôm-mét để đo điện trở cách điện máy điện, nếu kim chỉ: A. 0,4 MW đạt yêu cầu. B. 2,5 MW đạt yêu cầu. C. 1,0 MW đạt yêu cầu. D. Tất cả đều đúng. Câu 25: Khi tiến hành đo điện áp xoay chiều ta đấu mạch theo sơ đồ: Phụ tải Phụ tải Phụ tải Phụ tải Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 26: Uốn khuyết kín được sử dụng cho: A. Dây đơn cứng. B. Dây mềm. C. Dây cáp. D. Tất cả đều đúng. Câu 27: Nối dây bằng con nối (đômino, ốc siết cáp) được dùng để nối: A. Dây đơn cứng. B. Dây mềm. C. Dây cáp. D. Tất cả đều đúng. Câu 28: Công tơ 1 pha có công dụng: A. Đo công suất. B. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều. C. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha. D. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định. Câu 29: Cuộn dây cường độ công tơ điện một pha có. A. Tiết diện dây nhỏ, quấn nhiều vòng. B. Tiết diện dây nhỏ, quấn ít vòng. C. Tiết diện dây lớn, quấn ít vòng. D. Tiết diện dây lớn, quấn nhiều vòng. Câu 30: Cuộn dây điện áp công tơ điện một pha đấu: A. Nối tiếp với phụ tải. B. Song song với phụ tải. C. Nối tiếp với nguồn. D. Song song với nguồn. Câu 31: Dây tóc bóng đèn sợi đốt được làm bằng: A. Đồng. B. Nicken. C. Vônfram. D. Đồng thau. Câu 32: Nhiệm vụ chấn lưu đèn huỳnh quang là: A. Đuôi xoáy, đường kính ngoài của đuôi là 27 mm. B. Đuôi ngạnh, đường kính ngoài của đuôi là 27 mm. C. Đuôi ngạnh, đường kính đèn là 27 mm. D. Đuôi xoáy, đường kính đèn là 27 mm. Câu 33: Nhiệm vụ chấn lưu đèn huỳnh quang là: A. Ổn định điện áp. B. Tăng điện áp nguồn. C. Duy trì dòng điện. D. Câu a và c đều đúng. Câu 34: Dùng đèn sợi đốt 75W – 220V kiểm tra chấn lưu đèn huỳnh quang, chấn lưu đèn còn tốt khi: A. Đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng mờ. C. Đèn không sáng. D. Đèn nhấp nháy. Câu 35: Dùng đèn sợi đốt 75W – 220V kiểm tra tắc te đèn huỳnh quang, tắc te còn tốt khi: A. Đèn sáng bình thường. B. đèn không sáng. C. Đèn sáng nhấp nháy. D. Đèn sáng mờ. Câu 36: Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có ba phần: A. Bóng đèn, đuôi đèn, máng đèn. B. Bóng đèn, đuôi đèn, chấn lưu. C. Bóng đèn, chấn lưu, tắc te. D. Bóng đèn, đuôi đèn, tắc te. Câu 37: Đèn cao áp chấn lưu ngoài và tự chấn lưu có cấu tạo: A. Giống nhau. B. Giống đèn chấn lưu ngoài, nhưng có thêm dây tóc tự chấn lưu. C. Bóng ngoài giống nhau, bóng trong của đèn cao áp tự chấn lưu có thêm dây tóc tự chấn lưu D. Khác nhau. Câu 38: Cho biết ý nghĩa các ký hiệu sau theo thứ tự: A. Nguồn điện xoay chiều, nguồn điện một chiều, đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang. B. Nguồn điện, pin, đèn, cầu chì. C. Nguồn điện xoay chiều, pin, đèn báo, chấn lưu. D. Nguồn điện xoay chiều ba pha, pin, đèn, điện trở. Câu 39: Cho biết tên gọi mối nối sau: A. Nối dây mạch thẳng. B. Nối dây mạch rẽ. C. Nối song song. Đ1 CT cc D. Nối nối tiếp. Đ2 Câu 40: Cho biết tên gọi mạch điện sau: OC A. Mạch hai đèn mắc song song, ổ cắm mắc song song, có cầu chì bảo vệ. B. Mạch hai đèn mắc nối tiếp, ổ cắm mắc song song. C. Mạch hai đèn mắc song song, ổ cắm mắc nối tiếp, có cầu chì bảo vệ. D. Mạch hai đèn mắc song song, nối tiếp với ổ cắm. Câu 41: Chấn lưu đèn cao áp thủy ngân được dùng cho đèn: A.Cao áp chấn lưu ngoài. B. Cao áp tự chấn lưu. C. Cả hai loại trên. D. Tất cả đều sai. Câu 42: Dây tóc tự chấn lưu của đèn cao áp thủy ngân có tác dụng: A. Giúp cho đèn sáng, cải thiện màu sắc. B. Giảm áp lực cho đèn. C. Hạn chế dòng điện qua đèn. D. Tất cả đều đúng. Câu 43: Bóng cao áp (bóng trong ) của đèn cao áp thủy ngân được chế tạo bằng: A. Thủy tinh. B. Thạch anh. C. Sứ cách điện. D. Tất cả đều đúng. N cc L Câu 44: Cho biết tên gọi mạch điện sau: ct2 ct1 A. Mạch đèn cầu thang kiểu 2. B. Mạch đèn cầu thang kiểu 1. C. Mạch đèn thay đổi ánh sáng. D. Mạch đèn mắc song song. Chuông điện NB cc N L Câu 45: Cho biết tên gọi mạch điện sau: A. Mạch đèn mắc song song. B. Mạch đèn mắc nối tiếp. C. Mạch đèn mắc nối tiếp với ổ cắm. D. Mạch chuông điện. Câu 46: Khi lắp đặt điện, biện pháp an toàn là: A. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. B. Cách điện tốt với đất. C. Mang đồ bảo hộ lao động. D. Tất cả đều đúng. Câu 47: Bếp điện là thiết bị có tác dụng biến: A. Điện năng thành nhiệt năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Nhiệt năng thành cơ năng. D. Tất cả đều đúng. Câu 48: Khi sử dụng bàn ủi ta không được: A. Để nhiệt độ bàn ủi quá cao so với nhiệt độ cho phép của vải. B. Để nước rơi vào bàn ủi. C. Sử dụng quá điện áp định mức. D. Tất cả đều đúng. Câu 49: Khi sử dụng bếp điện ta không được: A. Để dây đốt nóng chạm vào vật nung. B. Sử dụng quá điện áp định mức. C. Để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng. D. Tất cả đều đúng. MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT Câu 50: Trong mạng điện sinh hoạt gồm có: A. Hai phần: Đường dây nóng; đường dây lạnh. B. Hai phần: Đường dây pha; đường dây trung hòa. C. Ba phần: Đường dây nóng; đường dây nguội; đường dây cung cấp chính. D. Hai phần: Đường dây mạch chính; đường dây mạch nhánh. Câu 51: Mạng chính của mạng điện sinh hoạt bao gồm: A. Các đường dây từ sau công tơ đến các dụng cụ cung cấp điện. B. Các đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện. C. Các đường dây từ nguồn điện đến công tơ điện. D. Các đường dây từ sau công tơ đến cầu chì. Câu 52: Mạch nhánh của mạng điện sinh hoạt bao gồm: A. Các đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện. B. Các đường dây rẽ từ cầu chì đến các đồ dùng điện. C. Các đường dây rẽ từ đường dây mạch chính đến các đồ dùng điện. D. Các đường dây rẽ từ ổ điện đến các đồ dùng điện. Câu 53: Cho biết ý nghĩa của các ký hiệu sau đây trên sơ đồ điện theo thứ tự: A. Tụ điện; bóng đèn huỳnh quang; cầu chì; chấn lưu. B. Nguồn điện một chiều; cầu chì; bóng đèn huỳnh quang; chấn lưu. C. Nguồn điện xoay chiều một pha; bóng đèn huỳnh quang; cầu chì; máy biến áp. D. Tắc te; bóng đèn huỳnh quang; cầu chì; máy biến áp. 3+1N Câu 54: Trên sơ đồ mạng điện sinh hoạt có ký hiệu như hình vẽ: là ký hiệu: A. Đường dây gồm 4 dây. B. Hai đường dây không nối. C. Đường dây gồm 4 dây, trong đó có một dây nguội. D. Đường dây gồm ba dây, có một dây nguội. Câu 55: Trên sơ đồ mạng điện sinh hoạt, để biểu diễn tụ điện người ta dùng kí hiệu sau: A. B. C. D. Các ký hiệu đều sai. Câu 56: Trên sơ đồ mạng điện sinh hoạt, để biểu diễn đèn huỳnh quang người ta dùng kí hiệu sau: A. B. C. D. Câu 57: Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau: A. Đảm bảo an toàn và đẹp. B. Dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an toàn điện, có độ bền cơ học tốt. C. Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt. D. Dâ ... nối với nguồn điện, cuộn sơ cấp nối với phụ tải. Cuộn điện áp mắc nối tiếp với mạch phụ tải, cuộn cường độ mắc song song với nguồn điện. Câu 65: Chất khí được vào bóng đèn sợi đốt là: A. Không khí. B. Khí trơ. C. Khí Nitơ. D. Khí Hydrô. Câu 66: Một đuôi đèn có ký hiệu B-22 ký hiệu này đọc là: A. Đuôi xoáy, đường kính đèn là 22mm. B. Đuôi ngạnh, đường kính đèn là 22mm. C. Đưôi xoáy, đường kính ngoài của đuôi là 22mm. D. Đuôi ngạnh, đường kính ngoài của đuôi là 22mm. Câu 67: Vì sao khi chế tạo đèn sợi đốt, người ta rút hết không khí trong bóng và nạp khí trơ? A. Để tăng tuổi thọ và chất lượng ánh sáng của đèn. B. Để bóng đèn không bị vỡ dưới tác dụng của nhiệt độ cao. C. Để có thể sử dụng được tối đa công suất định mức của đèn. D. Để ánh sáng đèn phát ra được ổn định. Câu 68: Ưu điểm của đèn sợi đốt là: A. Hiệu suất phát sáng cao. B. Giá thàng rẽ, cấu tạo đơn giản dễ sử dụng. C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. D. Hai câu b và c đều đúng. Câu 69: Nhược điểm của đèn sợi đốt là: A. Cấu tạo phức tạp khó sử dụng. B. Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. C. Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. D. Ánh sáng của đèn nhấp nháy, không liên tục. N N L Câu 70: Sơ đồ nguyên lý mạch điện gồm: 1 đèn sợi đốt, sử dụng một công 1 tắc và một cầu chì bảo vệ được vẽ như sau: L B. N L C. D. Các sơ đồ trên đều sai. Câu 71: Mạng điện sinh hoạt có điện áp là 220V. Có thể nối tiếp các cặp bóng đèn sợi đốt nào vào mạng điện này để đèn sáng bình thường? A. Bóng 1: 110V – 60W; bóng 2: 110V – 75W. B. Bóng 1: 220V – 60W; bóng 2: 220V – 60W. C. Bóng 1: 110V – 75W; bóng 2: 110V – 75W. D. Bóng 1: 220V – 60W; bóng 2: 220V – 75W. Câu 72: Công suất các loại đèn huỳnh quang ống thẳng có chiều dài ống 0,3m; 0,6m; 1,2m xếp theo thứ tự là: A. 20W; 10W; 40W. B. 100W; 200W; 400W. C. 10W; 20W; 40W. D. 60W; 75W; 100W. Câu 73: Lớp Bary Oxyt phủ lên dây tóc của đèn huỳnh quang có tác dụng: A. Làm cho dây tóc dễ phát sáng. B. Làm cho dây tóc sáng bóng, đẹp. C. Tăng độ bền của dây tóc. D. Giúp cho dây tóc dễ phát xạ điện từ. Câu 74: Khi chế tạo đèn huỳnh quang, người ta tráng lớp bột huỳnh quang vào vị trí nào của đèn ? A. Ở mặt ngoài của dây tóc đèn. B. Ở mặt trong của ống thủy tinh làm bóng đèn. C. Ở mặt trong bóng thủy tinh của tắc te. C. Ở mặt ngoài bóng thủy tinh của tắc te. Câu 75: Lớp bột huỳnh quang trong đèn huỳnh quang có tác dụng gì khi đèn hoạt động? A. Giúp cho độ sáng của đèn luôn ổn định. B. Biến đổi ánh sáng cực tím (tia tử ngoại) không thấy được thành ánh sáng thấy được. C. Làm tăng hiệu suất phát sáng của đèn. D. Các câu trên đều đúng. Câu 76: Ánh sáng do đèn huỳnh quang phát ra có màu sắc phụ thuộc vào: A. Cường độ dòng điện qua đèn. B. Điện áp của mạng điện. C. Chất lượng của tắc te và chấn lưu. D. Thành phần hóa học của lớp bột huỳnh quang. Câu 77: Để kiểm tra dây tóc bóng đèn huỳnh quang ta có thể dùng dụng cụ sau đây: A. Dùng đồng hồ đo điện vạn năng. B. Dùng đồng hồ đo điện trở. C. Dùng bút thử điện. D. Các câu trên đều đúng. Câu 78: Khi tắc te bị chập cực thì trong đèn huỳnh quang xảy ra hiện tượng: A. Hai đầu đèn huỳnh quang bị đen. B. Hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng không phát sáng. C. Đèn huỳnh quang chỉ phát ra ánh sáng mờ. D. Đèn huỳnh quang bị nổ. Câu 79: Ưu điểm của đèn huỳnh quang: A. Hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ dài. B. Giá thành rẽ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng. C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. D. Các câu trên đều đúng. Câu 80: Nhược điểm của đèn huỳnh quang là: A. Giá thành bộ đèn huỳnh quang cao, sử dụng và sửa chữa phức tạp. B. Đèn khó làm việc ổn định khi nhiệt độ môi trường và điện áp khu vực thay đổi. C. Chấn lưu đèn làm giảm hệ số công suất của mạng điện. D. Các câu trên đều đúng. Câu 81: Khi đóng mạch điện mà đèn huỳnh quang phát sáng nhưng cường độ ánh sáng quá yếu, đều này do nguyên nhân sau: A. Tắc te bị chập cực. B. Chấn lưu hỏng. C. Điện áp khu vực thấp hơn định mức của đèn hoặc đèn quá cũ. D. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. Câu 82: Khi đóng mạch điện: Đèn huỳnh quang không phát sáng hẳn nhưng lại chớp tắt liên tục, hiện tượng này do nguyên nhân sau: A. Tắc te bị chập cực. B. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. C. Dây tóc đèn bị đứt 1 sợi. D. Hai câu a vàb đúng. Câu 83: Có mấy loại đèn cao áp thủy ngân?: A. 2 loại: đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài; đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong. B. 2 loại: đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong; đèn cao áp thủy ngân tự chấn lưu. C. 2 loại: đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài; đèn cao áp tự chấn lưu. D. 2 loại: đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong; đèn cao áp không chấn lưu. Câu 84: Nêu sự khác biệt về mặt cấu tạo giữa đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài và đèn cao áp tự chấn lưu. A. Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có hai bóng; đèn cao áp tự chấn lưu có một bóng. B. Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có bộ chấn lưu; đèn cao áp tự chấn lưu có dây tóc tự chấn lưu. C. Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có 3 cực; đèn cao áp tự chấn lưu có hai cực. D. Các câu trên đều đúng. Câu 85: Ưu điểm của đèn cao áp tự chấn lưu là: A. Tuổi thọ cao. B. Hệ số công suất cao. C. Tiêu thụ ít điện. D. 2 câu b và c đều đúng. Câu 86: Kể tên các loại chuông điện: A. 2 loại: chuông rung; chuông đồng bộ. B. 3 loại: chuông phân kỳ; chuông rung; chuông không đồng bộ. C. 2 loại: chuông đồng bộ; chuông phân cực. D. 3 loại: chuông rung; chuông phân cực; chuông đồng bộ. Câu 87: Loại chuông nào có thể sử dụng được ở cả hai mạng điện xoay chiều và một chiều. A. Chuông đồng bộ. B. Chuông rung. C. Chuông phân cực. D. Câu a và b đều đúng. Câu 88: Khi mắc mạch đèn cầu thang có thể dùng: A. 2 công tắc 3 cực. B. 3 công tắc 3 cực. C. 4 công tắc 3 cực. D. 2 công tắc 3 cực và 1 công tắc 2 cực. Câu 89: Mạch đèn cầu thang được lắp đặt trong những trường hợp sau: A. Vừa làm đèn ngủ vừa làm đèn chiều sáng. B. Lắp đặt ở những nơi điện áp không ổn định. C. Lắp đặt ở những vị trí đặc biệt cần điều khiển tắc mở ở 2 nơi. D. Các câu trên đều sai. Câu 90: Công tắc 3 cực thường được sử dụng ở các mạch điện sau: A. Mạch đèn thay đổi ánh sáng. B. Mạch đèn cầu thang. C. Mạch đèn nhà kho. D. Các câu trên đều đúng. Câu 91: Máy biến áp là một thiết bị điện từ dùng để: A. Biến đổi điện áp. B. Biến đổi dòng điện. C. Tăng điện áp đầu ra. D. Biến đổi công suất. Câu 92: Mạch từ máy biến áp gồm nhiều lá thép kỷ thuật điện ghép lại để: A. Giảm dòng điện Fucô. B. Dễ tháo lắp di chuyển. C. Tăng điện áp đầu ra. D. Tăng công suất máy. Câu 93: Máy biến áp dùng trong gia đình là loại máy biến áp: A. Tự ngẫu. B. Cách ly. C. Tạo xung điện. D. Tất cả đều đúng. Câu 94: Máy biến áp cảm ứng có. A. Cuộn dây Stato và cuộn Rôto. B. Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp quấn chung một cuộn. C. Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp quấn cách điện với nhau. D. Tất cả đều đúng. Câu 95: Máy biến áp tự ngẫu có: A. Cuộn dây Stato và cuộn Rôto. B. Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp quấn chung một cuộn C. Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp quấn cách điện với nhau. D. Tất cả đều đúng. Câu 96: Cấu tạo lõi thép máy biến áp có dạng. A. Kiểu trụ. B. Kiểu bọc. C. Kiểu trụ bọc. D. Tất cả đều đúng. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Nghề Điện Dân Dụng – THCS CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 D 26 B 51 B 76 D 2 B 27 D 52 C 77 D 3 C 28 D 53 A 78 B 4 A 29 C 54 D 79 A 5 A 30 D 55 D 80 D 6 B 31 C 56 D 81 C 7 D 32 D 57 B 82 B 8 D 33 D 58 C 83 C 9 D 34 B 59 B 84 B 10 C 35 C 60 B 85 D 11 C 36 C 61 A 86 D 12 D 37 C 62 D 87 B 13 B 38 A 63 D 88 A 14 C 39 A 64 B 89 C 15 B 40 A 65 B 90 D 16 C 41 A 66 D 91 A 17 A 42 D 67 A 92 A 18 D 43 B 68 D 93 A 19 D 44 B 69 C 94 C 20 B 45 D 70 D 95 B 21 C 46 D 71 C 96 D 22 C 47 A 72 C 97 23 C 48 D 73 D 98 24 B 49 D 74 B 99 25 A 50 D 75 B 100 MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN (Nghề Điện Dân Dụng Lớp 8) A. MẠCH ĐIỆN ĐÈN SỢI ĐỐT : Mạch 1 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 đèn, 1 ổ cắm điện. L N L N Mạch 2 : mạch có 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 đèn, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 3 : mạch có 1 cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 đèn, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 4 : mạch có 1 cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 đèn, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 5 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn song song, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 6 : mạch có 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn song song, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 7 : mạch có 1cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn song song, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 8 : mạch có 1cầu dao, 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn song song, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 9 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn nối tiếp, 1 ổ cắm điện. N L N Mạch 10 : mạch có 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn nối tiếp, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 11 : mạch có 1cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn nối tiếp, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 12 : mạch có 1 cầu dao, 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 2 đèn nối tiếp, 1 ổ cắm điện. L N N L Mạch 13 : mạch có 1 cầu chì, 2 công tắc 2 cực, 2 đèn độc lập, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 14 : mạch có 2 cầu chì, 2 công tắc 2 cực, 2 đèn độc lập, 1 ổ cắm điện. N L L N Mạch 15 : mạch có 1 cầu dao, 1 cầu chì, 2 công tắc 2 cực, 2 đèn độc lập, 1 ổ cắm điện. L N N L B. MẠCH THAY ĐỔI ÁNH SÁNG : Mạch 16 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn độc lập. N L L N Mạch 17 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn nối tiếp. N L L N Mạch 18 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn độc lập. N L L N Mạch 19 : mạch có 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn nối tiếp. L N N L Mạch 20 : mạch có 1 cầu dao, 1cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn độc lập. L N N L Mạch 21 : mạch có 1cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn nối tiếp. L N N L Mạch 22 : mạch có 1cầu dao, 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực, 2 đèn nối tiếp. L N N L C. MẠCH ĐÈN CẦU THANG : Mạch 23 : mạch đèn cầu thang kiểu 1 : 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn sợi đốt. N L L N Mạch 24 : mạch đèn cầu thang kiểu 1 : 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn sợi đốt, 1 ổ cắm điện. L L N N Mạch 25 : mạch đèn cầu thang kiểu 2 : 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn sợi đốt. N L L N Mạch 26 : mạch đèn cầu thang kiểu 2 : 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn sợi đốt, 1 ổ cắm. N L L N Mạch 27 : mạch đèn cầu thang kiểu 2 : 2 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đèn sợi đốt. N L L N
Tài liệu đính kèm: