CÂU HỎI ÔN TẬP – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
I/ PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1 .Hệ thống các văn bản sau theo mẫu:
- Truyện kí Việt Nam : Tôi đi học ; Trong lòng mẹ ; Lão Hạc
- Truyện nước ngoài : Cô bé bán diêm ; Chiếc lá cuối cùng
- Văn bản nhật dụng : Thông tin về ngày trái đất năm 2000
stt Tên văn bản/ Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật
2. Tóm tắt các văn bản trên bằng một đoạn văn khoảng 10 câu
II/ TIẾNG VIỆT
1. Nêu khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ ( theo mẫu) :
stt Từ loại Khái niệm Phân loại ví dụ
2.Thế nào là nói quá? Nêu tác dụng của nói quá? Cho ví dụ?
3.Câu ghép: Đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép, quan hệ giữa các vế trong câu ghép?
Câu hỏi ôn tập – môn ngữ văn lớp 8 I/ Phần Đọc – hiểu văn bản 1 .Hệ thống các văn bản sau theo mẫu: - Truyện kí Việt Nam : Tôi đi học ; Trong lòng mẹ ; Lão Hạc - Truyện nước ngoài : Cô bé bán diêm ; Chiếc lá cuối cùng - Văn bản nhật dụng : Thông tin về ngày trái đất năm 2000 stt Tên văn bản/ Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật 2. Tóm tắt các văn bản trên bằng một đoạn văn khoảng 10 câu II/ Tiếng Việt 1. Nêu khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ ( theo mẫu) : stt Từ loại Khái niệm Phân loại ví dụ 2.Thế nào là nói quá? Nêu tác dụng của nói quá? Cho ví dụ? 3.Câu ghép: Đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép, quan hệ giữa các vế trong câu ghép? 4. Nêu công dụng của các loại dấu câu : ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm.Cho VD? 5. Làm các bài tập: - Bài 2,3 ( Sgk/tr 70,71) - Bài 2,3,4 ( Sgk/ tr 82,83) - Bài 3,4,5 ( Sgk/ tr 102,103) - Bài 1,2,3,5 ( Sgk/ tr 113,114) - Bài 1,3 (Sgk/tr 124,125) - Bài 1,2 ( Sgk/tr 135,136) - Bài 1,4,5 ( Sgk/tr 142,144) III/ Tập làm văn Lí thuyết Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì ? Nêu các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản? Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự Đề luyện tập Trong vai người kể ngôi thứ nhất Kể lại một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, bè bạn Kể lại các truyện : Trong lòng mẹ, lão Hạc. Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng trong vai nhân vật chính ( bé Hồng, lão Hạc. cô bé bán diêm, Giôn – xi ). Hướng dẫn làm đáp án ôn tập – MÔN NGữ VĂN 7 Kì i I/ Đọc – hiểu văn bản 1, Hệ thống các văn bản: Số TT Tên văn bản , tác giả Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 ''Tôi đi học'' (1941) Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn Tự sự xen trữ tình - Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học - Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm 2 ''Trong lòng mẹ'' (1940) Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi kí Tự sự xen trữ tình - Nỗi cay đắng tủi cực, lòng căm thù chế độ phong kiến với những hủ tục hà khắc, bất nhân và tình thương yêu mãnh liệt của Hồng khi xa mẹ và được gặp mẹ - Tự sự kết hợp với trữ tình, văn giàu cảm xúc, chân thực trữ tình, thiết tha. 3 Tức nước vỡ bờ (Trích ''Tắt đèn'') (1939) Ngô tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết (trích) Tự sự - Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn, số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất cao đẹp của họ - Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực 1 cách chân thật, sinh động, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào... hợp lí 4 ''Lão Hạc'' (1943) Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn (trích) Tự sự xen trữ tình - Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. - Khắc hoạ ngoại hình sống động ,diễn biến tâm lí sâu sắc, cách kc tự nhiên, linh hoạt, chân thực đậm chất triết lí trữ tình. 2, Tóm tắt các văn bản: - VB “ Tức nước vỡ bờ” Do thiếu suất sưu của ng em đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị bắt trói đánh đập gần như xác chết. Sợ liên luỵ, chúng khiêng trả về nhà. Chị Dậu nấu cháo nhưng anh Dậu chưa kịp húp thì bọn cai lẹ và ng nhà Lý trưởng sấn sổ tiến vào quát tháo doạ nạt đòi tiền sưu. Chị Dậu hết lời van xin nhưng chúng không buông tha. Tên cai lệ còn chửi mẵng rồi binh vào mặt chị Dậu. Tức quá chị cự lại bằng lý nhưng tên cai lệ vẫn xông vào tát vào mặt chị rồi nhảy đén trói anh Dậu. Không chịu đc nữa, chi Dậu đã vùng lên đánh ngã tên cai lệ và tên ng nhà lý trưởng. - VB “Lão Hạc”: Lão Hạc có 1 người con trai, 1 mảnh vườn và 1 con chó vàng. Con trai lão đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão làm thuê kiếm sống nhưng rồi bị ốm nặng. Vì muốn giữ vườn cho con lão phải bán chó lão buồn bã đau xót. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng nhiên chết, cái chết dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. - VB “Trong lòng mẹ”: “ Gần đến ngày giỗ đầu của cha mà mẹ Hồng vẫn chưa về, người cô đã gọi Hồng đến nói chuyện. Lời lẽ người cô rất ngọt ngào nhưng không giấu nổi ý định xúc xiểm độc ác. Hồng rất đau lòng và căm giận những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ mình.Đến ngày giỗ cha, mẹ Hồng đã trở về. Vừa tan học, Hồng được mẹ đón lên xe, ôm vào lòng. Hồng mừng vì thấy mẹ không đến nỗi còm cõi, xơ xác như người ta kể. Cậu cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được ở trong lòng mẹ.” II/ Tiếng Việt 1. stt Từ loại KháI niệm Phân loại VD 1 Trợ từ Là những từ chuyên đI kèm với 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thi tháI độ đánh giá sự vật Những, có , chính, đích, ngay 2 Thán từ Dùng đẻ bộc lộ t/cảm, cảm xúc của ng nói hoặc dùng để gọi đáp -Thán từ bộc lộ t/cảm, cảm xúc - Thán từ gọi đáp - a, ái, ôi , ơ, ô hay, than ôi, trời ơi - này, ơi, vâng, dạ.. 3 Tình thái từ -thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hoặc biểu thị sắc tháI t/cảm -Tình thái từ nghi vấn - -------- cầu khiến - --------- cảm thán - sắc thái t/cảm - à,ư, hử , hả - đI, nào với - thay, sao -ạ, nhé, cơ mà Nói quá KN: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, t/chất sự vc hiện tượng đc mtả để nhán mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm VD: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Câu ghép KN : Là những câu do 2 hoặc nhiều cum C – V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm CV gọi là 1 vế câu Cách nối các vế câu + Dùng từ có tác dụng nối( quan hệ từ, phó từ, đại từ) + không dùng từ nối ( bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm) Các qhệ ý nghĩa giữa các vế câu: ngnhân, đkiện, tương phản, tăng tién, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, gthích Nêu công dụng các koại dấu câu: 1 Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin) 2 Dấu hai chấm - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại 3 Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,... 5. Làm các bài tập: Bài tập 2:/tr 70,71 - lấy: nghĩa là không có 1 lá thư, không có lời nhắn gửi, không có 1 đồng quà. - nguyên: nghĩa là chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. - đến: nghĩa là quá vô lí - cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường - cứ: nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàmchán .Bài tập 3:/tr71 - Các thán từ: này, à, ấy vâng, chao ôi, hỡi ơi Bài tập 2:/tr82 a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định. b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được. c. ư: hỏi, với thái độ phân vân. d. nhỉ: thái độ thân mật g. vậy: thái độ miễn cưỡng. h. cơ mà: thái độ thuyết phục. Bài tập 3:/tr83 + Chú ý: Cần phân biệt tình thái từ ''mà'' với quan hệ từ''mà'', tình thái từ ''đấy'' với chỉ từ ''đấy'', tình thái từ ''thôi'' với ĐT ''thôi'', tình thái từ ''vậy'' với đại từ ''vậy'' Bài tập 1/tr102 a) Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động) b) đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm. c) thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. Bài tập 2/tr102 a) Chó ăn đá gà ăn sỏi b) Bầm gan tím ruột c) Ruột để ngoài da d) Vắt chân lên cổ Bài tập 3/tr102 + Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. + Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển + Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong. + Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. + Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này. Bài tập 4/tr103 - Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lúng túng như gà mắc tóc. Bài tập 1/tr 113 a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy) - Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu phẩy) - Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy) - Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy) b) - Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy) - Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy) c) Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:) Bài tập 2, 3/ tr 113 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn. Trời mưa to nên đường rất trơn. Đường rất trơn vì trời mưa to. III/ Tập làm văn Lý thuyết HS xem lại phần ghi nhớ ( tiết 11,16,24) B. Đề luyện tập 1. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc lỗi khiến em ân hận mãi 2. Dàn ý: a. Mở bài: Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra (khiến thầy cô buồn.) b. Thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm * Yếu tố kể: - Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm. - Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi. - Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua. * Yếu tố tả: - Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình. - Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm. * Yếu tố biểu cảm: - Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. c. Kết bài - Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.) Câu hỏi ôn tập – môn ngữ văn lớp 8 kì II Năm học 2010 - 2011 I/ Đọc – hiểu văn bản 1 .Hệ thống các văn bản sau theo mẫu: - Thơ mới : Quê hương ( Tế Hanh) - Thơ cách mạng : Khi con tu hú ( Tố Hữu) , Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh) - Văn bản Nghị luận: Nước Đại Việt ta ( Nguyễn Trãi), Bàn luận về phép học ( Nguyễn Thiếp) stt Tên vb/ Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung Nghệ thuật II/ Tiếng Việt Lý thuyết: a) Lập bảng hệ thống các kiểu câu chia theo mục đích nói : stt Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng ví dụ b) Thế nào là vai xã hội trong hội thoại và lượt lời trong hội thoại? Cho ví dụ? 2. Bài tập a) Bài tập phát hiện: - Bài 1 ( Sgk/tr 11,12) - Bài 1,2 ( Sgk/ tr 22,23) - Bài 2 ( Sgk/ tr 32) - Bài 1,2 ( Sgk/ tr 44) - Bài 1,2 (Sgk/tr 46,47) - Bài 1,2,3 ( Sgk/tr 53,54) - Bài 2 ( Sgk/tr 94) b) Bài tập viết đoạn văn ngắn: - Bài 1 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cả 4 kiểu câu chia theo mục đích nói - Bài 2 : Viết đoạn văn nghị luận ( diễn dịch, qui nạp ) triển khai các luận điểm sau : Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ Chúng ta không nên học vẹt, học tủ Trung thực là rất cần thiết đối với mỗi học sinh III/ Tập làm văn Vận dụng các yếu tố : tự sự, miêu tả, biểu cảm; cách xác định luận điểm và ... hảI ( là), có đâu, đâu ( có) . . Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, tchất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) . Phản bác một ý kiến, một nhận định ( Phủ định bác bỏ) 2. Hội thoại a/ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với ng khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: - quan hệ trên dưới hay ngang hàng( Theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) - Quan hệ thân – sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) b/ Trong hội thoại ai cũng đc nói. Mỗi lần có một ng tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của ng khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời của ng khác - Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ 3. bài tập a) Bài tập phát hiện : 1. Bài tập 1: ( Sgk/ 12) a) Chị khất tiền sưu ... phải không ? b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? c) Văn là gì ? Chương là gì ? d) Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? 2. Bài tập 1/ Sgk. 22 a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? b) cả khổ thơ trừ ''Than ôi !'' c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ? - Trong (a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên) - Trong (b): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Trong (c): Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Trong (d): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Chú ý: Trong (d) có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán nhưng đó vẫn là câu nghi vấn. 3. Bài tập 2/Sgk. 23 a) ''Sao cụ lo xa quá thế ?''; ''Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?''; ''ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ?'' b) Cả đàn bò giao cho thằng bé ... chăn dắt làm sao ''? c) Ai dám bảo thảo mộc ... mẫu tử ? d) Thằng bé kia, mày có việc gì ? ;''Sao lại đến đây mà khóc ?'' - Trong (a): câu 1 - phủ định; Câu 2 - phủ định; câu 3 - phủ định. - Trong b: bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại - Trong c: khẳng định - Trong d: câu 1 - hỏi; câu 2 - hỏi. => Viết những câu có ý nghĩa tương đưong: a) Cụ không phải lo xa quá thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b) Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. c) Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử. 4. Bài tập 2/ Sgk/32 a) ''Thôi , im ... đi''. (có TN cầu khiến ''đi'', vắng CN) b) ''Các em ... khóc'' (có ''đừng'', CN - ngôi 2 số nhiều) c) ''Đưa tay cho tôi mau'' ; ''cầm lấy tay tôi này'' (không có TNCK, chỉ có ngữ điệu CK; vắng CN) - Có, trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt - Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa CK, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh 5. Bài tập 1/ Sgk.44 - Những câu cảm thán: than ôi!; lo thay!; nguy thay!; Hỡi cảnh... ơi!; ''Chao ôi! có biết đau rằng ... thôi''. Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán, vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (gạch chân) 6.. Bài tập 2/ Sgk.44,45 - Tất cả các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a) Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến. b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CM t8) d) Sự hối hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế choắt. 7. Bài tập 1/ Sgk.46,47 a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật: câu 1 - kể, câu 2,3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của DM đối với DC. b) Câu 1: câu trần thuật để kể; câu 2: câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ ''quá'') dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc; câu 3,4: câu trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc, lời cảm ơn) 8. Bài tập 2/ Sgk.47 - Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? câu nghi vấn ''Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?'' - Câu ở phần dịch thơ: câu trần thuật chung ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm được điều gì đó. 9. Bài tập 1/ Sgk.53 + Cụ cứ tưởng thếư đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. + Không, chúng con không đói nữa đâu. C1: ông giáo phản bác ý kiến, suy nghĩ của lão Hạc. C2: Cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ. (cũng có ý nghĩa bác bỏ nhưng không phải là câu phủ định vì không có từ PĐ trong câu thứ 2 phần c: ''Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.'') - Câu phủ định trong (a) và C2 trong (b) ''Vả lại .. thịt'') là câu phủ định miêu tả. 10. Bài tập 2/ SGK.53,54 - Tất cả 3 câu a, b, c đều là câu PĐ vì đều có những từ PĐ; không, chẳng, những câu phủ định này có đặc điểm đặc biệt là có 1 từ PĐ kết hợp với 1 từ PĐ khác hay kết hợp với 1 từ nghi vấn hoặc 1 từ bất định (b): không ai không ý nghĩa khẳng định. - Dùng câu phủ định: 2 lần TNPĐ, 1 từ PĐ + bất định / nghi vấn ý khẳng định được nhấn mạnh hơn. Đôi khi lại do mạch văn bản qui định ví dụ: ''Câu chuyện ấy không có ý nghĩa gì''. ''câu ... không phải là không có ý nghĩa!'' chứ ít dùng câu KĐ. PĐ: Chẳng ai muốn điều đó/ Ai chẳng muốn điều đó Chẳng bao giờ thế/Bao giờ chẳng thế. Chẳng đâu làm như thế/ Đâu chẳng làm như thế. 11. Bài tập 3/ Sgk.54 - Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp choắt chưa dậy được (bỏ từ nữa), nếu không bỏ là câu sai ý nghĩa ... : chưa biểu thị ý PĐ đối với điều mà cho đến 1 thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể có, còn ''không'' thì không. =>DC sau đó đã chết vì thế câu văn của Tô Hoài phù hợp nhất. 12. Bài tập 2/ SGK.94 - Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn. - Lời lẽ ôn tồn, thân mật, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người là ''ông con mình'' (thể hiện sự kính trọng người già); xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng) - Lão Hạc gọi người đối thoại là ông giáo, dùng từ ''dạy'' thay cho từ ''nói'' (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp 2 người là ''chúng mình'', cách nói cũng xuề xoà (nói đùa thế) thể hiện sự thân tình. b)_ Bài tập viết đoạn: 1. Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài: Có thể làm sáng tỏ luận điểm trên bằng các luận cứ sau: Học là để nắm bắt tri thức. Nắm bắt tri thức rất quan trọng nhưng củng cố những tri thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn. Việc làm bài tập đều đặn , thường xuyên là cách củng cố tri thức hiệu quả nhất Lấy dẫn chứng trong thực tế và trong học tập để chứng minh : Với những ng chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức họ thu nhận được không những được củng cố mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc thực tế vô cùng phong phú. 2 . Học vẹt không phát triển năng lực suy nghĩ: - Trước hết cần giải thích rõ: “Học vẹt” nghĩa là thế nào? “Học vẹt” nghĩa là chỉ nói theo như con vẹt, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì. Nhiều người khi học chỉ cố thuộc lòng, không chú ý đến việc phân tích, khái quát. Kết quả là khi làm bài, bạn có thể nói đúng ý thầy cô, được điểm rất cao nhưngkì thực là không hiểu bản chất của vấn đề. - Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng : Do không sử dụng tư duy phân tích, giải thíchnên các kĩ năng này của ng học vẹt không được rèn lyuện thường xuyên. kết quả là khi tiếp xúc thực tế, cần sử dụng các kĩ năng này một cách tích cực, họ đã gặp nhiều khó khăn. III/ Tập làm văn Đề 1 Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành a) Tìm hiểu đề, tìm ý - Xác định luận điểm cơ bản của bài viết : Học phải đi đôi với hành - Tìm lí lẽ cho bài viết : Mục đích của “học”, “hành”? Học mà không hành và ngược lại? Học đi đôi với hành sé đem lại hiệu quả ra sao? b)Dàn ý: a. Mở bài: ( Nêu vấn đề) - Vai trò , mục đích của việc học - Dẫn câu nói của Nguyễn Thiếp - Khẳng định đó là phương pháp học tập đúng đắn nhất b. Thân bài: * Giải thích: - Học là gì ( Tiếp thu , tích luỹ kiến thức từ sách vở, csống xung quanh) - Mục đích của học : để trở thành ng có tri thức, hiểu biết - hành là gì? ( làm, áp dụng những gì đã học vào thực tế đời sống) - Mục đích của hành: để có kĩ năng thành thạo * Phân tích, lập luận: - Nếu chỉ chú trọng học mà không hành thì sao ? ( chỉ giỏi lí thuyết => Lí thuyết suông) - Ngược lai, hành mà không học : việc thực hành sẽ không đem lại kết quả cao => dẫn ví dụ thực tế * Khẳng định vấn đề: Học phải đi đôi với hành là phương pháp học đúng đắn nhất vì: - Kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác dụng chỉ đạo vc thực hành, giúp thực hành đạt kết quả cao. Ngược lại, thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hoàn chỉnh lí thuyết - Kết hợp học đi đôi với hành sẽ giúp ta trở thành con ng toàn diện, vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng. Đó là cơ sở để phát triển khả năng c. Kết bài - Hiểu vấn đề, áp dụng trong thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đề 4: Thảm hoạ động đất, sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3/vừa qua thật thảm khốc khiến cho cả thế giới bàng hoàng xót thưong bằng cả tấm lòng “thương ngưòi như thể thưong thân”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về những nghĩa cử cao đẹp đó. Dàn ý và biểu điểm: 1. Kiểu bài: nghị luận giải thích, chứng minh 2. Vấn đề: Thương ng như thể thg thân. 3. Bài viết cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục, xen một cách khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. 4. Dàn ý: a) MB: - Thảm hoạ tại Nhật Bản 11/3 và những nghĩa cử cao đẹp - Dẫn câu tục ngữ “thg ng như thể thg thân” - Khẳng định đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp b) TB: * GiảI thích: - Tình thg và biểu hiện của tình thg ( biết quan tâm chia sẻ) - Thg thân: Thg yêu chính bản thân mình - Ng: Mọi ng xquanh ta ( anh em, bạn bè, gđình, lành xóm,đnc, dtộc..) - Thg ng: Tình thg thể hiện với mọi ng xquanh ( thg yêu đồng loại) nhất là khi họ lâm vào hcảnh khoa khăn cơ cực * Lập luận : Tại sao con ng phảI sống có tình thg? - Con ng không thể sống lẻ loi ( Con ong làm mật yêu hoa.) - Tình thân áI giữa con ng với con ng lam cho ta tốt đẹp hơn, nhất là khi ng khác lâm vào hcảnh khó khăn” một miếng khi đói” - Cội nguồn của tình thg yêu mà mỗi ng cần có đó chính là lòng nhân ái * Chứng minh: Biểu hiện của tình thg - Trong mối quan hệ ruột thịt : ‘anh em như thể chân tay’ - Trong mqhệ bạn bè “giàu vì bạn” - Trong mqh đòng bào tổ quốc: “bầu ơi thg”: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh - Xã hội: toàn thể nhân loại: Tại Nhật Bản: thảm hoạ động đất sóng thần, sự cố nhà máy điện hạt nhân => khắp nơi trên thế giới trong đó có VN đã chung tay góp sức ủng hộ nhân dân NB * Liên hệ bản thân c) KB -Kđịnh lời dạy của cha ông là một cách sống đẹp cần giữ gìn, phát huy
Tài liệu đính kèm: