Tiết 1 NHỚ RỪNG
Thế Lữ
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ.
B. Nội dung.
I. Kiến thức cơ bản.
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
II. Luyện tập.
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
2. Dùng lời văn của mình chuyển văn bản từ thể thơ sang văn xuôi.
Con hổ nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng, chúa sơn lâm uất hận muốn cắn nát, nhai vụn những uất ức , căm hờn đã tích tụ chất chứa bấy lâu. Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi nỗi nhớ rừng, nhớ thuở tung hoành ở vương quốc mình ngự trị. Nhớ rừng là hổ nhớ những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ cảnh giang san trong màn sương rừng, nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh. Nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn.
Tiết 1 Nhớ rừng Thế Lữ A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. B. Nội dung. I. Kiến thức cơ bản. 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật: II. Luyện tập. 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. 2. Dùng lời văn của mình chuyển văn bản từ thể thơ sang văn xuôi. Con hổ nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng, chúa sơn lâm uất hận muốn cắn nát, nhai vụn những uất ức , căm hờn đã tích tụ chất chứa bấy lâu. Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi nỗi nhớ rừng, nhớ thuở tung hoành ở vương quốc mình ngự trị. Nhớ rừng là hổ nhớ những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ cảnh giang san trong màn sương rừng, nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh. Nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn. 3. Tóm lược đại ý của bài thơ bằng một câu văn? 4. Có người cho rằng đoạn 3 của bài thơ có thể coi bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em hãy làm rõ nhận xét trên. Tiết 56 Câu Nghi vấn I. Mục tiêu cần đạt Giúp Hs Nắm vững được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu nghi vấn II. Nội dung 1. Chức năng Thường dùng để hỏi, ngoài ra còn dùng để cầu khiến, bộc lộ cảm xúc hay khẳng định một điều gì đó. VD: - Cậu cho tớ mượn quyển sách này có được không? 2. Các hình thức câu nghi vẫn thường gặp b. Câu nghi vấn có lựa chọn Thường dùng QHT: Hay, hay là, hoặc, hoặc là; cặp phó từ: có...không, đã...chưa. VD: Bạn đọc hay tớ đọc? Mẹ đã về chưa? III. Luyện tập 1. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ có dấu( ): c)Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp ; đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói( ) d) Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời( ) 2.Đặt hoặc tìm 10 câu nghi vấn có hình thức khác nhau. 3.Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn không?Vì sao? a)Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu b)Nhớ ai dãi nắng dầm xương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. c)Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. d)Sao không để chuồng nuôi lợn khác! 4.Viết 5 câu trần thuật, sau đó sử daụng các hình thức nghi vấn để biến đổi thành những câu nghi vấn. Tiết 57 Luyện viết đoạn văn thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố kiến thức về văn thuyết minh: tri thức trong văn TM, các phương pháp TM, cách dựng đoạn - Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. B.Nội dung. I. Kiến thức cần nắm: - Khi làm văn TM, cần xác định các ý lớn, mỗi ý lớn viết thành một đoạn văn. - Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. - Các ý trong đoạn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhân thức, thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ. II. Luyện tập. Bài tập 1. Cho phần văn bản sau: Cách hang Trống 2 km về phía tây bắc là hang Sửng Sốt trên đảo Bồ Hòn. Hang có hai ngăn. Ngăn ngoài vuông vức, vách dựng đứng phẳng lì. Trần và nền hang phẳng, nhẵn như láng xi măng. Toàn hang màu xanh cẩm thạch, loáng thoáng điểm những vân dọc hồng nhạt. Ngăn trong hình hàm ếch, có năm khối đá giống hình năm ông tượng ở năm tư thế khác nhau. Giữa lòng hang một khối thạch nhũ trắng toát vươn lên uy nghi, mang dáng một vị tướng đời xưa khoác áo hoàng bào, ngồi trên lưng ngựa. Dưới ánh sáng mờ ảo, bàng bạc hơI nước, các măng đá, trụ đá trong hang giống hình người, súc vật, dường như sống dậy, đang cử động, khiến cho du khách bàng hoàng sửng sốt. a. Hãy nhận xét về thứ tự sắp xếp ý trong đoạn văn. b. Có thể đảo trật tự các câu trong đoạn văn được không? Vì sao? Gợi ý: các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Không nên đảo trật tự các câu văn trong đoạn. Nếu đảo tính lô-gic sẽ bị phá vỡ. Bài tập 2.Viết đoạn văn thuyết minh theo yêu cầu sau: a. Thuyết minh về nội dung tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. b. Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố. Tiết 58 Quê hương Tế Hanh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - Phân tích được những chi tiết, hình ảnh thơ hay trong bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm: - Khi làm văn TM, cần xác định các ý lớn, mỗi ý lớn viết thành một đoạn văn. - Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. - Các ý trong đoạn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhân thức, thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ. 2. Nội dung: - Bài thơ là một bức tranh tươi sáng, sinh động về làng quê ven biển với hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. - Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 3. Nghệ thuật. - Thơ bình dị, gợi cảm. - Hình ảnh thơ đầy sáng tạo. - Cảm nhận tinh tế, sâu sắc. II. Luyện tập. 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. 2. Người dân làng chài ra khơi đánh cá trong một buổi sáng thật tươi đẹp. Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ điều đó. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Gợi ý: HS cần phân tích được: - Cảnh thiên nhiên: bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh. - Hình ảnh con thuyền: NT so sánh và những ĐT: hăng, phăng, vượtdiễn tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền. - Hình ảnh cánh buồm trắng: trở nên lớn lao thiêng liêng và rất thơ mộng. Đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. 3. Phân tích nét đặc sắc trong 4 câu thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Gợi ý: HS cần phân tích được: 4 câu thơ miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ bến sau chuyến ra khơi. - H/ảnh người dân chài được mtả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường: nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi. - H/ảnh chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng là sáng tạo NT độc đáo. Con thuyền vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi. Tiết 58 Khi con tu hú Tố Hữu A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - Phân tích được những chi tiết, hình ảnh thơ hay trong bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm. 1. Tác giả: 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày. 3. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giản dị, thiết tha. Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt, u uất. II. Luyện tập. 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. 2. Phân tích cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng qua sáu câu thơ đầu. Tiết 59 Câu nghi vấn A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về chức năng câu nghi vấn, ngoài chức năng dùng để hỏi. - Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn phù hợp trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm: - Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúcvà không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. II. Luyện tập. 1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp: - Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? b. Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra: - Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa. c. Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao? d. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà để được? e. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: - Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. 2. Xét các trường hợp sau rồi trả lời câu hỏi: a. Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không? - Đâu có. b. Bạn cất giùm mình quyển vở bài tập Toán rồi à? - Đâu. c. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. d. Nam ơi! Bạn có thể trao cho mình quyển sách được không? * Trong các trường hợp trên, câu nào là câu nghi vấn? * Cho biết chức năng cụ thể của mỗi câu nghi vấn. 3. Các câu nghi vấn sau biểu thị những mục đích gì? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không? b.Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ? d. Sao mà các cháu ồn thế? e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ? 4. Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) nêu cảm nhận của em về tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao) có dùng ít nhất một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc. Tiết 60 Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). - Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh. B. Nội dung. I Kiến thức cần nắm: - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) , phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. - Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tựlàm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. II. Luyện tập. 1. Cho văn bản sau: Cách làm món thịt lợn kho tàu Nguyên liệu: Thịt vai sấn : 1000g Nước mắm, húng lìu, xì dầu. Đường kính : 20g Cách làm: Thịt lợn cạo, rửa sạch cho vào nước đang sôi luộc qua, vớt ra để nguội, thái miếng bằng bao diêm. Cho nước mắm, xì dầu (hoặc nước hàng) vào xông cùng với nước lạnh đun sôi. Cho thịt vào đun sôi trở lại, hớt bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi thịt chín nhừ có màu cánh gián, cho thêm đường, húng lìu vào. Mở vung đun thêm, bao giờ nước còn sền sệt là được. Múc thịt ra đĩa ăn kèm với các loại dưa. Yêu cầu cảm quan: Màu sắc: có màu cánh gián, bóng. Thơm mùi húng lìu, ngọt, mặn. Thịt nhừ, nguyên miếng, kh ... của một vị chủ soái có tấm lòng yêu nước nồng nàn, cao cả, biết nhìn xa trông rộng. - Ông thấy rõ dã tâm của giặc và hiểm hoạ của Tổ quốc. Trước những hành động tham tàn, bạo ngươc, làm nhục quốc thể của giặc, Trần Quốc Tuấn căm uất sôi sục hận thù bỏng rát và nung nấu ý chí xả thân cứu nước. - Ông đau lòng trước việc tướng lĩnh dưới quyền không biết căm tức, hổ thẹn khi thấy nước bị nhục, chủ bị khinh mà lại ham chơi hưởng lạc. Ông lo lắng trước vận mệnh của Tổ quốc đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, nên đã thuyết phục, khích lệ tướng sĩ dưới quyền phải lo rửa nhục trừ hung, dạy bảo quân sĩ để chờ giặc đến, đánh cho giặc tan tành, để lại tiếng thơm muôn thuở. * TQT là tấm gương sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời qua bài HTS ta thấy lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tiết 73 Hành động nói A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về hành động nói, một số kiểu hành động nói thường gặp. - Rèn kĩ năng thực hiện hành động nói trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm. 1. KN: Hành động nói là hành động có mục đích do người nói thực hiện trong khi nói. 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp: - Hành động hỏi. - Hành động trình bày. (kể, tả, bày tỏ, thông báo, nhận định) - Hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. II. Luyện tập 1. Hai câu sau đây trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ": - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Có người cho rằng đó là hai hành động nói khác nhau, có người lại cho đó là hai hành động nói giống nhau. ý kiến của em như thế nào? 2. Đọc văn bản Lão Hạc rồi cho biết các câu sau thuộc hành động nào. a. Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó... b. Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! c. Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc... d. Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? e. đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bánđi một sao...". 3. Đọc đoạn trích sau đây và cho biết các câu trong đoạn trích thuộc hành động cụ thể nào. Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 4. Khảo sát đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Trời thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai rùa: - Đồ chậm như Sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi chạy thử chạy thi coi ai hơn. Thỏ vềnh tai lên tự đắc: - Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó! (Rùa và Thỏ) a. Đây là lời của những ai? b. Xác định các hành động nói cụ thể cụ thể của từng lời nói. Gợi ý 1. Hai câu có mục đích cụ thể khác nhau (mời và ra lệnh) nhưng chúng lại có mục đích chung là điều khiển (muốn người nghe làm một việc gì đó). Cả hai đều trả lời đúng nhưng chưa đủ. 2. Hành động trình bày: a Hành động trình bày, bộc lộ: b Hành động điều khiển: c Hành động hỏi, bộc lộ: d Hành động hứa hẹn: e 3. Lần lượt: Hỏi, trình bày, điều khiển 4. Lời của 3 nhân vật: Người dẫn chuyện, Thỏ, Rùa - Lời của tác giả là lời trần thuật, thực hiện hành động trần thuật. - Lượt lời đầu tiên của Thỏ có hai câu: C1 hành động chê bai, mỉa mai. C2 thực hiện hành động chế giễu. - Lời đáp của Rùa gồm 2 câu: C1 là hành động phản đối thái độ của Thỏ. Câu thứ hai thực hiẹn hành động thách thức với Thỏ. - Lượt lời thứ hai của Thỏ gồm 3 câu: Câu dàu thực hiện hành động chấp thuận. C2 thực hiện hành động hỏi đồng thời thực hiện hành động bộc lộ. Câu thứ 3 thực hiện hành động thách thức. Tiết 74 nước đại việt ta Nguyễn Trãi A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo qua đoạn trích "Nước Đại Việt ta" - Tìm hiểu một số ý nghĩa của từ ngữ cổ được dùng trong đoạn trích B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm. 1. Tác giả 2. Tìm hiểu về thể Cáo 2. Hoàn cảnh sáng tác Bình Ngô đại cáo. 3. Nội dung - Nguyên lí nhân nghĩa: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi( Yên dân - điếu phạt) - Bình Ngô đại cáo là một lời tuyên ngôn về nền độc lập chủ quyền của nước Đại Việt 4. Bài văn chính luận xuất sắc, kết hợp giữa lập luận chặt chẽ sắc bén , lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ. II. Luyện tập 1. Viết 1 đọan văn giới thiệu về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi. 2. Em hãy cho biết vài nét về thể cáo 3. Hoàn cảnh ra đời của bài "Bình Ngô đại cáo"? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. 4. Khi nêu tiền đề tác giả đã khẳng định những chân lí nào? 5. ý thức dân tộc ở đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ "Sông núi nước Nam" như thé nào? 6. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích "Nước Đại Việt ta" bằng một sơ đồ. Gợi ý 1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu ức Trai, con của nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Quê quán: Chí Linh - Hải Dương. sao dời đến làng Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây (Hà Nội) - Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, nhà Hồ thát bại. Cha ông bị giặc bắt giải về Trung Quốc. Nghe lời cha Nguyễn Trãi quay về để tìm cách "rửa nhục cho nước, trả thù cho cha". Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn trong một vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi và có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống quâm Minh xâm lược và xay dựng đất nước sau chiến thắng. Ông đã bị giết hại một cách thảm khốc trong vụ án Lệ chi viên năm 1442. Năm 1464 ông mới được vua Lê Thánh Tông giải oan. - Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, quân sự lớn mà còn là nhà văn hoá lớn của dân tộc. - Tác phẩm tiêu biểu: ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí... ông được UNESCO Công nhận là Danh nhân văn hoá Thế giới (1980) 4. Mở đầu tác giả nêu nguyên lí chung làm cơ sở tư tưởng cho tác phẩm: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" Sau đó Tg khẳng định bằng những chân lí không ai có thể chối cãi: - Có nền văn hiến lâu đời: "Vốn xưng..." - Có lãnh thổ riêng: "Núi sông..." - Có phong tục riêng: " Phong tục Bắc Nam..." - Có chủ quyền riêng: " Phong tục.." - Có truuyền thống lịch sử riêng: "hào kiệt..." * Kẻ thù xâm lược "phản nhân nghĩa" nên chúng đã thất bại - Hai chân lí lịch sử này đã được khẳng định hùng hồn ở hai câu tiểu kết cuối đoạn" "Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi" => Như vậy NT đã nêu ra hai chân lí lớn ở đây: tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập dân tộc. 5. - ở "Sông núi nước Nam" chỉ mới khẳng định hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền - ở "Bình Ngô đại cáo" bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến. phong tục tập quán và lịch sử - Những yếu tố này đã khắc sâu thêm và khẳng định mạnh mẽ chủ quyền, độc lập dân tộc. ý thức dân tộc rõ ràng đã được phát triển cao hơn và toàn diện hơn. - Điều đặc sắc, mới mẻ nhất là bên cạnh "vua" vẫn được tôn trọng như người đại diện cho đất nước, thì yếu tố "dân" đã trở thành đối tượng để bài cáo hướng tới. trong việc thực hiện nhân nghĩa. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ý thức dân tộc ở BNDC đã có mộ bước phát triển cao hơn về chất lượng khi vai trò của người dân đã có mặt trong một văn bản quan trọng của Nhà nược phong kiến, khi trong con mắt nhìn của tác giả đã có mối liên hệ gắn bó giữa "nước" và "dân". Tiết 75 hành động nói (tiếp) A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố kiến thức về hành động nói. - Nắm vững cách thực hiện hành động nói. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm. 1. Cách thực hiện hành động nói theo lối trực tiếp 2. "..." lối gián tiếp 3. Dùng kiểu câu trần thuật để diễn đạt hành động nói khác.bác bỏ) II. Luyện tập 1.Trong câu: "Con có lo mà học hành đi không?" người nói đã thực hiện những hành động cụ thể nào? 2. Trong các câu sau đây, câu nào thực hiện hành động điều khiển, câu nào thuộc hành động hỏi? a. Mày có ăn cơm không thì bảo? b. Con nín đi! (Mợ đã về với các con rồi mà) c. (Hãy còn nóng lắm đấy nhé!) Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. d. Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được? e. Con muốn mua sắm gì thì để mẹ mua cho? 3. Sử dụng các dùng gián tiếp để diễn đạt các hành động sau đây: a. Bảo người khác đợi mình. b. Muốn người khác tránh đường cho mình đi. c. Muốn nhờ bạn giải hộ một bài tập. d. Kêu gọi mọi người trong lớp học tập. Gợi ý: 1. có hai hành động cụ thể - Nghi vấn - dùng để hỏi. - Câu khiến - giục giã 2. - Hành động điều khiển: a,b,c - Hành động hỏi: d,e 3. a, b : Dùng kiểu câu nghi vấn c,d : Dùng kiểu câu trần thuật Tiết 76 Ôn luyện: viết đoạn văn trình bày luận điểm A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố kiến thức về luận điểm và viết đoạn văn trình bày luận điểm. B. Nội dung. I. Kiến thức cần nắm. Một số lưu ý: - Nêu luận điểm - Triển khai luận điểm - Xây dựng đoạn văn nghị luận tren cơ sở các luận điểm đã xác định. - Chuyển đoạn II. Luyện tập 1. Xác định chủ đề trong đoạn văn sau và nói rõ đoạn văn thuộc dạng đoạn diễn dịch hay qui nạp. Chỉ ra mqh giữa các luận điểm với các luận cứ trong đoạn. Thuở xưa chưa có lịch chung, mỗi nơi tính thời gian mỗi khác. Người phương đong xưa phần nhiều căn cứ vào sự tuần hoàn của mặt trăng mà tính năm , tháng, ngày. Đó là âm lịch. Về sau, người phương Tây lại lấy thời gian trái đất xoay quanh mặt trời được một vòng làm một năm, rồi lại chia ra tháng, ngày. Đó là dương lịch. 2. Cho văn nghị luận sau: "Trong Bình Ngô đại cáô, khi nói về nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã khẳng định: Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có. Dựa vào lịch sử dân tộc em hãy chứng minh Có bạn học sinh đã tìm luận điểm cho đề bài nghị luận trên như sau: LD1. Lịch sử Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm, "mạnh yếu từng lúc khác nhau" LD2: Tuy nhiên ở bất cứ giai đoạn nào, khi đất nước có biến thì lại xuất hiện anh hùng hào kiệt. LD3: Các anh hùng hào kiệt thời đại Hùng Vương LD4: Các anh hùng hào kiệt thời Bắc thuộc LD5: Trong số những anh hùng hào kiệt còn xuất hiện bóng dáng của nữ giới như HBT, BT LD6: Các anh hùng hào kiệt thời phong kiến. LD7: Các anh hùnh hào kiệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. a. Theo em, hệ thống luận điểm trên có những điểm nào chưa hợp lí? VS? b. Hãy điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên sao cho hợp lý. 3. Chọn 1 luận điểm ở bài tập 3 để viết thành bài văn. Gợi ý 1. Câu chủ đề: c1 Đoạn diễn dịch Luận cứ: Sự tuần hoàn của mặt trăng -> âm lịch thời gian trái đất xoay quanh mặt trời -> dương lịch
Tài liệu đính kèm: