Ngày soạn: Tuần:1
Tiết: 1,2
TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
Tiết1:
- Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của tác giả theo dòng hồi tưởng từng thời điểm; Hiểu tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thạch Lam.
- Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
Tiết2:
- Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp: thảo luận
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
Ngày soạn: Tuần:1 Tiết: 1,2 TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS: ² Tiết1: Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của tác giả theo dòng hồi tưởng từng thời điểm; Hiểu tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thạch Lam. Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm. ² Tiết2: Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm. II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập Phương án tổ chức lớp: thảo luận Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: - Sĩ số. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sách vở môn Ngữ văn. Nhắc nhở HS học tốt môn học này 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (2’) Lớp 7, đã học văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan, nội dung của bài văn nói về điều gì? (Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con). Cũng là một tâm trạng được bộc lộ trong ngày khai trường được thể hiện trong Tôi đi học, đó là những nỗi niềm, tình cảm gì? Tiết1 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 4’ Hoạt động1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Yêu cầu HS đọc chú thích (*) HS đọc -Thanh Tịnh: 1911 – 1988. Quê ở Huế s Vài nét về tác giả Thanh Tịnh? Về văn bản Tôi đi học? 4HS trả lời dựa theo SGK. -Truyện ngắn: Tôi đi học in trong tập Quê mẹ 10’ Hoạt động2: Đọc, tìm hiểu chung II- Đọc – hiểu văn bản: GV: Đọc diễn cảm, giọng đọc thể hiện rõ niềm hồi tưởng, gợi nhớ. HS đọc. 1/ Đọc: s Tôi đi học thuộc kiểu văn bản nào? 4Tự sự xen miêu tả và biểu cảm. s Văn bản có chia làm mấy đoạn? 4Đ1: Từ đầu đến “tưng bừng, rộn rã”: Khơi nguồn nỗi nhớ. Đ2: “Buổi mai hôm ấy” đến “trên ngọn núi”: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi trên on đường cùng mẹ tới trường. Đ3: “Trước sân trường” đến “chút nào hết”: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng; khi nhìn mọi người, các bạn; lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp. Đ4: Phần còn lại: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên 2/ Bố cục: s Nội dung của văn bản này? 4Những kỉ niệm của nhân vật Tôi về ngày tựu trường đầu tiên của mình 5’ Hoạt động 3: Cảm xúc của nhân vật 2/ Phân tích: s Những kỉ niệm của Tôi được khêu gợi bởi những nguyên nhân nào? 4Biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ Chuyển: Trong miền cảm xúc ấy, s Tôi đến trường lần đầu mang theo những những cảm xúc, tâm trạng gì? 4Hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ vừa lạ, vừa quen a)Cảm xúc của nhân vật: s Cảm xúc ấy được tác giả miêu tả qua những gia đoạn nào? 4-Lúc theo mẹ đến trường -Lúc ở sân trường -Lúc vào trong lớp học * Lúc theo mẹ đến trường Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 HS đọc s Biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn văn này? 4Hàng loạt hình ảnh so sánh. s Tìm những chi tiết, hình ảnh chứng tỏ tâm trạng bỡ ngỡ, khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường? 4-Con đường quen đi lại lắm lần -> tự cảm thấy có sự thay đổi lớn -Bộ quần áo -> trang trọng với quyển vở mới trong tay -Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng muốn thử sức để khẳng định mình khi xin mẹ cần cả bút, thước Hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ s Như vậy hình thức so sánh trên kia có ý nghĩa gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn văn và tâm trạng này của nhân vật ? 4Làm cho đoạn văn cụ thể sinh động và giàu sức biểu cảm, bộc lộ rõ cảm xúc của nhân vật Tôi, tạo sự đồng cảm. s Qua đó em hiểu được điều gì về nhân vật Tôi ? ->Nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiết 2 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 25’ Hoạt động 1: Lúc ở sân trường. Yêu cầu HS đọc đoạn tiếp theo * Lúc ở sân trường s Những chi tiết nào chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi nhìn thấy ngôi trường? 4-Trường Lí, người, quần áo vừa xinh xắn, vùa oai nghiêm -> đâm ra lo sợ vẩn vơ -Mấy cậu học trò cũng bỡ ngỡ. -Bật khóc nức nở s Hình ảnh ngôi trường trường hiện ra như vậy, bộc lộ tình cảm gì của Tôi? 4Yêu quý, trân trọng đối với ngôi trường s Tôi và các học trò đã bật khóc, theo em vì sao? 4Vì lo sợ, vì sung sướng khi đã được đi học – tiếng khóc của sự trưởng thành s Tất cả những tâm trạng ấy được tác giả thể hiện bằng một chi tiết cô đọng, đặc sắc, đó là chi tiết nào? 4 họ như những con chim non s Tác giả đã thể hiện bằng chi tiết đó có ý nghĩa gì? 4Cách so sánh có ý nghĩa gì trong việc gợi tả cụ thể tâm trạng của nhân vật Tôi và các em nhỏ trong thời điểm đó. Nỗi lo lắng khôn ngoan của một người học trò. GV đọc đoạn cuối. HS lắng nghe Hoạt động 3: Lúc ở lớp học * Lúc ở lớp học: s Những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật Tôi khi bước vào lớp và vào chỗ ngồi của mình? 4Cảm thấy một mùi hương lạ trong lớp; cảnh vật trong lớp thấy lạ và hay; có sự quyến luyến với lớp và bạn; nhớ lại kỉ niệm đi bẫy chim vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy. s Hình ảnh con chim liệng đến đứng bên cửa sổ bay cao có ý nghĩa như thế nào? 4Gợi nhớ tuổi thơ vui chơi thường ngày, rồi nhớ tiếc - Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: giờ đã bước vào tuổi đến trường để học tập không còn được rong chơi nữa. -> Ngỡ ngàng, tự tin để bước vào giờ học. s Dòng Tôi đi học cuối văn bản có ý nghĩa gì? 4Đánh dấu một tuổi thơ đùa đi qua, ý thức việc học tập, việc đến trường trong cuộc đời của một tuổi thơ. GV: dòng chữ đã thể hiện được chủ đề của văn bản, mang tính thống nhất => Tình cảm êm dịu, trong trẻo, ngọt ngào và đầy quyến luyến rất riêng của Thanh Tịnh. 7’ Hoạt động 4: Thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé đầu tiên đi học. b) Thái độ của người lớn: s Nhận xét về thái độ, cử chỉ của người lớn (ông Đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học? 4-Phụ huynh chuẩn bị chu đáo: sách, vở, đưa con đến trường. -Thầy giáo từ tốn bao dung: đọc tên, tươi cười đón vào lớp GV: đó là trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai và cũng là môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành s Từ đó hãy nói lên suy nghĩ về ý thức trong việc học tập của em? 4HS tuỳ ý trả lời. 5’ Hoạt động 5: Tổng kết III- Tổng kết: s Nét nghệ thuật nổi bật của truyện? +Nghệ thuật: bố cục theo dòng hồi tưởng; Kết hợp ngẫu nhiên giữa kể và tả biểu cảm; Hình ảnh so sánh -> Chất trữ tình trong trẻo s Sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ đâu? 4Tình huống truyện; tình cảm của người lớn; hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường; những hình ảnh so sánh. s Toàn bộ nội dung của văn bản ghi lại điều gì? +Nội dung: kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ trong mãi trong lòng mỗi con người. 5’ Hoạt động 6: Luyện tập IV- Luyện tập: Gợi: tổng hợp khái quát dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian; trình bày suy nghĩ, cảm xúc. Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (3’) *Bài cũ: - Nắm được nghệ thuật, nội dung của văn bản. - Phân tích tâm trạng nhân vật, các hình ảnh so sánh *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Trong lòng mẹ + Đọc, trả lời các câu hỏi. +Tìm hiểu tâm lí, tình cảm của nhân vật Bé Hồng và những cảm xúc của nhân vật này khi chưa gặp mẹ và khi ở trong lòng mẹ. IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: Tuần:1 Tiết:3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS: -Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Rèn luyện tư duy nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập Phương án tổ chức lớp: thảo luận Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu hỏi: 1/ Lớp 7, đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy ví dụ cho 2 loại từ này? 2/ Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ đồng nghĩa và mối quan hệ ngữ nghĩa trong nhóm từ trái nghĩa ? Trả lời: 1/ a. bông hoa, trái, quả b. sống – chết; ốm – mập 2/ Từ đồng nghĩa: có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa, có thể thay thế cho nhau Từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu. 3/ Bài mới: (2’) Giới thiệu bài mới: Như vậy mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa trên đều có mối quan hệ riêng, còn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ như thế nào? TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 1: Khái niệm. I- Tìm hiểu: GV treo bảng phụ. Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 1/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: s Nhận xét phạm vi về nghĩa của từ động vật với các từ thú, chim, cá? 4Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa các từ th ... än khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa nên cần viết bản kiểm điểm. tình huống: GV cần chú ý xem xét cẩn thận từng tình huống để lựa chọn kiểu văn bản cho phù hợp. b) Việc chuẩn bị cho Đại hội Chi đội chỉ đang chuẩn bị, chưa xảy ra và cũng không có thiệt hại hay hậu quả gì cần giải quyết. c) Trình bày kết quả đã đạt được thì cần viết báo cáo. s Hãy nêu một vài tình huống (trong cuộc sống) mà em cần viết bản tường trình? 4- Đi ngang qua đường, em đã va quẹt 1 cụ già. Cần tường trình để chú Công an giải quyết. - Em đánh nhau với một số bạn trong lớp. Viết tường trình cho GVCN - Em rủ một số bạn cúp cua, trốn tiết. Cần viết tường trình cho GVCN, BGH Hãy chọn 1 tình huống nào đó, viết 1 văn bản tường trình hoàn chỉnh HS viết bài GV yêu cầu HS đọc bài viết HS đọc bài và nhận xét GV nhận xét, sửa chữa 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’) *Bài cũ: + Hòan tất các bài tập vào vở. + Tập viết văn bản tường trình từ những tình huống cụ thể trong cuộc sống *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Trả bài TLV số 7 + Bài viết tự sửa chữa. +Ý kiến thắc mắc. III-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tuần:33 Tiết :129 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: - Giúp HS nhìn nhận rõ những nội dung đã nắm bắt được qua kết quả bài, kiểm tra. Đồng thời, thấy rõ những mảng kiến còn hổng hoặc nắm chưa vững, để có kế hoạch bổ sung. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, đánh giá kiến thức. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập Phương án tổ chức lớp: thảo luận Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu hỏi: GV yêu cầu HS trình bày về tác giả, thể lọai, đặc sắc về nội dung của một văn bản đã học trong chương trình (HK II) Trả lời: HS trả lời. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trả bài sẽ giúp chúng ta nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình. 1-Giáo viên nhận xét những ưu, khuyết điểm: Ưu điểm Khuyết điểm 2-Chữa bài: -Chữa lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, lỗi kiến thức trong hai phần. -Hướng dẫn cách xác định câu đúng trong phần trắc nghiệm. 3-Phát bài, HS đọc bài và ý kiến. 4-GV giải đáp những thắc mắc của HS. 5-Đọc một số bài mẫu (phần tự luận). 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’) *Bài cũ: - GV tổng kết: đánh giá chung về bài làm của HS - Về nhà: + Cần bổ sung những mảng kiến thức bị sai, hổng. + Hoàn thành lại bài tự luận dựa vào dàn ý. *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Kiểm tra Tiếng việt + Xem lại toàn bộ kiến thức về Tiếng việt. + Vận dụng vào bài tập, giao tiếp. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tuần:33 Tiết: 130 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : -Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về phần Tiếng Việt đã học ở HK II -Biết tổng hợp những nội dung đã học qua. -Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: đề kiểm tra, đáp án HS: ôn tập tất cả các kiến thức Tiếng Việt từ đầu HK II đến nay. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: - Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: không 3/ Bài mới: thực hiện kiểm tra. Ë Thống kê kết quả Lớp G % K % TB % Yếu % Kém % TB trở lên % 8A6 ( / ) 8A7 ( / ) 8A8 ( / ) 8A9 ( / ) 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’) *Bài cũ: Tự thực hiện lại bài kiểm tra ở nhà. *Bài mới: Chuẩn bị cho bài:Kiểm tra tổng hợp cuối năm. +Tự ôn tập về theo hướng dẫn sgk và đề cương ôn tập. IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: Tuần: 33 Tiết :131 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh, giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câuvà đặc biệt là cách đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự, miêu tả vào văn nghị luận. - Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng lớp, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt bài kiểm tra cuối năm. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Giáo án, bài đã chấm. HS: bài làm đã tự sửa. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: - Sĩ số. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: không. 3/ Bài mới: 1-GV yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu đề: 2-Yêu cầu HS đưa ra dàn bài sau khi đã suy nghĩ thêm ở nhà. 3-GV nêu lên nhận xét về bài làm của HS Ưu điểm Khuyết điểm 4-Sửa bài: GV treo bảng phụ có ghi bảng dùng dưới đây và hướng dẫn HS điền vào phần viết đúng LỖI VIẾT SAI VIẾT ĐÚNG Chính tả Câu Diễn đạt Ýù 4-GV phát bài, HS đọc lại bài làm. 5-Giải đáp những thắc mắc của HS xung quanh bài làm đã chấm đểm. 6-GV yêu cầu HS đọc bài văn mẫu (điểm cao). 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’) *Bài cũ: - Yêu cầu: các HS có bài làm chưa tốt, về nhà dựa vào dàn bài đã xây dựng viết lại bài. - GV có kế hoạch kiểm tra. *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Văn bản thông báo. + Đọc các văn bản; Trả lời câu hỏi sgk. + Tự rút ra cách làm văn bản thông báo. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tuần: 33 Tiết :132 VĂN BẢN THÔNG BÁO I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS - Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo. - Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo. - Biết cách làm một văn bản thông báo đang quy cách. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập Phương án tổ chức lớp: thảo luận Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1’) Ta cùng tìm hiểu một kiểu văn bản hành chính nữa văn bản thông báo TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 20’ Hoạt động 1: I- Tìm hiểu: Yêu cầu HS đọc 2 văn bản thông báo. HS đọc bài s Ai viết thông báo? 4Một cá nhân, 1 cơ quan đoàn thể s Thông báo viết cho ai? 4Người dưới quyền hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo. s Nội dung chính của thông báo là gì? 4Nội dung của thông báo thường là 1 kế hoạch, 1 công việc cần thực hiện. s Thông báo viết với mục đích gì? 4Truyền đạt công việc cho cấp dưới biết để họ thực hiện s Thông báo được thể hiện dưới hình thức như thế nào? 4Hình thức của văn bản thông báo: theo mẫu quy định s Từ đó, hãy trình bày đặc điểm của văn bản thông báo? HS trình bày II- Bài học: 1/ Đặc điểm: - Thông báo là loại văn bản truyền đạt thông tin từ cơ quan, đoàn thể hay người tổ chức cho người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo biết để thực hiện. s Hãy nêu ra một số trường hợp cần viết văn bản thông báo? HS trình bày Nhận xét bổ sung - Hình thức văn bản thông báo cần theo mẫu quy định. 20’ Hoạt động 2:Cách làm 2/ Cách làm: GV treo bảng phụ bài tập 1 phần II HS thảo luận và trình bày a)Tình huống cần làm văn bản thông báo: GV yêu cầu HS thảo luận + Tình huống a: HS bị thiệt hại tài sản nên cần viết văn bản tường trình để CA giải quyết. GV nhận xét. + Tình huống b: phải viết thông báo + Tình huống c: có thể viết thông báo hoặc giấy mời. b)Cách làm văn bản thông báo: s Dựa vào 2 văn bản trong SGK và cách viết của những văn bản trước hãy hình thành dàn mục chính để viết văn bản tường trình? 4Gồm 3 phần: + Mở đầu + Phần nội dung thông báo + Phần kết thúc a) Phần mở đầu: - Tên cơ quan, đơn vị (ghi góc trái) - Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi góc phải) - Địa điểm, thời gian (ghi góc phải) GV trình bày thêm một số vấn đề cần lưu ý khi viết văn bản thông báo. - Tên văn bản (in hoa) b) Phần nội dung: Ghi rõ vấn đề cần thông báo c) Phần kết thúc: s Hãy chỉ ra sự khác nhau khi viết văn bản tường trình và văn bản thông báo? 4Ở văn bản tường trình thì phải ghi rõ họ, tên, chức vụ, của người gởi. - Nơi nhận (phía trái) - Kí tên (phía phải) GV: Cần nắm rõ đặc điểm ấy để viết các văn bản cho hợp lý tránh sự nhầm lẫn không đáng có Còn người gởi ở văn bản thông báo thì ghi ở phần đầu văn bản, ghi tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’) *Bài cũ: + Học bài, nắm vững khái niệm, đặc điểm và cách viết văn bản thông báo. + Phân biệt thông báo với thông cáo, chỉ thị *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm. +Tự ôn tập về theo hướng dẫn sgk và đề cương ôn tập. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tuần:33 Tiết :133 TỔNG KẾT PHẦN VĂN I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS - Tiếp tục củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8. Từ đó, khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu. - Tập trung ôn tập cho cụm văn nghị luận trung đại. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập Phương án tổ chức lớp: thảo luận Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: không 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1’) Ta tiếp tục tiến hành ôn tập cho phần văn. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 24’ Hoạt động 1: 1/ Thống kê các văn bản văn học Việt Nam: Hãy lập bảng thống kê các văn bản văn học VN đã học từ bài 15?
Tài liệu đính kèm: