Bài tập Tiếng Việt ôn thi vào 10

Bài tập Tiếng Việt ôn thi vào 10

Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt :

1. Thân (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

 - Mình, thân thể – thể tích của vật.

 - Thương yêu, gần gũi.

 Cho biết nghĩa của yếu tố thân trong mỗi từ sau đây : thân tộc, thân mộc, thân cận, thân phận, thân ái, thân thế, thân phụ. Giải thích nghĩa của những từ này.

2. Cho từ Hạ (Hán Việt) với những nghĩa như sau:

 - Ở dưới, rơi xuống.

 - Mùa thứ hai trong một năm.

 Cho biết nghĩa của yếu tố hạ trong mỗi từ sau đây : hạ bút, hạ chí, hạ đẳng, hạ lưu, hạ tuần. Giải thích nghĩa của những từ này.

3. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó :

 Chung (cuối cùng), hoả (lửa), nạn (tai vạ nguy hiểm), đại (đời), đại (lớn), tận (hết, tất thảy), bổ (bù vào), tiềm (chìm trong nước, ẩn dấu).

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt ôn thi vào 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt :
1. Thân (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
 - Mình, thân thể – thể tích của vật.
 - Thương yêu, gần gũi.
 Cho biết nghĩa của yếu tố thân trong mỗi từ sau đây : thân tộc, thân mộc, thân cận, thân phận, thân ái, thân thế, thân phụ. Giải thích nghĩa của những từ này.
2. Cho từ Hạ (Hán Việt) với những nghĩa như sau:
 - ở dưới, rơi xuống.
 - Mùa thứ hai trong một năm.
 Cho biết nghĩa của yếu tố hạ trong mỗi từ sau đây : hạ bút, hạ chí, hạ đẳng, hạ lưu, hạ tuần. Giải thích nghĩa của những từ này.
3. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó :
 Chung (cuối cùng), hoả (lửa), nạn (tai vạ nguy hiểm), đại (đời), đại (lớn), tận (hết, tất thảy), bổ (bù vào), tiềm (chìm trong nước, ẩn dấu).
4.Hãy phân loại và điền các từ trong câu văn dưới đây vào bảng sau : 
 Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc và đơn sơ.
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
5. Từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy trong các từ sau :
 xem xét, lấp lánh, đau đớn, đầy đủ, đau đáu, gập ghềnh, tốt tươi, roi rói, hùng hồn, nhỏ nhẹ, vỗ về, võ vẽ, chậm chạp, bẽ bàng, mẫu mực. 
6. Trong các tổ hợp sau, đâu là thành ngữ, tục ngữ ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ.
 thiên la địa võng ; gắp lửa bỏ tay người ; chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa ; rằm răng tròn, con lớn con khôn ; khố rách áo ôm ; chùa nát bụt vàng ; đầu voi đuôi chuột ; đè chừng bắt bóng ; lòng vả cũng như lòng sung.
7. Các từ in đậm trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?
 	a)	Gần xa nô nức yến anh,
	Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 Và : 
	Kiếp hồng nhan có mong manh,
	 Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 b) 	Đưa nàng đến trước phật đường,
	 Tam qui ngũ giới cho nàng xuất gia.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 	Nửa đời tóc ngả màu sương,
	 Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê.
 (Nước non ngàn dặm – Tố Hữu)
 8. Cho các từ sau đây, hãy sắp xếp thành các cặp từ trái nghĩa :
	yêu thương, sướng, lùn tịt, nhiều, hời hợt, chết, đứng đắn, trẻ măng, khổ, căm giận, sâu sắc, sống, già cấc, cao kều, lẳng lơ, ít.
 9. Tìm những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây :
 a) sách giáo khoa : Ngữ văn, Hoá học, Toán, Địa lí, Lịch sử, Khoa học vui.
 b) đồ dùng của nhà nông : cày, cuốc, bừa, máy hàn, hái, liềm. 
 c) phương tiện giao thông : xe máy, xe đạp, xe duyên, xe ô tô, xe chỉ.
 d) các loại cây (thực vật) : cây dừa, cây chuối, cây nhãn, cây vàng, cây na. 
10. Trong các trường hợp sau, từ "chân" ở trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
 a) Đề huề lưng túi gió trăng,
 Sau chân theo một vài thằng con con
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khỏe Phù Đổng"
 c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
	(Ca dao)
11. Cho dãy từ sau :
ẩn dụ, hoán dụ, nhảy nhót, cục cằn, lao xao, danh từ, ngỗng, gậy, trứng, ba- dơ, hóa học, địa lí, quay phim, trúng tủ.
Hãy xác định và xếp chúng vào ba cột sau :
Những từ thông thường
Những thuật ngữ
Biệt ngữ
.......................................
....................................... .......................................
.........................................
.........................................
.........................................
..........................................
..........................................
..........................................
12. Gạch dưới những từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ thích hợp để thay thế.
a) Vào học, cả lớp rất vắng lặng.
.................................................................................................................................
b) Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du phê bình xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
.................................................................................................................................
c) Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
..................................................................................................................................
13. Cho các dãy từ sau : ào ào, choang choang, lắc lư, lảo đảo, lanh lảnh, sang sảng, rũ rượi. Em hãy xếp các từ trên vào hai cột tương ứng:
A. Từ tượng thanh : .......................................................................................
B. Từ tượng hình : .........................................................................................
14. a) Gạch chân các từ tượng hình trong 2 câu thơ sau :
	Lom khom dưới núi tiều vài chú
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
(Bà Huyện Thanh Quan)
 b) Những từ tượng hình trong 2 câu thơ trên có tác dụng gì ?
..............................................................................................................................
15. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của một số phép tu từ trong các câu sau :
a)	 Thà rằng liều một thân con
	Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây	
(Truyện Kiều)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b)	 Làn thu thủy nét xuân sơn, 
	Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
	 Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
	Sắc đành đòi một tài đành họa hai. 
(Truyện Kiều )
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c)	 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
	Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng.	
(Bếp lửa)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
16. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu sau :
a)	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ 
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b)	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng 
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
17. Tìm và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao sau :
Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn	
(Ca dao)
a) Phép tu từ : ...........................................................................................................
b) Giá trị : ...............................................................................................................
..................................................................................................................................0
18. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
	áo anh rách vai
	 	Quần tôi có vài miếng vá
 	Miệng cười buốt giá
Chân không dày
	 	Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
	 	Đêm nay rừng hoang sương muối
	 	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 	Đầu súng trăng treo 	
 (Chính Hữu, Đồng chí)
a) Trong các từ : vai, miệng, chân, tay, đầu, ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển ?
- Từ dùng theo nghĩa gốc : ......................................................................................
- Từ dùng theo nghĩa chuyển : ................................................................................
b) Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ : ..................................
.................................................................................................................................
c) Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức hoán dụ : ..............................
.................................................................................................................................
. Tìm những từ thuộc cùng một trường từ vựng chỉ các hoạt động đánh cá trên biển của đoàn thuyền đánh cá trong đoạn thơ sau :
 	Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 	Dàn đan thế trận lưới vây giăng
	(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
....................................................................................................................................................................................................................................................................
19. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi :
 Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói :
 - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn 
 Vợ nghe thấy thế liền than thở :
 - Rõ khổ ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ !
a) Từ chân trong câu nói của anh chồng được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa gốc	
B. Nghĩa chuyển
b) Từ chân trong câu nói của chị vợ được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa chuyển	
B. Nghĩa gốc
c) Từ đó hãy nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ
20. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?
	Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, tươi tốt, lạnh lùng, cỏ cây, xa xôi, đưa đón, lấp lánh.
Từ láy	 Từ ghép
.......................................................	...........................................................
........................................................	...........................................................	
........................................................	...........................................................
21. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau. Sau đó, sửa lại câu cho đúng.
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Về khuya, đường phố rất im lặng.
d) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới
. “Ta đi trọn kiếp con người 
 Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Ngôì buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
a)Nêu nghĩa của từ “đi” 
 -Từ “đi” trong câu 1: 
 -Từ “đi” trong câu 2: 
b)Từ “đi” được dùng theo nghĩa nào? (Khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu câu trả lời đúng)
 A. Nghĩa gốc
 B. Nghĩa chuyển
22. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau : 
 “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap tieng viet on thi vao 10.doc