Bài tập làm văn số 7– Môn Ngữ văn lớp 8

Bài tập làm văn số 7– Môn Ngữ văn lớp 8

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn học kì II, lớp 8, với mục đích đánh giá năng lực hiểu, tạo lập bài văn của học sinh.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần tự luận: 90 phút .

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn nghị luận. Cách làm bài văn nghị luận và các kĩ năng khi xây dựng một bài văn nghị luận.

- Chọn các nội dung cần, kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập làm văn số 7– Môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7– MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Thời gian: 90 phút
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn học kì II, lớp 8, với mục đích đánh giá năng lực hiểu, tạo lập bài văn của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần tự luận: 90 phút . 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn nghị luận. Cách làm bài văn nghị luận và các kĩ năng khi xây dựng một bài văn nghị luận.
- Chọn các nội dung cần, kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
* KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tự luận
Tự luận
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
-Viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học và xã hội
- Hệ thống những tri thức sử dụng trong bài nghị luận
-Phương thức biểu đạt
- Hiểu những yêu cầu và mục đích của bài văn nghị luận về một vấn đề văn học, xã hội
.
-Biện pháp nghệ thuật nào làm cho văn bản nghị luận thêm hấp dẫn
-Hiểu được trình tự của bài văn nghị luận
- Vận dụng chính xác và sáng tạo những hiểu biết của bản thân về vấn đề nghị luận 
-Sử dụng các yếu tố, các kĩ năng hợp lí khi viết bài văn nghị luận
-Vận dụng các hiểu biết về các tác phẩm, có đánh giá, nhận xét để để có một bài nghị luận hay, thuyết phục
TS câu: 1
TS điểm: 10
Tỉ lệ % 100
TS câu: 1
TS điểm: 10
Tỉ lệ % 100
TS câu: 1
TS điểm: 10
Tỉ lệ % 100
* ĐỀ KIỂM TRA
Đề 1: Hãy nói không với các tệ nạn
Đề 2: Văn học và tình thương
* YÊU CẦU-THANG ĐIỂM
1. Hướng dẫn chấm
Đề 1
1. Mở bài:
- Bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các 
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu 
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
Đề 2
1.Mở bài: 
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c)Văn học luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân
Những câu truyện cổ tích về lòng nhân ái 
- Thạch Sanh: cha mẹ mất sớm nhà nghèo nhưng Thạch Sanh vẫn quan tâm giúp đỡ mọi người
+ Giúp đỡ mẹ con Lý Thông
+ Cứu công chúa
+ Xin tha cho mẹ con Lý Thông
+ Dùng tiếng đàn để cảm hóa giặc, đãi chúng bữa cơm
=> Tất cả những hành động ấy suất phát từ lòng thương người. Và cuối cùng chàng cưới được công chúa và sống hạnh phúc. Đó là phần thưởng dành cho người biết yêu thương người khác
- Truyện Sọ Dừa: Cô út là con gái nhà giàu nhưng không kiêu ngạo như các chị mà rất nhân từ với mọi người
+ Khi từ đảo hoang trở về cô tha thứ chó các chị đã đẩy cô xuống biển => Những việc làm ấy của cô cũng xuất phát từ lòng thương người và cún giống như Thạch Sanh, cô út cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc
- Trong ca dao tục ngữ tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là 1 chủ đề phong phú
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn"
- Những câu chuyện hiện thật về lòng nhân hậu
+ Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta bắt gặp tấm lòng thương người của ông giáo
+ Tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố chỉ là vài lời hỏi thăm của bà lão hàng xóm của chị Dậu nhưng ta thấy được sự quan tâm thương yêu gia đình chị 
3. Kết bài:
 -Văn học VN đã thể hiện đầy đủ, chân thật đời sống tình cảm của người VN
- Văn học thể hiện sâu sắc khía cạnh ca ngợi những người luôn biết thương yêu người khác
2. Thang ®iÓm :
	- §iÓm  9-10 : §Çy ®ñ néi dung, cã s¸ng t¹o, linh ho¹t. Hµnh v¨n tr«i ch¶y, râ rµng, m¹ch l¹c, ®óng ph¬ng ph¸p. Tá ra cã n¨ng khiÕu v¨n ch¬ng. Tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, sai kh«ng qu¸ 3 lçi chÝnh t¶( lçi c©u).
	- §iÓm 7-8: §¸p øng ®îc nh÷ng yªu cÇu trªn. Cßn h¹n chÕ mét chót trong c¸ch tr×nh bµy. Sai kh«ng qu¸ 5 lçi chÝnh t¶ ( lçi c©u).
	- §iÓm 5-6: C¬ b¶n ®¸p øng ®îc nh÷ng yªu cÇu trªn. Cßn h¹n chÕ mét chót trong c¸ch tr×nh bµy. Cßn cha s¸ng t¹o. Sai kh«ng qu¸ 5 lçi chÝnh t¶ ( lçi c©u).
	- §iÓm 0-4: C¸c trêng hîp cßn l¹i.( C¨n cø vµo bµi cô thÓ ®Ó cho ®iÓm).
4. Cñng cè :
	 ? Nh¾c l¹i c¸c c¸ch tr×nh bµy ®o¹n v¨n?
	 5. DÆn dß :
	 - Xem tríc bµi: “ ThuyÕt minh vÒ .”.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai viet so 7 van 8.doc