Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Câu 1: Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng :

A- 76 cm

B- 76 cmHg

C- 76 N/m2

D- 760 cmHg

Câu 2: Càng lên cao thì áp suất khí quyển :

A- Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.

B- Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm.

C- Càng giảm vì nhiêt độ không khí giảm.

D- Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng.

Câu 3: Để đo áp suất khí quyển ta dùng :

A- Lực kế.

B- Áp kế.

C- Vôn kế.

D- Am - pe kế.

Câu 4: Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở dĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì :

A- Do ma sát của thuỷ ngân với thành ống.

B- Do thuỷ ngân là chất lỏng đặc và sệch.

C- Do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm

trong chậu.

D- Tất cả các lí do trên.

Câu 5: Ngoài đơn vị áp suất là N/m2 và Pa, người ta thường dùng thêm một

đơn vị khác để đo áp suất là bar : 1bar = 100.000 Pa.

Hãy điền các giá trị áp suất vào các ô trong bảng sau :

 

pdf 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
63 
 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 
(Hình 9.1) 
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. 
 Lớp không khí chung quanh ta có tạo nên 
áp suất như nhau lên mọi vật không ? 
 Vì sao khi hút bớt không khí trong một vỏ hộp 
đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp đi ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
64 
Câu 1: Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng : 
 A- 76 cm 
 B- 76 cmHg 
 C- 76 N/m2 
 D- 760 cmHg 
Câu 2: Càng lên cao thì áp suất khí quyển : 
 A- Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng. 
 B- Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm. 
 C- Càng giảm vì nhiêt độ không khí giảm. 
 D- Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng. 
Câu 3: Để đo áp suất khí quyển ta dùng : 
 A- Lực kế. 
B- Áp kế. 
 C- Vôn kế. 
 D- Am - pe kế. 
Câu 4: Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở dĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì : 
 A- Do ma sát của thuỷ ngân với thành ống. 
 B- Do thuỷ ngân là chất lỏng đặc và sệch. 
 C- Do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm 
trong chậu. 
 D- Tất cả các lí do trên. 
Câu 5: Ngoài đơn vị áp suất là N/m2 và Pa, người ta thường dùng thêm một 
đơn vị khác để đo áp suất là bar : 1bar = 100.000 Pa. 
 Hãy điền các giá trị áp suất vào các ô trong bảng sau : 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
65 
Đối tượng N/m2 Pa Bar 
1- Áp suất trong bánh xe tải 3,5 
2- Áp suất trong bánh xe đạp 200.000 
3- Trong bình ga 30.105 
4- Áp suất của khí quyển ở mặt biển 101.325 
5- Bóng đèn 0,01 
6- Khí trong đèn hình TV 0,0001 
Câu 6: Giải thích : 
 a) Tại sao khi kéo pít-tông của ống tiêm lên thì nước lại chui vào xi-
lanh ? 
 c) Rút bớt không khí ra khỏi bình nhựa thì bình nhựa bị xẹp vào ? 
Câu 7: Đồ thị sau mô tả sự thay đổi áp suất khí quyển theo độ cao. 
 a) Hãy tính áp suất ở độ cao 10.000 m. 
 b) Ở độ cao này, áp suất bên trong máy bay vẫn giữ như ở trên mặt đất. 
Hãy tính áp lực tác dụng lên cửa sổ máy bay hình tròn có đường kính 30cm. Áp 
lực nào hướng về phía nào ? 
 (Hình 9.2) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
66 
Câu 8: Ở chân núi áp suất khí quyển là 760mmHg, trên đỉnh núi là 722mmHg. 
Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất giảm 1mmHg, hỏi ngọn núi cao bao 
nhiêu ? 
Câu 9: Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, giả sử ta 
không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì cột 
nước sẽ có chiều cao là bao nhiêu ? 
Câu 10: a) Tính áp lực của không khí tác dụng 
lên cơ thể người, biết diện tích cơ thể vào 
khoảng 2 m2. 
 b) Một vật có khối lượng bao nhiêu thì sẽ 
tạo ra một trọng lượng có độ lớn bằng với áp 
lực nói trên ? 
 c) Tại sao đi ra khoảng không vũ trụ, nhà 
du hành vũ trụ phải mặc loại quần áo bảo hộ 
đặc biệt ? 
(Hình 9.4) 
 (Hình 9.3) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
67 
 - Do lớp không khí bao quanh Trái Đất có trọng lượng nên 
mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí 
quyển. 
- Độ lớn của áp suất khí quyển ở mặt biển là : 101.300N/m2 
Một cột thuỷ ngân cao 76cm cũng gây ra ở đáy cột một áp 
suất như thế. Vì vậy: 101.300N/m2 = 76cmHg. 
 Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của áp kế hộp 
Áp kế hộp gồm một ống kim loại đã rút hết không 
khí . Mặt hộp mỏng và có gợn để dễ biến dạng. Áp 
suất không khí càng lớn, hộp biến dạng càng 
nhiều, làm quay một kim chỉ thị, nhờ đó ta đọc 
được trị số của áp suất khí quyển. 
Áp suất khí quyển là một thông số rất quan trọng 
để dự báo thời tiết. 
(*)Stormy : có bão; Rain : có mưa; Change: thay 
dđ?i; Fair : th?i ti?t t?t; Dry : khô ráo. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
68 
Tái tạo thí nghiệm bán cầu Mác - đơ - Bua. 
Thí nghiệm bán cầu Mác - đơ – Bua được thực 
hiện vào năm 1654 tại thành phố 
Mác - đơ - Bua, nước Đức. 
- Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của 
móc treo áp tường ( móc gắn vào đế cao su, khi 
áp vào tường, thì gắn chặt vào tường ). 
- Cho hai móc treo tường áp chặt vào nhau. Để 
kéo chúng ra, hai học sinh ở hai bên phải tác 
dụng một lực khá lớn. 
Dùng nắp bịt kín một chai nhựa rỗng. 
Bạn Thảo : " Áp suất không khí bên trong chai 
vẫn bằng với áp suất khí quyển." 
Bạn Phương : " Áp suất không khí bên trong chai 
khác với áp suất khí quyển, vì không khí trong 
chai bị cô lập với không khí bên ngoài". 
 Theo em, bạn nào phát biểu đúng ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
69 
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C 
Câu 5: 
Đối tượng N/m2 Pa Bar 
1- Áp suất trong bánh xe tải 350.000 350.000 3,5 
2- Áp suất trong bánh xe đạp 200.000 200.000 2 
3- Trong bình ga 30.105 30.105 30 
4- Áp suất của khí quyển ở mặt biển 101.325 101.325 1,013 
5- Trong bóng đèn 1000 1000 0,01 
6- Khí trong đèn hình TV 10 10 0,0001 
Câu 6: a) Khi kéo pít- tông lên, áp suất không khí bên trong giảm, áp suất khí 
quyển bên ngoài mạnh hơn, sẽ đẩy nước vào trong lòng xi lanh. 
 b) Khi hút bớt không khí ra ngoài, áp suất khí bên trong bình giảm. Áp 
suất khí quyển bên ngoài mạnh hơn sẽ ép vỏ chai xẹp xuống. 
Câu 7: a) Dựa vào đồ thị, áp suất khí quyển ở độ cao 10.000 m là 27.000 Pa. 
 b) Diện tích cửa : 0,28 m2 
Áp lực không khí bên trong tác dụng lên cửa: 101.300 ´ 0,28 = 28364 (N) 
Áp lực không khí bên ngoài tác dụng lên cửa: 27.000 ´ 0,28 = 7560 (N) 
Áp lực tổng cộng của không khí tác dụng lên cửa: 28364 - 7560 = 20.804 (N), 
có chiều hướng từ trong buồng máy bay ra ngoài. 
Câu 8: 456m 
Câu 9: Áp suất gây ra bởi hai cột là như nhau, vì vậy : d1h1 = d2h2 
 Từ đó h2 = 10,336 m. 
Câu 10: a) 20.660 N b) 2.066 kg 
 c) Bên trong lớp áo bảo hộ có không khí. Lớp áo bảo hộ vừa tái tạo 
không khí để cung cấp cho nhà du hành đồng thời giữ cho áp suất không khí 
bằng với áp suất khí quyển trên mặt đất. Ngoài ra áo này còn ngăn cản các tia 
vũ trụ nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể các nhà du hành. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf09- Ap suat khi quyen.pdf