Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

họn câu đúng :

A- Áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như

nhau.

B- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực

tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia.

C- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực

tác dụng lên đáy bình (2) là nhỏ nhất so với hai bình kia.

D- Áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp suất

tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia.

Câu 4: Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng

cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối

chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có:

A- p1 > p2 > p3

B- p2 > p1 > p3

C- p3 > p2 > p1

D- p2 > p3 > p1

Câu 5:

a) Ở các thành phố, nước được phân phối đến hộ gia đình như thế nào?

 

pdf 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
55 
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - 
BÌNH THÔNG NHAU 
(Hình 8.1) 
Thiết bị mô tả trên hình 8.1 được gọi là đòn bẩy thủy lực (kích thủy tĩnh). 
 Một thợ lặn lành nghề nếu không có dụng cụ lặn 
thì khi lặn xuống sâu dưới nước có bị nguy hiểm 
không ? Tại sao ? 
 Bạn có nghĩ rằng với thiết bị mô tả như hình 8.1, 
bạn có thể nâng một chiếc ôtô một cách dễ dàng 
không ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
56 
Câu 1: Các bình nào sau đây là những bình thông nhau : 
 (hình 8.2) 
 A- Bình (1) 
 B- Bình (2) 
 C- Bình (3) 
 D- Bình (4) 
Câu 2: Hình vẽ nào sau đây không phù hợp tính chất của bình thông nhau ? 
 (Hình 8.3) 
 A- Hình (1) 
 B- Hình (2) 
 C- Hình (3) 
 D- Hình (4) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
57 
Câu 3: Có 3 bình (1), (2), (3) bên trong có chứa cùng loại chất lỏng có độ cao 
như nhau. 
Chọn câu đúng : 
 A- Áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như 
nhau. 
 B- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực 
tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia. 
 C- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực 
tác dụng lên đáy bình (2) là nhỏ nhất so với hai bình kia. 
 D- Áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp suất 
tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia. 
Câu 4: Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng 
cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối 
chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có: 
 A- p1 > p2 > p3 
 B- p2 > p1 > p3 
 C- p3 > p2 > p1 
 D- p2 > p3 > p1 
Câu 5: 
a) Ở các thành phố, nước được phân phối đến hộ gia đình như thế nào? 
(Hình 8.4) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
58 
Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của mạng phân phối nước qua 
hình vẽ sau : 
 b) Nếu một nhà cao tầng xây cao hơn bồn chứa nước thì phải giải quyết 
như thế nào ? 
 c) Em hãy tìm hiểu ở địa phương em, các bồn chứa nước để phân phối 
nước cho các hộ tiêu thụ được bố trí ở đâu ? 
Câu 6: Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm. 
 a) Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13.600 kg / m3. Hãy tính áp 
suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm. 
 b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao 
nhiêu để tạo ra một áp suất như trên ? 
Câu 7: Hai điểm trong nước có độ cao cách nhau 4m thì độ chênh lệch áp suất 
giữa chúng là bao nhiêu ? 
Câu 8: Nơi sâu nhất trong đại dương là 10.900 m. Cho biết khối lượng riêng 
của nước biển là 1030 kg / m3, tính áp suất của nước biển tác dụng lên điểm này 
? 
Câu 9: Đây là một thiết bị dùng để đo độ cao của các địa hình. Em hãy trình 
bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị này. 
(Hình 8.5) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
59 
Câu 10: Một bình chứa nước có diện tích đáy là 
50 cm2, chứa một lít nước. 
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên thành 
bình. 
b) Nếu đặt một áp kế ở đáy bình, áp kế có chỉ 
giá trị của câu a không ? Tại sao ? 
Câu 11: Một bình có diện tích đáy 20cm2. Lúc 
đầu, đổ 0,5 l nước vào bình, sau đó đổ 0,5 l dầu 
có khối lượng riêng 850 kg/m3. Tính áp suất 
của khối chất lỏng tác dụng lên: 
a) Điểm ở thành bình, nằm trên đường thẳng 
nối mặt phân cách của hai môi trường. 
b) Đáy bình. 
 - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, 
thành bình và các vật ở trong lòng của nó. 
- Công thức tính áp suất chất lỏng : p = dh 
 h : độ cao của điểm đang xét đến mặt thoáng của chất 
lỏng. 
 d : trọng lượng riêng của chất lỏng. 
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng 
yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau 
đều có cùng một độ cao. 
(Hình 8.6) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
60 
 Thuyền leo núi ! 
Để thuyền di chuyển trên các đoạn sông dốc, 
người ta ngăn các đập trên dòng sông. Thí dụ, 
thuyền muốn đi từ vùng A sang B, thì cửa đập 2 
mở, mực nước hai bên bằng nhau. Sau đó cửa 
đập 2 đóng, cửa đập 3 mở và thuyền đi sang 
vùng C. Cứ như thế thuyền sẽ đi từ vùng đồng 
bằng lên vùng trung du. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
61 
Chế tạo dụng cụ kiểm tra mặt phẳng nằm 
ngang. 
Lấy hai bình nhựa như nhau, khắc các độ chia 
trên hai bình này. Khoét hai lỗ ở hai thành 
bình, luồn ống nhựa vào để tạo thành hai bình 
thông nhau. Dùng keo dán kín chỗ nối giữa ống 
nhựa vớ thành bình. Pha mực màu vào nước, đổ 
vào bình. 
Đặt hai bình ở hai vị trí khác nhau trên mặt 
bàn. Nếu số chỉ của hai mực nước như nhau thì 
mặt bàn thật sự nằm ngang. 
Bạn Thảo : "Nếu mang bình nước lên Mặt 
Trăng thì áp suất của nước tác dụng lên đáy 
bình giảm đi 6 lần so với trên mặt đất. " 
Bạn Phương cho rằng ở Mặt Trăng, áp suất ấy 
vẫn không đổi và có giá trị như trên mặt đất . 
Em hãy cho biết ai đúng, ai sai ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
62 
Câu 1: B ; Câu 2: A ; Câu 3: B(Áp suất của chất lỏng lên đáy bình tỉ lệ thuận 
với độ cao của chất lỏng trong bình, vì vậy nếu các mực chất lỏng trong các 
bình có độ cao bằng nhau thì áp suất tác dụng lên đáy bình bằng nhau. Với 
cùng áp suất, áp lực tỉ lệ thuận với diện tích đáy bình (F = p.S), vì vậy ở bình 
(2), áp lực lên đáy bình lớn nhất so với hai bình kia); Câu 4: C 
Câu 5: b) Nếu tòa nhà có độ cao lớn độ cao bồn chứa nước của thành phố thì 
phải xây thêm một bồn chứa nước trên tầng cao nhất. 
Câu 6: a) p = hd = 0,03 ´ 136.000 = 4.080 (N/m2) 
 b) h’ = p : d’ = 0,408 m = 40,8 ( cm ) 
Câu 7: Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm A và B trong nước là : 
 Dp = pA - pB = d ( hA - hB ) = 10000 ´ 4 = 40.000 ( N/m2 ) 
Câu 8: Áp suất nước biển tác dụng lên đáy là : 
 p = 10.300 ´ 10.900 = 112.270.000 ( N/m2 ) 
Câu 9: Thiết bị này hoạt động dựa vào nguyên tắc của bình thông nhau: 
trong bình thông nhau, các mực chất lỏng luôn nằm trên một đường thẳng nằm 
ngang. Nhờ đó, người ta có thể xác định các điểm khác nhau trong địa thế có 
cùng độ cao. 
Câu 10: a) Độ cao mực nước trong bình : h = 20cm 
 Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình : p = hd = 2.000 ( N/m2 ) 
 b) Không. Áp kế sẽ chỉ áp suất tổng cộng ở đáy bình bao gồm áp suất 
của khí quyển ( tác dụng lên mặt nước) và áp suất của nước. 
Câu 11: a) Dầu và nước đều có thể tích như nhau, do đó khi đổ vào bình, mỗi 
chất lỏng có độ cao 25cm. 
 Tại điểm trên thành bình nằm ở mặt phân cách của hai môi trường, chỉ 
có lớp dầu bên trên gây ra áp suất tại đây : pd = 8500 ´ 0,25 = 2.155 ( N/m2 ). 
 b) Áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình do áp suất của lớp 
dầu và lớp nước : p = pd + pn = 4.625 ( N/m2 ). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf08-Ap suat chat long - Binh thong nhau.pdf