âu 4: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính :
A- Vận tốc của vật luôn thay đổi.
B- Độ lớn vận tốc của vật không đổi.
C- Vật chuyển động theo đường cong.
D- Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 5: Quán tính của một vật là:
A- Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.
B- Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
C- Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
D- Tất cả các tính chất trên.
Câu 6: Vẽ thêm vào hình 5.4 các lực cần phải tác dụng vào vật để giữ cho vật
cân bằng.
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 33 SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH (Hình 5.1) · Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ trên, nếu giật nhanh thì sợi dây dưới hay dây trên sẽ đứt ? · Nắp bút đang đứng yên trên tờ giấy. Bất chợt giật mạnh tờ giấy thì bút có bị rơi xuống đất không ? Khi nào thì hai lực tác dụng lên một vật mà vật vẫn đứng yên ? Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 34 Câu 1: Hai lực cân bằng là: A- Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B- Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C- Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D- Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Câu 2: Hình nào sau đây (hình 5.2a, 5.2b, 5.2c, 5.2d ) mô tả hai lực cân bằng ? A- Hình a B- Hình b C- Hình c D- Hình d Câu 3: Trong hình 5.3, dưới tác dụng của các lực, vật nào sau đây có vận tốc không đổi ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 35 A- Hình a B- Hình b C- Hình c D- Hình d Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính : A- Vận tốc của vật luôn thay đổi. B- Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C- Vật chuyển động theo đường cong. D- Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 5: Quán tính của một vật là: A- Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật. B- Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. C- Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật. D- Tất cả các tính chất trên. Câu 6: Vẽ thêm vào hình 5.4 các lực cần phải tác dụng vào vật để giữ cho vật cân bằng. Câu 7: Ai sẽ chiến thắng ? Một chiếc xe tải chở đầy hàng hoá (hình 5.6) và một vận động viên đua tài (hình 5.5). Cả hai xuất phát từ vị trí đứng yên và chạy trong 10 m để đến đích. Theo em, ai sẽ là người thắng cuộc. Tại sao ? (Hình 5.5) (Hình 5.6) (Hình 5.4) Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 36 Câu 8: Dựa vào quán tính, em hãy giải thích tại sao : a) Khi nhổ cỏ dại, không nên bứt đột ngột ? b) Con chó đang đuổi theo một con thỏ. Khi chó sắp bắt được thỏ, con thỏ thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác. Tại sao thỏ rẽ như vậy thì chó khó bắt được thỏ ? c) Khi vẩy một chiếc cặp sốt. Cột thủy ngân trong ống tụt xuống. Giải thích hiện tượng đó như thế nào ? d) Khi tra cán búa, người ta gõ cán búa xuống nền nhà cứng (hình 5.7)? Câu 9: Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không ? Em hãy cho ví dụ minh họa. Câu 10: Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại. Câu 11: Cho biết vật A có trọng lượng không đáng kể và đang nằm cân bằng. Hãy vẽ vị trí kim trên lực kế số 2 (hình 5.8). (Hình 5.8) (Hình 5.7) Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 37 - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính của vật càng lớn. - Khi các lực tác dụng tác dụng lên vật cân bằng nhau, vật tiếp tục đứng yên (nếu đang đưng yên) hoặc tiếp tục chuyển động đều (nếu đang chuyển động đều ). Ta gọi vật chuyển động theo quán tính. - Xe tải chở ống sắt nặng và cồng kềnh đang chạy với vận tốc cao. Xe dừng lại đột ngột, do quán tính mà các ống sắt tiếp tục lao về phía trước và rơi xuống mặt đường, rất nguy hiểm. (Báo Tuổi Trẻ 24/ 02/2000) - Êlectrôn (hạt mang điện âm) có khối lượng rất nhỏ vì vậy, quán tính của êlectrôn rất bé. Các êâlectrôn xem như thay đổi vận tốc một cách tức thời. Do tính chất này mà dòng điện tạo bởi sự dịch chuyển của các êlectrôn có thể thay đổi hầu như tức thời. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 38 Trải một tờ giấy mỏng ở mép bàn rồi đặt một nắp bút thẳng đứng lên trên. Em hãy yêu cầu các bạn của mình tìm cách lấy tờ giấy đi mà vẫn giữ nắp bút không đổ. Để trò chơi thêm phần lí thú em có thể thay nắp bút bằng cốc thủy tinh hoặc vỏ chai nước ngọt . . . Bạn Thảo cho rằng : " Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dịch chuyển ". Bạn Phương : " Vật có vận tốc càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dừng lại". Theo em, ai đúng, ai sai ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 39 Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: Câu 7: Xe tải sẽ thua vì với cự li khá gần như thế (10m) xe tải có khối lượng lớn nên vận tốc của xe tải tăng chậm hơn nhiều so với vận tốc của người. Câu 8: a) Nếu bứt đột ngột, do quán tính, phần rễ có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên khiến cây cỏ dễ bị đứt ngang. b) Khi thỏ đột ngột rẽ ngang, do quán tính, chó tiếp tục lao về phía trước khiến chó bắt hụt thỏ. c) Khi vẩy mạnh ống cùng với thủy ngân trong ống cùng cùng chuyển động. Khi ống dừng lại đột ngột, theo quán tính thủy ngân vẫn duy trì vận tốc cũ nên bị tụt xuống. d) Khi cán búa chạm vào nền, cán búa dừng lại đột ngột trong khi đó đầu búa tiếp tục chuyển động xuống nên ngập sâu vào đầu cán. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 40 Câu 9 : Có. Thí dụ, cần hai lực 50 N để giữ cân bằng một vật có trọng lượng 100N. Vậy 3 lực này cân bằng nhau. Câu 10 : Ví dụ ứng dụng quán tính : Để rủ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuyển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo. Tác dụng có hại của quán tính : Khi xe chạy nhanh, nếu xe thắng gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ôtô (hoặc trên máy bay khi cất cánh hoặïc hạ cánh) cần phải thắt dây đai an toàn. Câu 11 :
Tài liệu đính kèm: