1- Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đàu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
2- Kỹ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế.
- Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
- Kỹ năng vẽ và xử lý đồ thị.
3- Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc, làm việc khoa học, tuân thủ kỷ luật trong quá trình làm thí nghiệm
I- CHUẨN BỊ:
1- Đối với Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 (trang 4 – sgk), bảng 2 (trang 5 – sgk)
- Nội dung bài giảng.
- Các tài liệu có liên quan.
2- Đối với Học sinh:
- Một điện trở mẫu.
- Một ampe kế có GHĐ 3A, ĐCNN 0,1A
- Một vôn kế có GHĐ 15V, ĐCNN 0,5V
- Một công tắc.
- Một nguồn điện AC\DC
- 7 đoạn dây nối.
Ngày soạn: 4/9/2007 Tuần: 01 Ngày dạy: 8/9/2007 Tiết: 01 Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN MỤC TIÊU: Kiến thức: Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đàu dây dẫn. Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Kỹ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ. Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế. Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Kỹ năng vẽ và xử lý đồ thị. Thái độ: Yêu thích môn học. Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc, làm việc khoa học, tuân thủ kỷ luật trong quá trình làm thí nghiệm CHUẨN BỊ: Đối với Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 (trang 4 – sgk), bảng 2 (trang 5 – sgk) Nội dung bài giảng. Các tài liệu có liên quan. Đối với Học sinh: Một điện trở mẫu. Một ampe kế có GHĐ 3A, ĐCNN 0,1A Một vôn kế có GHĐ 15V, ĐCNN 0,5V Một công tắc. Một nguồn điện AC\DC 7 đoạn dây nối. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp – yêu cầu môn học Gv: Kiểm tra sỹ số lớp. Nêu yêu cầu đối với môn học về sách, vở, đồ dùng học tập. Giới thiệu chương trình Vật lý 9. Thống nhất cách chia nhóm và làm việc theo nhóm trong lớp. Đại diện tẩp thể lớp báo cáo sỹ số lớp. Lắng nghe, chú ý nhưng nhắc nhở của Gv Nắp bắt thông tin về chương trình Vật lý 9. Bàn thảo cách chia nhóm học tập, hoạt động nhóm. Hoạt động 2: Kiểm tra kiến thức cũ, tổ chức tình huống học tập Gv yêu cầu: + Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, một vôn kế, 1 ampe kế, một công tắc k. trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn. + Giải thích cách mắc vôn kế, ampe kế trong mạch điện đó. Gọi một em có tinh thần xung phong để lên bảng vẽ. Yêu cầu học sinh khác nhận xét, giáo viên sửa chữa nếu cần. Nếu Hs trả lời tốt, Gv cho điểm hoặc có lời khen ngợi để động viên. Gv đặt vấn đề: + Ở lớp 7, ta đã biết khi hiệu điện thế dặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn và đèn càng sáng. + Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây hay không? nếu có thì tỷ lệ như thế nào? + Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Gv ghi mục đề bài lên bảng. Hs hoạt động theo yêu cầu của Giáo viên. + Vẽ sơ đồ mạch điện. + Giải thích cách mắc vôn kế, mpe kế. Đại diện một số học sinh lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện, các Hs khác quan sát, nhận xét bài làm của bạn. Chú ý đến nhắc nhở của Gv nêu có. Hs nhớ lại kiến thức cũ, suy nghỉ câu trả lời cho vấn mà giáo viên đưa ra. Hoàn thành ghi mục bài vào vở ghi. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫân Gv: Giơi thiệu sơ dồ mạch điện hình 1.1 sgk, yêu cầu học sinh quan sát,vẽ vào vở và trả lời câu hỏi mà sgk đưa ra. Mời một số Hs trả lời cho câu hỏi của sgk, yêy cầu học sinh khác nhận xét câu trả lời Gv chốt lại câu trả lời cho học sinh hoàn thành vở ghi. Yêu cầu học sinh đọc mục 2 – tiến hành thí nghiệm, nêu các bước tiên hành thí nghiệm. Gv: Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc chỉ số của dụng cụ đo. Gv: Nhắc nhở lại nếu học sinh có sai sót trong câu trả lời. Lưu ý cho học sinh các thao tác khi thay đổi hiệu điện thế. Gv: Cùng với học sinh tiến hành thí nghiệm cho cả lớp quan sát, yêu cầu học sinh dọc và ghi kết quả vào bảng. Lưu ý cho học sinh về sự sai khác giữa số chỉ của nguồn và của vôn kế đo được. Yêu cầu Hs thảo luận để nêu cách tìm sự phụ thuộc của I vào U + Yêu cầu Hs trả lời. + Yêu cầu Hs + Gv chốt lại vấn đề. Yêu cầu Hs tính, so sánh: U3/U2 với I3/ I2 U4/U2 với I4/I2 . . . Yêu cầu Hs trả lời câu Ci vào vở ghi sau khi Hs đã thảo luận câu trả lời. Thí nghiệm: Sơ đồ mạch điện: Quan sát sơ đồ mạch điện hình 1.1 sgk, ve vào vở và trả lời câu hỏi của sgk đưa ra Một số học sinh trả lưòi câu hỏi, học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn Học sinh hoàn thành vỏ ghi: + Ampe kế, đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện, mắc nối tiếp với mạch điện. + Vôn kê, đo hiệu điện thê đặt vào hai đâu dây dẫn đang xét, mắc song song vơi mạch điện,... 2- Tiến hành thí nghiệm: Hs đọc mục 2, nêu các bước tiến hành. Hs nêu cách đọc kết quả đo trên dụng cụ đo. Hs lưu ý đến những nhắc nhở của giáo viên nếu cần. Học sinh cùng vơi Gv làm thí nghiệm, đọc kết quả đo, hoàn thành bảng 1 vào vở ghi. Hs tham gia thảo luận về tìm hiểu sự phụ thuộc của I vào U. Hs tinh toán, so sánh cac tỷ số trên theo yêu cầu của Gv. Học sinh tham gia thảo luận, hoàn thành vở ghi sau khi đã chuẩn kiến thức: Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dân bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn do cũng tăng bay nhiêu lần và ngược lại. Hoạt động 4: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận Yêu cầu Hs đọc thông báo mục 1- Dạng đồ thị, trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vằo U + Dựa vào đồ thị cho biết: U = 0 (V) " I = ? U = 1,5 (V) " I = ? U = 3 (V) " I = ? . . . Gv hướng dẫn lại cách vẽ đồ thị và yêu cầu từng học sinh trả lời câu C2 vào vở. Gọi Hs nêu nhận xét về đồ thị của mình. Gv giải thích: kết quả đo còn mắc sai số, do đo đường biểu diễn đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn. Nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế: Dạng đồ thị: Hs đọc mục thông báo mục 1- Dạng đồ thị, trả lời câu hỏi của Giáo viên. + Cõ thể là: là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. + Hs trả lời: U = 0 (V) " I = 0 (A) U = 1,5 (V) " I = 0,3 (A) U = 3 (V) " I = 0,6 (A) . . . Hs chú ý đên hướng dẫn cách vẽ đồ thị của Gv, hoàn thành việc vẽ đồ thị vào vở. Hs nêu nhận xét về đồ thị của mình. Hs chú ý đến lưu ý của Giáo viên. 2- Kết luận: Hs hoàn thành kết luận vào vở ghi: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bay nhiêu lần. Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà 1- Vận dụng: Yêu cầu cá nhân hoàn thành C3. Gọi Hs hoàn thành C3, học sinh khác nhận xét, hoàn thành C3. Cá nhân hoàn thành C4 theo nhóm, gọi 1 Hs lên bảng hoàn thành trên bảng phụ. 2- Củng cố: - Yêu cầu Hs phát biểu kết luận về: + Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giưũa hai đầu dây dẫn. + Dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn. Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. 3- Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu Hs + Học thuộc phàn ghi nhớ. + đọc phần “có thể em chưa biết” + Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện. + Học kỹ và làm bài tập về nhà. Vận dụng: Cá nhân Hs hoàn thành C3. Một Hs nêu cách xác định I. Xác định U,I ứng với một điểm bất kỳ Trả lời câu hỏi của Gv. Một số Hs đọc ghi nhớ trước lớp Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng tổ chuyên môn Xác nhận của BGH -------------------------- @&? -------------------------- Ngày soạn: 7/9/2007 Tuần: 02 Ngày dạy: 10/9/2007 Tiết: 02 Bài 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM MỤC TIÊU: Kiến thức: Nhận biết được đơn vị của điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm. Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản Kỹ năng: Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn. Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Kỹ năng tính toán, biến đổi công thức. Thái độ: Yêu thích môn học. Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc, kiên trì trong học tập. CHUẨN BỊ: Đối với Giáo viên: Kẻ sẵn bảng phụ ghi giá trị thương số U/I cho bảng 1(trang 4 – sgk), bảng 2 (trang 5 – sgk) Nội dung bài giảng. Các tài liệu có liên quan. Đối với Học sinh: Học kỹ bài trước và làm đầy đủ bài tập. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Kiểm tra bài cũ: Nêu câu hỏi: + Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó. + Từ bảng kết quả số liệu bảng 1 ở bài trước hãy xác định thương số U/I. Từ kết quả đó hãy nêu nhận xét. (có treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn). Gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn Giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm Hs. Tổ chức tình huống học tập: + Với dây dẫn trong thí nghiệm ở bngr 1 cho ta thấy: nếu bỏ qua sai số thì thương số U/I có giá trị như nhau. + Vậy với các dây dãn khác kết quả trên có như vậy không ? Yêu cầu học sinh dự đoán kết qua xây ra. Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài học hôm nay. Gv: Ghi đề bài học lên bảng Hocï sinh lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi của Gv. + Học sinh nêu kết luận về mối quân hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó. + Tìm thương số U/I, đua ra nhận xét. Học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. Lưu ý đến những nhận xét của Gv. Học sinh chú ý, lắng ng ... ới sự chỉ đạo của Gv. Hoàn thành vởû ghi. C2: + Nếu chắn tấm lọc màu xanh, phía sau lăng kính thu được các vạch màu xanh. + Nếu chắn tấm lọc màu đỏ, phía sau lăng kính thu được các vạch màu đỏ. + Nếu chắn tấm lọc màu có nửa xanh nửa đỏ, phía sau lăng kính thu được các vạch màu xanh, vạch màu đỏ. Hs thảo luận C3, C4 dưới sự chỉ đạo của Gv. Hoàn thành vởû ghi. C3: ý 2. C4: Ánh sáng trắng qua lăng kính được phân tích thành dãi màu => phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính. 3- Kết luận: - Hs rút ra kết luận, hoàn thành vở ghi. (SGK) Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD Yêu cầu Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm. Yêu cầu Hs báo cáo kết quả thí nghiệm, thảo luận hoàn thành C5, C6. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Tổ chức cho Hs rút ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Tổ chức cho Hs rút ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- PHÂN TÍCH MỘT CHÙM ÁNH SÁNG TRẮNG BẰNG SỰ PHẢN XẠ TRÊN ĐĨA CD 1- Thí nghiệm 3: - Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm. - Hs báo cáo kết qủa rthí nghiệm, thảo luận C5, C6 - Hoàn thành vởû ghi. C5: Trên đĩa CD có nhiều dải màu từ đỏ đến tím. C6: + Ánh sáng trắng. + Có màu từ đỏ đến tím. + Ánh sáng qua đĩa CD => pảhn xạ lại là những chùm ánh sáng màu. 2- Kết luận: - Hs rút ra kết luận dưới sự chỉ đạo của Gv. - Hoàn thành vởû ghi. III- KẾT LUẬN CHUNG: Hs rút ra kết luận dưới sự chỉ đạo của Gv. Hoàn thành vởû ghi. Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng - Hướng dẫn về nhà Tổ chức Hs thảo luận C7, C8, C9. Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Gv thông báo phần “ Có thể em chưa biết”. Về nhà lam các bài tập trong SBT. - Hs thảo luận C7, C8, C9. - Hoàn thành vởû ghi. - Hs tiếp nhận thông tin mới. - Lưu ý vê những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng tổ chuyên môn Xác nhận của BGH -------------------------- @&? -------------------------- Ngày soạn:5/4/2008 Tuần: 30 Ngày dạy: 9/4/2008 Tiết: 61 Bài 54:SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi, thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau. - Trình bà và giải thích được thí nghiệm triịn các ánh sáng màu. - Dựa vào quan sát, có thể mô tả dược màu củ ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều màu với nhau. - Trả lời dược các câu hỏi: Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ ánh sáng đen” hay không? 2- Kỹ năng: Tiên hành thí nghiệm để tìm ra quy luật trên màu ánh sáng. 3- Thái dộ: Say mê nghiên cứu hiện tuợng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế. Cẩn thận, nghiêm túc. III-CHUẨN BỊ: Đối với cả lớp: Một đèn có 3 cửa sổ, có 2 gương phẳng. 01 bộ các tấm lọc màu ( đỏ, lục, lam) và có tâm chắn sáng. 01 màn ảnh. 01 giá quang học. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập * Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Chữa bài tập 53_54.1 và bài 53_54.4 * Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv ghi mục bài. Hs làm bài tập của Gv. - Tìm hiểu tình huống của bàu dưới sự tổ choc của Gv. - Ghi mục bài. Hoạt động 2: Tìøm hiểu khái niệm sự trộn ánh sáng màu Gv: Hướng dẫn Hs đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, rả lời câu hỏi: + Trộn ánh sáng màu là gì? + Thiết bị trộn ánh sáng màu có cấu tạo như thế nào? Tại sao có 3 cửa sổ? Tại sao có tấm lọc màu? Có 2 gương phẳng. Yêu cầu Hs tự hoàn thành vở ghi. I- THẾ NÀO LÀ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU: - Hs đọc tài liệu, trả lời câu hỏi. Hoàn thành vởû ghi. Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu Yêu cầu Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm 1. - Tổ chức Hs thảo luận C1. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Tổ chức cho Hs rút ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- SỰ TRỘN HAI ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU: 1- Thí nghiệm 1: - Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm. - Hs báo cáo kết qủa rthí nghiệm, thảo luận C1. - Hoàn thành vởû ghi. 2- Kết luận: - Hs rút ra kết luận dưới sự chỉ đạo của Gv. - Hoàn thành vởû ghi. Hoạt động 4: Tìm hiểu trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng màu Yêu cầu Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm 2. - Tổ chức Hs thảo luận C2. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Tổ chức cho Hs rút ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SANG MÀU: 1- Thí nghiệm 2: - Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm. - Hs báo cáo kết qủa rthí nghiệm, thảo luận C2. - Hoàn thành vởû ghi. 2- Kết luận: - Hs rút ra kết luận dưới sự chỉ đạo của Gv. - Hoàn thành vởû ghi. Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng - Hướng dẫn về nhà Gv hướng dẫn Hs làm thí nghiệm ở C3. Tổ chức Hs thảo luận C3. Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Gv thông báo phần “ Có thể em chưa biết”. Về nhà lam các bài tập trong SBT. - Hs làm thí nghiệm C3. - hs tham gia thảo luận C3. - Hoàn thành vởû ghi. - Hs tiếp nhận thông tin mới. - Lưu ý vê những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng tổ chuyên môn Xác nhận của BGH -------------------------- @&? -------------------------- Ngày soạn:9/4/2008 Tuần: 30 Ngày dạy: 11/4/2008 Tiết: 62 Bài 55:MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Trả lới được câu hỏi; có ánh sáng màu nào khi ta nhìn thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen, màu trắng,? - Giải thích được hiện tượng: khi đặt vật dưới ánh sáng màu trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen, - Giải thích được hiện tượng: khi đặt vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ được giữ màu, còn các vật màu khác đều bi thay đổi màu. 2- Kỹ năng: Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng. 3- Thái dộ: Say mê nghiên cứu hiện tuợng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế. Cẩn thận, nghiêm túc. III-CHUẨN BỊ: Đối với cả lớp: Một hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu. Một đèn có 3 cửa sổ, có 2 gương phẳng. 01 bộ các tấm lọc màu ( đỏ, lục, lam) và có tâm chắn sáng. 01 màn ảnh màu trắng, một màn ánh màu xanh. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập * Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: khi nào ta nhận biết ánh sáng? Thế nào là sựï trộn màu của ánh sáng. - Hs 2: Chữa bài tập 53_54.5 * Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv ghi mục bài. Hs trả lời câu hỏi, làm bài tập theo yêu cầu của Gv. - Tìm hiểu tình huống của bàu dưới sự tổ choc của Gv. - Ghi mục bài. Hoạt động 2: Tìøm hiểu vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu đen dưới ánh sáng trắng Gv: Tổ chức cho hs thảo luận C1. Gv nhận xét ý kiến của hs, chốt lại vấn đề cần nắm. Yêu cầu Hs tự hoàn thành vở ghi. - Tổ chức cho Hs rút ra nhận xét. I- VẬT MÀU TRẮNG, VẬT MÀU ĐỎ, VẬT MÀU XANH, VẬT MÀU ĐEN DƯÓI ÁNH SÁNG TRẮNG: - Hs tham gia thảo luận C1 dưới sự chỉ đạo của Gv. - Hs nắm những kiến thức qua nhẫnét chốt lại của Gv. Hs hoàn thành vở ghi. C1: - Dưới ánh sáng màu trắng: thí có ánh sáng trắng truyền vào mắt ta. - Dưới ánh sáng màu đỏ: thí có ánh sáng đỏ truyền vào mắt ta. - Dưới ánh sáng màu xanh: thí có ánh sáng xanh truyền vào mắt ta. - Vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền tới mắt. - Rút ra nhận xét dưới sự chỉ đạo của Gv. * Nhận xét: Dưới ánh sáng màu trắng, vật có màu nào thí có áng sáng màu đó truyền vào mắt ta. Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng tán xạ màu của các vật Yêu cầu Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm để làm sáng tỏ các vấn đề: + Màu của miếng bìa màu trắng dưới các ánh sáng màu: đỏ, lục. + Vật màu đỏ dưới ánh sáng màu đỏ. + Vật màu lục dưới ánh sáng màu lục. + Vật màu đen dưới ánh sáng màu. Tổ chức cho Hs thông báo kết quả, rút ra nhận xét, thảo luận trả lời C2, C3. Gv nhận xét câu trả lời, chốt lại vấn đề cần nắm. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- KHẢ NĂNG TÁN XẠ MÀU CỦA CÁC VẬT: 1- Thí nghiệm vá quan sát: - Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm để làm sáng tỏ các vấn đề mà Gv đưa ra. 2- Nhận xét: - Hs báo cáo kết qủa rthí nghiệm, thảo luận, trả lời C2, C3. - Hs lưu ý những nhận xét của Gv, hoàn thành vởû ghi. C2: - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ -> nhìn thấy vật màu đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu lục, đen -> vật gần như có màu đen. - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu trắng -> vật màu đỏ. C3: - Chiếu ánh sáng màu xanh lục vào vật xanh lục và màu trắng -> vật màu xanh lục. - Chiếu ánh sáng lục vào vật màu khác -> nhìn thấy vạt màu tối (đen). Hoạt động 4: Kêt luận - Tổ chức Hs đưa ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. III- KẾT LUẬN : - Hs đưa ra kết luận. - Hoàn thành vởû ghi. + Vật màu nào thì hắt lại ( tán xạ) tốt ánh sáng màu đó. + Vật màu trắng tán xạ tốt với tất cả các ánh sáng màu. + Vật màu den không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào. Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng - Hướng dẫn về nhà Tổ chức Hs thảo luận C4, C5, C6. Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. Gv thông báo phần “ Có thể em chưa biết”. Về nhà lam các bài tập trong SBT. - Hs tham gia thảo luận C4, C5, C6. - Hoàn thành vởû ghi. - Hs tiếp nhận thông tin mới. - Lưu ý vê những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng tổ chuyên môn Xác nhận của BGH -------------------------- @&? --------------------------
Tài liệu đính kèm: