Bài soạn Tuần 23 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 23 - Lớp 5

Toán : XĂNG-TI-MÉT KHỐI . ĐỀ XI MÉT KHỐI

I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề xi-mét-khối.

- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Thái độ: tính cẩn thận, yêu thích môn học.

* BT cần làm : BT1, 2(a). *HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại

- Thích tìm tòi những kiến thức mới.

II.Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A.Kiểm tra bài cũ: (4) -Kiểm tra 2 HS.

HS1: -Sửa bài tập 1/30 VBT.

HS2: -Sửa bài tập 2/30 VBT.

-GV nhận xét.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tuần 23 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 
Toán : XĂNG-TI-MÉT KHỐI . ĐỀ XI MÉT KHỐI
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề xi-mét-khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Thái độ: tính cẩn thận, yêu thích môn học.
* BT cần làm : BT1, 2(a).	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Thích tìm tòi những kiến thức mới.
II.Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
HS1: -Sửa bài tập 1/30 VBT.
HS2: -Sửa bài tập 2/30 VBT.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
Tiến hành: 
- GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó, GV giới thiệu về đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- Hướng dẫn HS viết tắt đề-xi-mét khối: dm3 xăng-ti-mét khối: cm3
- Gọi 1 số HS nhắc lại.
- GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xétvà tự rút ra được mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
* Hoạt động 2: Thực hành. (18’)
Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc và viết đúng các số đo, củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
Tiến hành: 
Bài1/116:
- GV treo bảng phụ có bài tập 1. Yêu cầu HS làm bài trên phiếu. Gọi 2 HS làm bài trên phiếu bài tập lớn.
- GV sửa bài, chấm một số phiếu, nhận xét.
Bài 2/117:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở.
- GV yêu cầu 2 HS làm bảng phụ, trình bày bài làm trên bảng.
- GV và HS sửa bài. GV chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (5’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” để củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: mét khối.
- HS nhắc lại đề.
- HS quan sát, theo dõi từng động tác của GV.
- HS viết vào nháp.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài tập trên phiếu.
- 1 HS.
- 2 HS.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ.
*HS khá, giỏi làm thêm câu b
- Kết quả SGV/194.
- HS tham gia trò chơi.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ hai ngày 
Tập đọc : PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Thái độ: GDHS không nói dối.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy, học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc (11’)
Mục tiêu: Đọc lưu loạt, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành ba đoạn ( như SGV )
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: khung cửi, vãn cảnh, sư vãikết hợp giải nghĩa từ: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn.
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiẹn niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK/47.
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài - Gọi HS nhắc lại .
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- Hướng dẫn 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: Quan nói sư cụ . . . đành nhận tội.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.	
- Về nhà tìm đọc các truyện về quan án sử kiện.
- Chuẩn bị bài sau: Chú đi tuần.
- HS nhắc lại đề.
-1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày.
Toán : 	MÉT KHỐI
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Thái độ: GDHS yêu thích môn học, tính cẩn thận.
* BT cần làm : BT1, 2.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Tạo hứng thú, thích tìm tòi cái mới.
II.Đồ dùng dạy học: 
- GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.	- HS1: Sửa bài tập 2a/32 VBT.
- HS2: Sửa bài tập 3 cột 1 /32 VBT.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3. (12’)
Mục tiêu: Có biểu tượng về mét khối, đọc và viết đúng mét khối,biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối dựa trên mô hình.
Tiến hành: 
- GV giới thiệu m3dựa vào mô hình như giới thiệu dm3, cm3
- GV hướng dẫn HS viết tắt mét khối là m3.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận biết để rút ra mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- Gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Thực hành. (19’)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối, đổi đơn vị đo thể tích và giải bài toán .
Tiến hành: 
Bài 1/118:- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Bài 1a, GV tổ chức cho HS làm miệng, bài 1b, GV yêu cầu - - HS viết trên bảng con.
Bài 2/118:- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- GV phát 2 tờ phiếu khổ to, gọi 2 HS làm bài trên phiếu.
- GV chấm, sửa bài.
Bài 3/118: *HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT2.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày.
- GV chấm, sửa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (4’)
- Tổ chức HS chơi trò chơi “Truyền điện” để củng cố lại mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS theo dõi.
- HS viết trên bảng con.
- HS rút ra kết luận: 
+ 1 m3 = 1 000 dm3
+ 1 m3 = 1 000 000 cm3
- HS nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm miệng, làm bảng con.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài vào phiếu.
- 2HS làm bài trên phiếu lớn trình bày trên bảng lớp.
- HS làm vào vở.
- HS trình bày.
- Kết quả SGV/195.
- HS tham gia trò chơi.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ – AN NINH
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Hiểu nghĩa các từ trật tự, an ninh.
- Làm được các BT1, BT2, BT3.
- Thái độ: GDHS giữ trật tự an ninh trong trường và nơi công cộng..
II.Đồ dùng dạy học: 
- Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có).
- Một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở bài tập 2, một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
HS1: Làm bài tập 2/45.
HS2: Làm bài tập 3/45.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2. (17’)
Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trật tự, an ninh.
Tiến hành: 
Bài 1/48:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ để tìm đúng nghĩa của từ Trật tự.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2/49:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán tờ phiếu khổ to, yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo các hàng.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 3. (10’)
Mục tiêu: HS hiểu nội dung mẫu chuyện vui và một số từ ngữ liên quan đến bảo vệ trật tự-an ninh
Tiến hành:
Bài 3/49:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ những từ ngữ mới các em vừa học; sử dụng từ điển, giải nghĩa 3-4 từ tìm được ở bài tập 3.
- Chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc với từ điển.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc truyện và làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ tư ngày 
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự - an ninh ; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi nội dung câu chuyện.
 ... điện hoặc cách điện.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm như trang 96/SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
-GV và HS nhận xét.
KL: GV rút ra kết luận như SGV/155.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’)
- Nêu một số vật dẫn điện, một số vật cách điện.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Làm việc theo nhóm 4.
- HS trình bày kết quả 
- Làm việc theo nhóm.
- Trình bày kết quả làm việc.
- 2 HS.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Toán : 	THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Biết công thức tình thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tình thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
- Thái độ: GDHS yêu thích môn học.
* BT cần làm : BT1, 3.	*HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại
- Tạo hứng thú, thích tìm tòi cái mới.
II.Đồ dùng dạy học: 
	GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên (đơn vị đo xăng-ti-mét) và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
HS1: Nêu công thức và quy tắc tình thể tích hình hộp chữ nhật.
HS2: Sửa bài tập 3/35 VBT .
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hình thành công thức tính thể tích HLP. (12’)
Mục tiêu: Giúp HS: Tự tìm được cách tính và công thức tình thể tích hình lập phương.
Tiến hành: 
- GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thưc tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS thực hiện ví dụ SGK/122.
- Gọi HS nêu ý kiến , GV nhận xét rút ra quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Gọi HS nhắc lại công thức và quy tắc.
* Hoạt động 2: Thực hành. (18’)
Mục tiêu: Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan.
Tiến hành: 
Bài 1/122:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu cả lớp làm bài vào phiếu.
- GV phát 2 phiếu bài tập lớn để 2 HS làm.
- Gọi 2 HS trình bày 2 phiếu bài tập của mình.
- GV sửa bài, chấm một số phiếu, nhận xét.
Bài 2/122:HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT1.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- Gọi HS trình bày bài.GV sửa bài, chấm một số vở, nhận xét.
Bài 3/123: 
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng, GV sửa bài, chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Gọi HS nhắc lại quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- HS nhắc lại đề.
-HS quan sát, thảo luận nhóm để nhận xét.
-Làm bài vào nháp.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-3 HS.
-1 HS.
-Làm bài trên phiếu.
-HS trình bày bài trên bảng.
-Kết quả SGV/199.
-1 HS.
-HS làm vào vở.
-1 HS làm trên bảng.
-Kết quả SGV/199.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 
Tập làm văn : TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nhận biết và tự sửa lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Thái độ: GDHS tự giác sửa lỗi trong bài của mình.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (kể chuyện) cuối tuần 22; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý . . . cần chữa chung trước lớp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV gọi 2-3 HS đọc trước lớp chương trình hoạt động các em đã lập trong tiết tập làm văn trước, về nhà đã viết lại vào vở.
- GV chấm điểm, nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp (14’)
Mục tiêu: Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
Tiến hành: 
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiẻm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, . . .
- GV nhận xét kết qủa bài làm của HS.
+ Nhận xét những ưu khuyết điểm chính, nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên HS.
+ Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ cụ thể kèm thêm tên HS.
- GV thông báo điểm số cụ thể.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. (16’)
Mục tiêu: Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
Tiến hành: 
- GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- GV hướng dẫn cho HS học tập những bài văn hay.
- GV hướng dẫn để HS tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
- GV yêu cầu HS chọn viết một đoạn văn cho hay hơn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- GV chấm điểm một số đoạn văn của HS.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập về tả đồ vật.
- HS nhắc lại đề.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe những bài văn hay.
- HS viết lại một đoạn văn.
- Trình bày đoạn văn của mình.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày
Địa lý: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga.
	+ LB Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
	+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. 
- Chỉ vị trí và thủ đô nước Nga, Pháp trên bản đô.
Tích hợp GDBVMT: khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Xử lí chất thải công ngiệp.
Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ: Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
II.Đồ dùng dạy học:	- Bản đồ Các nước châu Âu - Một số ảnh về Liên bang Nga, Pháp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) 	-HS1: Nêu vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu.
-HS2: -Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Liên bang Nga. (8’)
Mục tiêu: Sử dụng lược đồ để nhận biết về vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga. Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của nước Nga.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS kẻ bảng như SGV/130.
- GV yêu cầu HS sử dụng các tư liệu trong bài để điền vào bảng. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*KL: GV kết luận như SGV/130.
Tích hợp giáo dục SDNLTK và HQ: Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
* Hoạt động 2: Pháp. (10’)
Mục tiêu: Sử dụng lược đồ để nhận biết về vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của Pháp.
Tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. Nước Pháp nằm phía nào của châu Âu? Giáp với các ngước nào? Đ.dương nào?
- Yêu cầu HS so sánh vị trí địa lý, khí hậu của liên bang Nga với nước Pháp.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
* KL: Nước Pháp nằm ở Tây Âu có khí hậu ôn hòa.
* Hoạt động 3: Hoạt động kinh tế, sản suất ở Pháp. (11’)
Mục tiêu: Biết một số nét về dân cư, k.tế của nước Pháp
Tiến hành: 
- Y.cầu HS đọc và trao đổi theo gợi ý các câu hỏi ở SGK, yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp, so sánh với sản phẩm nước Nga.
*KL: GV rút ra kết luận SGV/131.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
Tích hợp GDBVMT: khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Xử lí chất thải công ngiệp.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (4’)
- Hãy nêu vị trí địa lý, thủ đô của Nga?
- Hãy nêu vị trí địa lý, thủ đô của Pháp?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS thực hiện.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS làm việc cả lớp.
- HS trình bày.
- HS làm việc cả lớp.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- 1 HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
SINH HOẠT LỚP
	Ngày dạy: 	
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 23
Phổ biến kế hoạch tuần 24
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 23
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 23
Truy bài đầu giờ: tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: tốt.
Thể dục đầu giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 23
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. 
Các em có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp tốt.
Phổ biến kế hoạch 24
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Nhắc HS ý thức giữ vệ sinh trường, lớp.
Trồng hoa các bồn hoa được giao.
Nhắc HS rèn chữ viết.
Có kế hoạch rèn văn toán và tiếng việt cho HS.
Tăng cường kiểm tra sách vở của HS .
Phụ đạo cho học sinh yếu.
Ôn tập nghi thức Đội.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 24.
Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc