Bài soạn Tuần 18 - Lớp 5

Bài soạn Tuần 18 - Lớp 5

Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 1)

I. . Mục tiêu bài học Giúp HS :

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ : hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh (yêu cầu BT2)

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu BT3.

HS khá, giỏi: đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 -Thu thập, lập bảng thông tin ( lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).

 -.Kĩ năng làm việc hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tuần 18 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 
Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 1)
I. . Mục tiêu bài học Giúp HS :
- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ : hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh (yêu cầu BT2)
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu BT3.
HS khá, giỏi: đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 -Thu thập, lập bảng thông tin ( lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
 -.Kĩ năng làm việc hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể dùng:
- Trao đổi nhóm nhỏ.
 IV. Phương tiện dạy học.:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm. Trong đó:
+ 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 + 9 phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL.
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
 V.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Khám phá: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
2. Kết nối:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (1/3 lớp). (17’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu.
Tiến hành: 
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục tiểu học.
3. Thực hành.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (16’)
Mục tiêu: Biết lập bản thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó
Tiến hành:- Thu thập, lập bảng thông tin ( lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể.
 - Kĩ năng làm việc hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê
Bài 2/173:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3/173:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày kết qủa làm việc.
- GV và HS nhận xét.
4.Vận dụng. (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc để tiếp tục kiểm tra.
- Chuẩn bị tiết 2.
- HS nhắc lại đề.
- Kiểm tra đọc.
HS khá, giỏi: đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Toán : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS : Biết tính diện tích hình tam giác.
* BT cần làm: BT1	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau (bằng bìa, cỡ to để đính lên bảng).	- HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật, yêu cầu HS vẽ một đoạn thẳng để tạo thành hai hình tam giác và cho biết đó là tam giác gì?
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Diện tích hình tam giác. (15’)
Mục tiêu: Giúp HS: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Tiến hành: 
a. Cắt hình tam giác:
- GV yêu cầu HS vẽ 1 đường cao lên 1 trong hai hình tam giác bằng nhau.
- Cắt theo đường cao được hai hình tam giác, ghi là 1 và 2.
b. Ghép thành hình chữ nhật:
- GV hướng dẫn HS ghép hai mảnh vừa cắt vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ đường cao EH.
c. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
- GV hướng dẫn HS so sánh như SGK/87.
d.Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- GV giúp HS nhận xét: Diện tích hình chữ nhật là: 
 DC x AD = DC x EH.
- Vậy diện tích hình tam giác EDC là: 
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc và ghi nhớ như SGK/87.
- Gọi 2 HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (16’)
Mục tiêu: V.dụng những kiến thức vừa học để làm bài tập.
Tiến hành: 
Bài 1/88: - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc tính diện tích 
 hình tam giác để làm bài tập.
 - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
Bài 2/88: HS khá, giỏi làm thêm sau khi làm xong BT1.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- Sau đó cho HS đọc bài làm lên.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: luyện tập.
- HS nhắc lại đề.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS dùng hai hình tam giác vừa căt để ghép thành hình chữ nhật.
- HS so sánh.
- HS phát biểu.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và ghi nhớ.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả SGV/163.
- HS làm vào vở.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ hai ngày 
Khoa học : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Yêu cầu cần đạt: 	Giúp HS :
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
II.Đồ dùng dạy học: - Hình trang 73 SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”(10’)
Mục tiêu: Phân biệt 3 thể của chất.
Tiến hành: 
- GV chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5-6 em chơi. GV hươnùg dẫn cách chơi cho HS.
- GV tổ chức cho HS chơi sau đó cho HS cùng kiểm tra.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. (8’)
Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Tiến hành: 
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng
- GV tổ chức cho HS chơi.
KL: GV nhận xét, tuyên dương các HS tích cực.
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. (7’)
Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Dựa vào hình vẽ trên, yêu cầu HS tìm thêm các ví dụ khác.
KL:Qua những ví dụ trên cho thấy: Khi thay đổi nhiệt độ , các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
* Hoạt động 4: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. (6’)
Mục tiêu: Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Tiến hành: 
- GV cho HS chơi như hoạt động 2.
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Hỗn hợp.
- HS nhắc lại đề.
-HS chơi theo hai đội.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu các ví dụ khác.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 2)
I. . Mục tiêu bài học Giúp HS :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2.
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.
II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 -Thu thập, lập bảng thông tin ( lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
 -.Kĩ năng làm việc hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể dùng:
- Trao đổi nhóm nhỏ.
 IV. Phương tiện dạy học.:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm bài tập 2.
 V.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Khám phá: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
2. Kết nối.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. 
(Kiểm tra 1/3 lớp). (16’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu.
Tiến hành: 
- GV tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Thực hành.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3. (16’)
Mục tiêu: Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được đọc.
Tiến hành: :- Thu thập, lập bảng thông tin ( lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể.
 - Kĩ năng làm việc hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê
Bài 2/173:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV thực hiện như bài tập 2 tiết ôn tập 1.
Bài 3/173:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV phát giấy, bút dạ cho các nhóm.
- GV giao việc cho các nhóm.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
4. Vận dụng: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc học thuộc lòng hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Chuẩn bị bài sau: tiết 3.
- HS nhắc lại đề.
- Kiểm tra đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 
Chính tả 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tie ...  của hai số
- Làm các phép tính với số thập phân; 
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
* BT cần làm: BT phần 1, phần 2 (bài 1, 2)	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị phiếu bài tập phần 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) -Kiểm tra 2 HS.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa các bài tập luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm phần 1. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
Các hàng của số thập phân; cộng, trừ, nhân, chia số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
Tiến hành: 
Phần 1/89: - GV phát phiếu bài tập.
 - Gọi HS nêu kết quả từng bài.
 - GV và HS nhận xét.
 - GV chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập phần 2. (23’)
Mục tiêu: Ôn tập về 4 phép tính với số thập phân, tính diện tích hình tam giác.
Tiến hành: 
Bài 1/90: - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
Bài 2/90: - GV có thể cho HS làm miệng.
Bài 3, 4 /90: Khuyến khích HS khá, giỏi làm thêm nếu còn thời gian
 - GV cho HS làm bài vào vở.
 - Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
 - GV nhận xét.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thật kỹ các dạng toán đã học để chuẩn bị kiểm tra.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc trên phiếu.
- HS nêu kết quả làm việc.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài trên bảng con.
- HS làm miệng.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày nếu còn thời gian.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ tư ngày 
Khoa học : 	 HỖN HỢP
I.Mục tiêu bài học:	Giúp HS biết:
 - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp ( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng . . )
II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 -Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
 - Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
 - Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án thực hiện.
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể dùng:
 - Thực hành.
 - Trò chơi.
IV. Phương tiện dạy học.:
- Hình trang 75 SGK.
- Chuẩn bị đồ dùng cho các nhóm.
V.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
1. Khám phá:
* Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”. (9’)
Mục tiêu: Cách tạo ra một hỗn hợp.
Tiến hành: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- GV cho HS làm việc theo nhóm theo nhiệm vụ SGV/128.
- Gọi đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra một hỗn hợp gia vị ngon.
- Gọi HS phát biểu hỗn hợp là gì?
KL: GV đưa ra kết luận như SGV/129.
2. Kết nối:
* Hoạt động 2: Thảo luận. (9’)
Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
Tiến hành: Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi trong SGK/74.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét.
KL: GV rút ra kết luận SGV/130.
3. Thực hành:
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. (8’)
Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
Tiến hành: Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án thực hiện.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào bảng.
- GV và HS nhận xét.
4. Vận dụng:
* Hoạt động 4: Thực hành “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. (10’)
Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
Tiến hành: 
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu ở SGK/75.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét.
- GV nhận xét tiết học..
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS phát biểu.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
- HS chọn phương án.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ năm ngày 
 Luyện từ và câu	 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 6)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.. 
II.Đồ dùng dạy học:	
	Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a, b, c, d của bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. V(1’)
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. 
(Kiểm tra 1/3 lớp). (17’)
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu.
Tiến hành: 
- GV tiến hành tương tự tiết 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (16’)
Mục tiêu: Oân luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
Tiến hành: 
- Gọi HS đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK/176.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị để kiểm tra CHKI.
- HS nhắc lại đề.
- HS bốc thăm kiểm tra đọc.
- HS đọc bài thơ.
- Trả lời câu hỏi.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Thứ năm ngày . . . /. . . /20
	Tập làm văn	 	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ( đọc )
Thứ sáu ngày 
Toán : HÌNH THANG
I.Mục tiêu:	Giúp HS:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết đựơc một số đặc điểm về hình thang, phân biệt được hình thang và một số hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
* BT cần làm: BT 1,2,4.	* HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại
- Học sinh cẩn thận, kiên nhẫn khi tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 	- Sử dụng bộï đồ dùng dạy học toán 5.
- Mỗi HS chuẩn bị (nếu bộ đồ dùng không có)
+ Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
+ 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- GV nhận xét bài kiểm tra CHKI.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (1’)
* Hoạt động 1: Nhận biết hình thang. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS: Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận biết đựơc một số đặc điểm về hình thang, phân biệt được hình thang và một số hình đã học.
Tiến hành: 
a.Hình thành biểu tượng về hình thang.
- GV cho HS quan sát hình vẽ SGK/91.
- GV cho HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
b.Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặ điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS phát biểu.
- GVchốt lại ghi nhớ như SGK/91 - Gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập. (21’)
Mục tiêu: Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
Tiến hành: 
Bài 1/91: - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS quan sát sau đó có thể trả lời miệng.
 - GV và HS nhận xét.
Bài 2/92: - GV tiến hành tương tự bài tập 1.
Bài 3/92: Khuyến khích HS khá, giỏi làm sau khi làm xong BT2.
- Yêu cầu HS làm việc trong VBT.
Bài 4/92. - GV yêu cầu HS quan sát hình, HS làm miệng.
 - GV h.dẫn HS ph.biểu về ĐN hình thang vuông.
* Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò (4’)
- Thế nào là hình thang?
- Thế nào là hình thang vuông?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Diện tích hình thang.
- HS nhắc lại đề.
- HS quan sát.
- HS quan sát rút ra định nghĩa về hình thang.
- 3 HS nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm miệng.
-Vẽ hình trong VBT.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
-1HS nêu ĐN hình thang vuông
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 18 – Thứ sáu ngày . . . /. . . /20
Môn : Tập làm văn	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ( viết )
Tuần 18 – Thứ ba ngày . . . /. . . /20
Địa lý : Tiết 18	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( Cuối học kỳ I )
Tuần 18 – Thứ ba ngày . . . /. . . /20
Lịch sử : Tiết 18	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( Cuối học kỳ I )
SINH HOẠT LỚP
Ngày dạy: /12/2010.
Mục tiêu: 
Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, ý thức học tập của hs.
Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch ở tuần 18.
Phổ biến kế hoạch tuần 19
Các hoạt động lên lớp:
A) Kiểm tra: Nêu lại những việc đã làm được chưa làm được ở tuần 18.
B) Bài mới::
Kiểm điểm lại tình hình thực hiện nề nếp, học tập của hs trong tuần 18.
Truy bài đầu giờ: tốt.
Xếp hàng ra vào lớp: chưa đều và chưa nghiêm túc, 1 số em còn lộn xộn.
Thể dục đầu giờ: tập đúng, xếp hàng nhanh.
Vệ sinh lớp: sạch sẽ.
Chuyên cần: không vắng.
Đánh giá công tác tuần 18.
Nhìn chung các em có chuẩn bị bài tốt, không khí lớp học khá sôi nổi. Tuy nhiên 1 số hs khi lên lớp vẫn chưa thuộc bài và làm bài.
Kỉ niệm ngày 22/12/2010 khá tốt.
Phổ biến kế hoạch 19.
Tiếp tục duy trì các nề nếp có sẵn.
Hình thành đôi bạn học tập.
Chuẩn bị vở, sách cho HKII.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kế hoạch định kì tuần 19.
Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc